Trang chủChính trịNgoại giaoNga lần đầu tiết lộ lý do rút khỏi Sáng kiến ngũ...

Nga lần đầu tiết lộ lý do rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, nay lại muốn đàm phán khôi phục?

Moscow lần đầu tiết lộ rằng – một phần quan trọng của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen ban đầu chưa bao giờ được thực hiện.

Nga lần đầu tiết lộ lý do rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, nay lại muốn đàm phán khôi phục? (Nguồn: world-grain.com)
Nga lần đầu tiết lộ lý do rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, nay lại muốn đàm phán khôi phục? (Nguồn: world-grain.com)

Sáng kiến ​​ngũ cốc Biển Đen hay Thỏa thuận ngũ cốc lần đầu được thiết lập giữa Nga và Ukraine vào tháng 7/2022 với vai trò trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ, Liên hợp quốc thông qua các cuộc đàm phán. Thỏa thuận được ký sau 5 tháng phong tỏa xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng biển của Ukraine, kéo dài cho đến mùa Hè năm 2023, sau khi Nga chính thức rút với lý do một phần quan trọng của Sáng kiến chưa bao giờ được thực hiện.

Một đột phá ngoại giao

Mục đích thứ nhất của Sáng kiến ​​này là đảm bảo rằng, Ukraine – một trong những nước sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới, có thể tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng phía Nam, qua eo biển Bosphorus, trong bối cảnh xung đột quân sự với Nga vẫn đang diễn ra căng thẳng.

Thực tế khi đó nếu chỉ với các tuyến đường bộ qua Ba Lan và đường thủy qua Romania không thể xử lý được khối lượng xuất khẩu cần thiết, bởi vậy thỏa thuận này trở nên thiết yếu đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu.

Khi đó, Sáng kiến ​ngũ cốc Biển Đen là một trong số ít đột phá ngoại giao kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022, cho phép xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm thương mại và phân bón, bao gồm amoniac, từ ba cảng chính của Ukraine là Odesa, Chornomorsk và Pivdennyi (trước đây là Yuzhny).

Các tàu của Ukraine đã hộ tống tàu chở hàng của nước này qua các hành lang an toàn, tránh các khu vực có mìn, trước khi hướng đến Istanbul. Tại đó, các tàu hàng được các nhóm tuần tra chung gồm các quan chức Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc đồng kiểm tra.

Một thỏa thuận thứ hai đã được ký kết cùng với thỏa thuận này, nhằm mục đích nới lỏng các hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga. Theo quy định, cả hai phần của thỏa thuận đều được xem xét lại sau vài tháng.

Sáng kiến ​​ngũ cốc Biển Đen có hiệu quả không? Thực tế là, bất chấp căng thẳng và cả sự thiếu tin tưởng, khoảng 33 triệu tấn ngũ cốc đã được xuất khẩu từ các cảng của Ukraine.

Số liệu của Vương quốc Anh cho thấy, 61% trong số này được chuyển đến các nước có thu nhập thấp và trung bình, với 65% lượng lúa mì xuất khẩu đến các quốc gia đó.

Chỉ riêng Chương trình Lương thực thế giới đã mua khoảng 750.000 tấn để gửi đến các quốc gia như Somalia, Ethiopia, Sudan và Afghanistan. Các báo cáo cho thấy, nhờ nguồn cung này tăng lên, giá ngũ cốc toàn cầu đã giảm đáng kể từ mức cao 1.360 USD/tấn xuống còn khoảng 800 USD và dần ổn định.

Tuy nhiên, theo tuyên bố từ phía Nga, chưa đến 4% lượng ngũ cốc đến được các quốc gia nghèo nhất. Nhưng nhiều chuyên gia lại đưa ra lập luận – ngay cả việc xuất khẩu ngũ cốc sang các quốc gia giàu có hơn, thỏa thuận ngũ cốc cũng đã giúp giảm giá lương thực trên toàn thế giới.

Nga đơn phương phá vỡ thỏa thuận?

Nga bắt đầu có những dấu hiện tự rút dần khỏi Thỏa thuận ngũ cốc từ tháng 10/2022. Đến tháng 4/2023, ​​lượng thực phẩm xuất khẩu theo Sáng kiến ​​này giảm 29% so với tháng 3 và tháng 5 tiếp tục giảm thêm 66%. Cuối cùng, Nga đã rút hẳn khỏi thỏa thuận, nên về cơ bản Sáng kiến bị coi như sụp đổ.

Theo Moscow, lý do chính đằng sau động thái này là nội dung thứ hai của thỏa thuận – nhằm mục đích nới lỏng xuất khẩu nông sản của Nga, đã không được thực hiện.

