Trang chủNewsThời sựQuyết định lịch sử cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quyết định lịch sử cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tinh gọn bộ máy là công việc thường xuyên, có tính quy luật để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Trên cơ sở quán triệt, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị, Báo Đại Đoàn Kết đã tìm về cơ sở gặp những người trong cuộc, trao đổi với các chuyên gia về nội dung quan trọng này.

ct1(2).png
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho đại diện lãnh đạo 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương, ngày 30/12/2024. Ảnh: TTXVN.

Từ chủ trương cho đến thực tiễn đối với việc sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một sự đồng lòng, thống nhất. Mái nhà chung Mặt trận ngày càng ấm áp và rộng mở. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng trở nên khăng khít, vững bền, từ đó góp phần củng cố nền tảng vững chắc để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.

Một cá nhân tham gia nhiều tổ chức

Trong những năm qua, công tác phối hợp thống nhất hành động giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cho thấy các chương trình hành động, các cuộc vận động, phong trào thi đua được triển khai đa dạng, hiệu quả, góp phần giữ vững, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành khảo sát tại cơ sở cho thấy, việc một người cùng lúc tham gia nhiều tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội khá phổ biến và điều này vô hình trung tạo ra sự chồng chéo, trùng lặp trong thực hiện một số nhiệm vụ chính trị.

Bà Trần Thị Huyền ở xóm 4 (thôn Bái Dương, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) cho biết, ở gia đình bà, cả 3 thế hệ đều tham gia các chi hội đoàn thể ở cơ sở, tùy vào giới tính, độ tuổi, công việc sẽ tham gia những tổ chức khác nhau. Như bản thân bà đang vừa là hội viên Hội Phụ nữ vừa là hội viên Hội Nông dân, chồng bà cũng là hội viên Hội Nông dân. Hầu hết những người khác trong xóm, thôn cũng tương tự như vậy. Có người vừa là hội viên Hội Cựu chiến binh, vừa là hội viên Hội Nông dân, vừa là hội viên Hội Người cao tuổi, có những thanh niên trẻ vừa tham gia các tổ chức ở nơi cư trú vừa tham gia tổ chức Công đoàn ở doanh nghiệp nơi làm việc.

Theo bà Huyền, việc có các tổ chức hội đoàn và được tham gia sinh hoạt trong các hội đoàn là điều rất tốt, giúp mọi người có nơi, có diễn đàn để gặp gỡ, trao đổi, được tiếp cận thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, được bày tỏ ý kiến. Ngoài ra, đây cũng là nơi mọi người được chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống. Bất cập ở chỗ, theo bà Huyền nhận thấy các sinh hoạt của các tổ chức cũng thường có nội dung giống nhau, trùng lặp, đi họp Hội Phụ nữ cũng bàn việc phát triển sản xuất, giữ gìn vệ sinh môi trường, đi họp Hội Nông dân cũng bàn những việc tương tự.

“Tôi là hội viên Hội Phụ nữ nhưng cũng là hội viên Hội Nông dân, tôi hiểu rất rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình là phải tích cực lao động, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, cùng chồng nuôi dạy con, cháu. Ngoài ra phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp công sức để cùng xóm giềng xây dựng, phát triển xóm, làng của mình sao cho ngày càng ấm no, bình yên, văn minh, sạch đẹp”- bà Huyền phân tích thêm.

Ông Nguyễn Trọng Bàn ở khối phố Hợp Tiến (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) cũng cho hay, ông vừa là hội viên của Hội Cựu chiến binh, vừa là thành viên của Hội Người cao tuổi. Quá trình làm hội viên của 2 tổ chức thành viên của Mặt trận, ông nhận thấy các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai, tuyên truyền hiệu quả, có trọng tâm, phù hợp với đặc thù của từng tổ chức. Tuy nhiên, có một số nội dung vẫn trùng lặp, ví dụ như một số phong trào thi đua có tên gọi khác nhau nhưng bản chất giống nhau như việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

Bà Lê Thị Nhiệm, thôn Cự Thần (xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) cho biết bà là hội viên của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh – đều là những tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. “Có những công việc chúng tôi đều được quán triệt một nội dung như nhau, điều đó dẫn đến tình trạng một người phải tham gia nhiều cuộc họp. Bản thân tôi tham gia đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa ở Hội Phụ nữ nhưng tôi cũng là hội viên Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và đều được đưa vào số liệu báo cáo. Điều đó dẫn đến tình trạng làm hình thức, không mang lại hiệu quả lâu dài” – bà Nhiệm chia sẻ.

