Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGia tăng bệnh sởi ở người lớn, nhiều người biến chứng nặng,...

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn, nhiều người biến chứng nặng, phải lọc máu, can thiệp ECMO

GĐXH – Theo các chuyên gia, hiện nay tại Việt Nam, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Đáng chú ý, đa số các trường hợp mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm nhắc lại.

Ngày 24/3, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vừa qua, các bác sĩ Viện Y học Nhiệt đới của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều ca mắc sởi nhập viện trong tình trạng nặng, có biến chứng nghiêm trọng.

Điển hình là bệnh nhân nam, 51 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, hen phế quản, vào viện với chẩn đoán: Sởi/đái tháo đường type II – tăng huyết áp – hen phế quản. Dù được điều trị, sau 5 ngày, bệnh nhân khó thở tăng dần, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, rung nhĩ rối loạn tim mạch và có nguy cơ biến chứng nặng.

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn, nhiều người biến chứng nặng, phải lọc máu, can thiệp ECMO - Ảnh 1.

Các bác sĩ đánh giá biến chứng viêm phổi ở bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC.

Một trường hợp khác cũng ở Gia Lâm, Hà Nội đang được điều trị tích cực tại viện là bệnh nhân nam, 38 tuổi. Bệnh nhân tiền sử khoẻ mạnh, có hút thuốc nhưng không có bệnh lý phổi. Tình trạng bệnh nhân diễn biến nhanh, chỉ một ngày sau xuất hiện sốt nóng 39 độ, cơ thể phát ban từ mặt lan xuống tay, thân mình. Ho đờm trắng đục đau họng và khó thở tăng dần, suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở máy ôxy khi chuyển tuyến. Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân suy hô hấp cấp mức độ nặng phải hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu và ECMO.

Ngoài 2 trường hợp trên, các bác sĩ tại Viện Y học Nhiệt đới cũng tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân là phụ nữ mang thai mắc sởi. Theo đó, bệnh nhân nữ, 28 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định, mang thai 8 tuần được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao từng cơn, rét run, đau mỏi cơ, có xuất hiện ban đỏ từ mặt lan xuống cổ, ngực, bụng.

Bệnh nhân có ho khan, ngứa họng, đi ngoài phân lỏng nước 4 lần/ngày, không đau bụng. Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt tại nhà, tình trạng không cải thiện. Khi vào viện, người bệnh được chẩn đoán mắc sởi bội nhiễm vi khuẩn, theo dõi viêm phổi, nguy cơ cao ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Không chủ quan với bệnh sởi ở người lớn

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Viện trưởng Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay tại Việt Nam, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, tại Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn, mỗi ngày trung bình 10-20 ca. Các triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não – màng não. Đáng chú ý, đa số các trường hợp này đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng nhưng không tiêm nhắc lại.

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn, nhiều người biến chứng nặng, phải lọc máu, can thiệp ECMO - Ảnh 2.

Một bệnh nhân mắc sởi phải thở máy, lọc máu tại Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC.

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết thêm, sởi là bệnh có hệ số lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, dễ bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. Bởi vậy khi người bệnh được chẩn đoán mắc sởi, người bệnh cần ngay lập tức được cách ly để điều trị, tránh lây cho các trường hợp khác.

Điều đáng nói, nhiều người chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Các ca mắc sởi có biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản,… chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện. Những trường hợp có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn, dễ diễn tiến nặng phải can thiệp máy móc“, PGS.TS Cường cho biết.

Các chuyên gia nhấn mạnh, sởi có thể phòng chống được bằng việc tiêm vaccine. Vaccine sởi là một loại vaccine rất an toàn và hiệu quả, đã được Bộ Y tế khuyến cáo tất cả trẻ em đều cần được tiêm và tiêm nhắc lại. Việc tiêm vaccine đầy đủ không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.

Vaccine sởi có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm cho trẻ từ 9 tháng, sau đó được tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc 2 tuổi. Đối với người lớn, khi hệ miễn dịch giảm thì cũng cần được tiêm nhắc lại. Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng, cần tiêm nhắc lại vaccine sởi-quai bị-rubella (MMR).



Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/gia-tang-benh-soi-o-nguoi-lon-nhieu-nguoi-bien-chung-nang-phai-loc-mau-can-thiep-ecmo-172250324142236843.htm

Cùng chủ đề

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bệnh sởi lây nhanh hơn COVID-19, nhiều trẻ em, người lớn nhập viện trong tình trạng nguy kịch

GĐXH – Theo các chuyên gia, bệnh sởi đang có diễn biến phức tạp. Điều đáng nói, sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ lây còn cao hơn COVID-19. ...

Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi để bảo vệ khi dịch bệnh tấn công

Trước tình hình bệnh sởi đang bùng phát mạnh mẽ tại nhiều địa phương, Bộ Y tế đã có chỉ đạo quan trọng cho phép tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi để bảo vệ khi dịch bệnh tấn côngTrước tình hình bệnh sởi đang bùng phát mạnh mẽ tại nhiều địa phương, Bộ Y tế đã có chỉ đạo quan trọng cho phép...

Nhiều người lớn nhiễm sởi nguy kịch

Biến chứng sởi khó lườngTại Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Con dâu nhờ chăm cháu nhưng tôi đưa ra 3 điều kiện nhưng không được chấp nhận

Tôi đã nhìn thấu rõ ràng, dù tôi có làm theo lời con dâu nói, cô ấy cũng sẽ không biết ơn tôi, chứ đừng nói đến việc đối xử tốt với tôi. ...

5 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa

SKĐS - Tiêu thụ thực phẩm tốt sẽ giúp tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là năm loại thực phẩm thân thiện với đường ruột nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày… ...

10 thực phẩm rẻ tiền bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng

GĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận. ...

Bài đọc nhiều

Rau quả cung cấp nước cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn dưa leo, cà chua, ớt chuông, rau chân vịt phòng tránh mất nước trong những ngày nắng. Thời tiết nóng khiến cơ thể mất nước. Theo Trung tâm Ung thư Toàn diện Đại học Bang Ohio (Mỹ), mất nước dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Người bệnh mất nước nghiêm trọng dễ nhiễm toan tiểu đường (nhiều axit trong máu), đe dọa tính mạng. Ngoài nước uống, các loại thực phẩm dưới...

3 triệu chứng cảnh báo gan nhiễm mỡ ở phụ nữ

Gan nhiễm mỡ có thể chuyển biến thành xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu nắm được các triệu chứng và đi thăm khám sớm thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City chính thức khai trương

Bệnh viện thứ 8 của Vinmec ở phía Tây Hà Nội có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, quy mô gần 60.000 m2, quy tụ nhiều bác sỹ y khoa giỏi. Ngày 21/10, Tập đoàn Vingroup đã khai trương và đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội), với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ...

Những khoảnh khắc hẹn hò của Hoa hậu H”Hen Niê và chồng sắp cưới

Nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi gây chú ý khi tiết lộ những khoảnh khắc chưa từng công bố bên Hoa hậu H"Hen Niê trong 7 năm yêu.

Cùng chuyên mục

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh, bác sĩ cảnh báo điều ai cũng cần biết

Bệnh zona thần kinh tương đối lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ông N.V.P., 68 tuổi, trú tại xã...

Xuất hiện vi rút lạ gây ho ra máu ở Nga

Một loại vi rút chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh nhân ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính. Ban đầu, những người mắc vi rút lạ này sẽ cảm thấy mệt mỏi...

Mới nhất

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Mới nhất