Khi rút khỏi Sáng kiến ​​Ngũ cốc Biển Đen, Nga tuyên bố rằng – xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Moscow đã gặp phải những trở ngại nghiêm trọng. Mặc dù những mặt hàng đó không phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây và vẫn tiếp tục được xuất khẩu, nhưng do các lệnh trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của nước này chưa được dỡ bỏ rõ ràng, nên các hạn chế về thanh toán, hậu cần và bảo hiểm đã trở thành rào cản đối với các lô hàng, Reuters đưa tin.

Tại sao Nga lại muốn khôi phục thỏa thuận?

Theo giới phân tích, sự quan tâm mới của Moscow đối với Thỏa thuận này dường như xuất phát từ những cân nhắc về kinh tế và chiến lược. Trong khi Nga tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của mình, nước này cũng muốn tìm kiếm sự đảm bảo rõ ràng hơn rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga sẽ được nới lỏng.

Moscow cũng yêu cầu gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ngân hàng nông nghiệp của mình, nối lại các tuyến thương mại chính và giải tỏa các tài sản liên quan đến xuất khẩu lương thực, thực phẩm.

Ngoài ra, với việc Ukraine tìm ra các tuyến xuất khẩu thay thế thông qua Ba Lan, Romania và các kênh khác, Nga có thể coi thỏa thuận Biển Đen được khôi phục là cách để giành lại đòn bẩy đối với nền kinh tế Ukraine và gây ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán ngừng bắn rộng rãi hơn.

Cập nhật thông tin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên vào ngày 24/3 rằng, bên cạnh các cuộc đàm phán tại Riyadh, Saudi Arabia về khả năng ngừng bắn ở Ukraine, trọng tâm thảo luận Nga-Mỹ là tái khởi động một thỏa thuận quan trọng, nhằm bảo vệ hoạt động vận chuyển thương mại ở Biển Đen.

“Điều này chủ yếu liên quan đến an toàn hàng hải, nhưng nếu bạn nhớ sáng kiến ​​này ở dạng trước đây, thì có rất nhiều nghĩa vụ đối với đất nước chúng tôi đã không được thực hiện trong lần trước”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết. “Do đó, các điều khoản của Thỏa thuận nằm trong chương trình nghị sự lần này”.

Người phát ngôn Điện Kremlin tiết lộ thêm, các phái đoàn Mỹ và Nga ở Riyadh đang thảo luận về “Sáng kiến Biển Đen và mọi khía cạnh liên quan đến việc nối lại sáng kiến này”. Đó là đề xuất của Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đã đồng ý. “Chính vì nhiệm vụ này mà phái đoàn của chúng tôi đã đến Riyadh”, ông Peskov nói thêm.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nga-lan-dau-tiet-lo-ly-do-rut-khoi-sang-kien-ngu-coc-bien-den-nay-lai-muon-dam-phan-khoi-phuc-308729.html

Cùng chủ đề

Tàu cao tốc Thăng Long hoạt động trở lại tuyến TPHCM

TPO - Vào trung tuần tháng 4 tới, tàu cao tốc Thăng Long sẽ vận hành trở lại trên tuyến đường biển TPHCM - Côn Đảo sau hơn 8 tháng tạm dừng. TPO - Vào trung tuần tháng 4 tới, tàu cao tốc Thăng Long sẽ vận hành trở lại trên tuyến đường biển TPHCM - Côn Đảo sau hơn 8 tháng tạm dừng. Ông Vũ Văn Khương, Tổng giám đốc công ty vận tải Cổ...

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Vượt khó, chạy đua tiến độ

Dự án thành phần 1 (DATP1), cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa) dài hơn 30km. Khắc phục những khó khăn của mặt bằng, trên tuyến các nhà thầu đang ngày đêm tăng tốc thi công. ...

Dự kiến chiều mai Bộ đội Việt Nam sang Myanmar cứu trợ khắc phục hậu quả động đất

Theo Phó Tổng tham mưu trưởng, Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, các lực lượng, đơn vị có thể lên đường hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất Myanmar vào ngày mai 30-3. Chiều 29-3, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt...

25% thí sinh nhập học chọn nhóm ngành kinh doanh và quản lý

Nhóm ngành kinh doanh và quản lý liên tục giữ vị trí hàng đầu trong nhiều năm qua về lượng thí sinh trúng tuyển, nhập học đại học. Theo...