Chính vì vậy, khi biết chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, bà Huyền, ông Bàn, bà Nhiệm đều thể hiện sự đồng tình, ủng hộ. Theo bà Nhiệm, khi sắp xếp lại, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ là đầu mối điều phối hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng. Việc này không chỉ giảm bớt các đầu mối và tính hình thức trong hoạt động của từng tổ chức mà còn góp phần tiết kiệm được nguồn ngân sách đáng kể. “Đây là chủ trương lớn của Đảng và tôi đặt hoàn toàn niềm tin vào quyết tâm chính trị này. Khi hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh thì việc sáp nhập chắc chắn sẽ mang lại quyền lợi cho người dân, đặc biệt là những hội viên như tôi” – bà Nhiệm khẳng định.

anh chinh t4
Đại biểu đại diện các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 là hình ảnh tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Quang Vinh.

Sắp xếp lại, người dân được hưởng lợi

Trong quá trình khảo sát tại gần 30 tỉnh, thành phố, chúng tôi thấy rằng, việc tham gia là hội viên của các tổ chức chính trị – xã hội là việc tự nguyện của mỗi cá nhân. Có rất nhiều người cùng một lúc tham gia từ 2 tổ chức trở lên, thậm chí có những người là hội viên, đoàn viên của 4 tổ chức. Việc một cá nhân tham gia cùng một lúc nhiều tổ chức chính trị – xã hội sẽ giúp việc tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhanh và đa dạng hơn. Việc tham gia nhiều tổ chức chính trị – xã hội không chỉ giúp mở rộng mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân còn được đóng góp ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Đặc biệt, mỗi hội viên còn được các tổ chức này bảo vệ quyền lợi chính đáng khi gặp khó khăn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc tham gia nhiều tổ chức chính trị – xã hội cũng có bất cập khi đòi hỏi cá nhân người đó phải dành thời gian và công sức cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Điều này có thể dẫn tới giảm hiệu quả trong các công việc cá nhân, thậm chí còn ảnh hưởng tới kết quả công việc của mỗi tổ chức. Điều này, không phải cơ sở không nhận ra mà có những nơi chưa có điều kiện, cơ chế để thực hiện.

Năm 2019, ông Trần Nhật Tân – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, khi đó giữ cương vị là Bí thư Huyện ủy Thạch Hà đã cùng Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Hà thực hiện Nghị quyết 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các văn bản chỉ đạo của tỉnh, giao Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thạch Hà xây dựng Đề án thành lập Cơ quan Khối dân huyện Thạch Hà gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên.

Ông Trần Danh Vinh – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thạch Hà cho biết, Đề án Thành lập Cơ quan Khối dân huyện Thạch Hà vướng mắc về cơ chế hoạt động, không thể vận hành được nên năm 2023 Mặt trận Tổ quốc huyện đề xuất chấm dứt thực hiện Đề án.

Từ thực tiễn của huyện Thạch Hà, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Trần Danh Vinh cho biết, việc sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tạo được sự đồng nhất. Vì Mặt trận Tổ quốc là nơi tập hợp mọi giai tầng trong xã hội, là “ngôi nhà chung” của các tổ chức thành viên. Cũng theo ông Trần Danh Vinh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phối hợp hoạt động như hiện nay sẽ chồng chéo vì cùng một việc nhưng ai cũng tham gia được, ai cũng báo cáo được thì sẽ không rõ người, không rõ việc. Đơn cử như tuyên truyền vận động là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội giữ vai trò nòng cốt nhưng ỷ lại cho nhau nên khó xác định chủ thể, khó gắn trách nhiệm cụ thể.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Tiến Dĩnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, thực hiện được chủ trương này sẽ tạo ra sự thống nhất và sức mạnh của cả đội ngũ trong thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều này cũng tăng cường sự liên kết, hỗ trợ phối hợp lẫn nhau giữa các tổ chức và người dân sẽ được hưởng lợi rất lớn. Tinh gọn được bộ máy sẽ giảm được chi phí hành chính, khi đó Nhà nước có được ngân sách để phục vụ cho công tác an sinh xã hội như giảm học phí, đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, an sinh xã hội.

Điều này cũng làm giảm sự chồng chéo lẫn nhau tạo sự thống nhất chung trong tổ chức hoạt động của từng tổ chức. “Đơn cử như khi Mặt trận phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ, mỗi tổ chức cùng hưởng ứng thực hiện. Với một cán bộ công chức ngoài đóng góp ở khu dân cư còn đóng góp ở cơ quan, rồi từng tổ chức đoàn thể cũng vận động kêu gọi khiến người dân cũng băn khoăn vì cùng một khoản mà đóng góp vài ba lần” – ông Dĩnh chia sẻ.

Cho nên, theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, sắp xếp lại các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng một phong trào, một đối tượng thì Mặt trận với vai trò điều phối đứng ra tổ chức phát động chung sẽ giảm gánh nặng cho người dân.

anh them
Các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029, tháng 10/2024. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết định lịch sử cho kỷ nguyên mới

Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và các kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức còn trùng lặp, chồng chéo… rất cần sắp xếp lại, tinh gọn lại, hướng đến hoạt động hiệu quả hơn.

Từ Kết luận 126-KL/TW ngày 14/2/2025 cho đến Kết luận 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu định hướng, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sắp xếp lại các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay).

TS Trần Anh Tuấn – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam cho rằng, việc sắp xếp đưa các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không những đầy đủ về cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, mà còn đáp ứng xu thế của thời đại, phù hợp với quy luật, là tất yếu khách quan trong cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy hiện nay.

Đây là quyết định lịch sử cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và đây cũng là thời điểm vàng để thực hiện quyết tâm chính trị này. Theo ông Đỗ Văn Chiến – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là căn cứ để khi sắp xếp, tinh gọn các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ sẽ đồng bộ từ Trung ương đến tỉnh, đến xã.

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Công văn nêu rõ yêu cầu Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các địa phương, cơ quan, đơn vị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025; tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án và gửi tài liệu báo cáo Ban Chấp hành Trung ương trước ngày 1/4/2025. Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, việc sắp xếp các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải hoàn thành trước ngày 15/7/2025.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến khẳng định, với tinh thần đoàn kết, đồng thuận, quyết tâm chính trị cao, quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết 18, trong thời gian tới, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương sẽ đề cao trách nhiệm hơn nữa, chia sẻ, đoàn kết lãnh đạo đảng bộ hoàn thành nhiệm vụ chính trị, trong đó đảm bảo việc triển khai Đề án sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp xã) theo đúng tiến độ và yêu cầu mà Bộ Chính trị đã đề ra.

Giã từ tư duy “hội trong hội”, tránh sinh ra thêm các “tổ chức trung gian”

ong Tuan

TS Trần Anh Tuấn – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam cho rằng, trong điều kiện tinh gọn tổ chức bộ máy hiện nay, cần “giã từ” tư duy về “hội trong hội”. Khi đã đưa về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì cần tránh sinh ra thêm các “tổ chức trung gian” vừa gây lãng phí, vừa thêm nhiều khâu quy trình, thủ tục khi triển khai các hoạt động vận động quần chúng, tham gia tư vấn, phản biện, giám sát, nghiên cứu khoa học… Thực tế cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có các cơ quan tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc chỉ đạo đối với các hội này. Cho nên, không nên có hoặc không thành lập thêm Liên minh, Liên hiệp của các hội khi đưa về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã là “mái nhà chung” của các tổ chức đó, không nên có thêm các “mái nhà nhỏ” khác.