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Cây hút tiền’ của Brazil

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Brazil xếp thứ ba toàn cầu về tiềm năng tự nhiên. Nền tảng cộng tác hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản MIPIM World Blog nhận định, quốc gia này có điều kiện thuận lợi để trở thành cường quốc du lịch bền vững.

Thái Lan nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong đống đổ nát do động đất

Ngày 29/3, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chủ trì cuộc họp khẩn nhằm đánh giá tác động và triển khai các giải pháp ứng phó sau trận động đất có độ lớn 7,7 tại Myanmar.

Cơ quan lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn đóng góp cho sự phát triển bền vững của Thành phố

Tối 28/3, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã có buổi gặp gỡ với Trưởng các Cơ quan Lãnh sự tại trụ sở UBND Thành phố.

Nhạc sĩ “Bài ca đất phương Nam” qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như "Bài ca đất phương Nam', 'Cô gái Sài Gòn đi tải đạn' đã qua đời ngày 29/3 ở tuổi 89.

ASEAN ra tuyên bố chung về động đất ở Myanmar, sẵn sàng cùng quốc tế hỗ trợ nhân đạo

Ngày 29/3, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo cho Myanmar sau trận động đất kinh hoàng và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi.

Bài đọc nhiều

Thị trường ổn định, dự báo xu hướng xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2025

Giá tiêu hôm nay 17/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg.

Phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân, tạo đồng thuận trong xã hội và sự ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế.

Trung Quốc tuyên bố quyết đấu đến cùng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, hoặc bất kỳ cuộc chiến nào khác

Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào nêu rõ: “Nếu Mỹ tiếp tục đi theo con đường sai lầm này, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng”, đồng thời cáo buộc Washington “đơn phương và bắt nạt”.

Pháp nói không đụng vào, lý do châu Âu do dự, tiền vẫn “ngoài tầm với”

Đến thời điểm hiện tại, châu Âu vẫn không sử dụng khoản tiền 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga bị đóng băng tại lục địa này để viện trợ cho Ukraine. Nguyên nhân là gì?

Bắc Kinh đang ‘chơi trò’ của ông Trump theo cách của mình

Bắc Kinh đã chọn thách thức thay vì đi theo sự lèo lái của người đứng đầu nước Mỹ. Liệu chiến lược này có khiến nền kinh tế thứ hai thế giới vững vàng hơn trước cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump?

Cùng chuyên mục

Ông Trump để ngỏ khả năng đàm phán thuế quan với từng quốc gia… kèm điều kiện, các nước lần lượt phản ứng?

Ngày 28/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẵn sàng đàm phán các thỏa thuận riêng lẻ với các quốc gia đang tìm cách tránh thuế quan của Mỹ.

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Trượt dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 28/3), giá dầu giảm nhẹ. Giá dầu Brent giảm 40 cent, tương đương 0,5%, xuống mức 73,63 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 56 cent, tương đương 0,8%, xuống mức 69,36 USD/thùng.

Nguồn lực tăng năng suất lao động trong thời đại AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) làm tăng trưởng năng suất bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ, tối ưu hóa quy trình và hỗ trợ ra quyết định, có thể giúp tất cả các lĩnh vực kinh tế phát triển nhảy vọt.

Ukraine phản ứng dự thảo thỏa thuận khoáng sản mới ‘hoàn toàn khác’ với ban đầu, không công nhận các khoản viện trợ quân...

Ngày 28/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng dự thảo thỏa thuận khoáng sản mới do Mỹ đề xuất "hoàn toàn khác" so với khung ban đầu và sẽ cần các luật sư đánh giá thêm.

Việt Nam-Brazil đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa hai nền bóng đá

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva và Đoàn đại biểu cấp cao Brazil tới thăm Việt Nam; nhắc lại ấn tượng sâu sắc...

Mới nhất

Cách phối đồ hack chiều cao dành cho những cô nàng chân ngắn

GĐXH - Nếu không có thế mạnh về chiều cao thì hãy tích cực lăng xê vẻ ngoài dễ thương của mình bằng cách lựa chọn trang phục và phụ kiện. ...

Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025

Chiều 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025. ...

‘Cây hút tiền’ của Brazil

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Brazil xếp thứ ba toàn cầu về tiềm năng tự nhiên. Nền tảng cộng tác hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản MIPIM World Blog nhận định, quốc gia này có điều kiện thuận lợi để trở thành cường quốc du lịch bền vững.

Embraer thúc đẩy các hợp đồng mua bán với các hãng hàng không Việt Nam

(NLĐO)- Chủ tịch Embraer thông báo với Thủ tướng về các hoạt động, trao đổi với các đối tác Việt Nam trong chuyến thăm. ...

Mới nhất