Rõ đầu việc, rõ trách nhiệm

ba huong

Theo bà Bùi Thị Thanh – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, việc sắp xếp lại các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một trong những nội dung hết sức quan trọng. Đây là chủ trương lớn của Đảng và được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao. Đồng thời việc sắp xếp phù hợp với cơ cấu tổ chức của Đảng theo mô hình mới và cũng đảm bảo đúng theo Hiến pháp hiến định về Mặt trận. Như vậy, việc sắp xếp lại sẽ khắc phục được sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ. Nhiều hội có tính chất tương đồng trong công việc, việc các Hội làm cùng làm một việc là không tránh khỏi, trong khi đó, có những việc lại không có tổ chức nào quan tâm. Trong nhiều trường hợp các kết quả thiếu tính sát thực do một việc nhiều Hội cùng báo cáo. Do đó, sắp xếp lại sẽ phát huy được sức mạnh của Mặt trận trong tập hợp, chủ trì, hiệp thương, kết nối các thành viên. Sắp xếp lại sẽ rõ đầu việc, rõ trách nhiệm hơn từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.

Sắp xếp hợp lý, bảo đảm tính kế thừa, khả năng đáp ứng nhiệm vụ

ba Huong

Bà Nguyễn Lan Hương – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội cho rằng, việc sắp xếp lại các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bước tiến mới, một hoạt động chưa có tiền lệ, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của cán bộ Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Mặt trận và các đoàn thể phải nghiên cứu, nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan về vai trò, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động của tổ chức mình, những ưu, nhược điểm, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong thời gian qua. Bên cạnh đó, đánh giá những yêu cầu của thời đại mới, lắng nghe ý kiến của người trong cuộc, ý kiến của nhân dân để sắp xếp một cách hợp lý, bảo đảm tính kế thừa, khả năng đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Tôi tin rằng, với truyền thống đoàn kết, sự tâm huyết, trách nhiệm, cán bộ hệ thống Mặt trận và các đoàn thể sẽ làm tốt nhiệm vụ được Trung ương giao phó.

Nguyễn Phượng – Tiến Đạt (ghi)



Nguồn: https://daidoanket.vn/quyet-dinh-lich-su-cho-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-10302106.html

Cùng chủ đề

Tuyên truyền, tạo sự đồng thuận với chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 28/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức hội nghị tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương và các Chương trình hành động của Thành ủy Huế. Tại...

Tiên phong trong tuyên truyền và tinh gọn bộ máy

(CLO) Tại buổi làm việc với 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đánh giá cao vai trò tiên phong của các cơ quan...

Kiện toàn Hội đồng Thi đua

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 25/3/2025 kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng.  Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Quyết định lịch sử cho kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh gọn bộ máy là công việc thường xuyên, có tính quy luật để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Cùng với việc sắp xếp, hợp nhất nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương, thì việc sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc Ủy ban Trung ương...

Thi đua cao điểm 90 ngày hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 6/2025, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh phối hợp tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ cho 1.316 hộ gia đình xây dựng, sửa chữa nhà ở. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025

Chiều 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025. ...

Trao 20 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở

Chiều ngày 29/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp cùng Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ô Môn tổ chức lễ bàn giao 20 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn quận Ô Môn và huyện Thới Lai. ...

Từ 16/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần

Dụ kiến, từ 16/7 đến 17h ngày 28/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Ngày 29/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, theo dự thảo hướng...

Hàng nghìn du khách trải nghiệm tour du lịch đêm Đền Hùng

Bắt đầu từ đêm 28/3, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức tour du lịch đêm Đền Hùng với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội”. Đây là một trong những hoạt động của Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2025. ...

Bài đọc nhiều

8 vị trí cung ứng hơn 5 triệu m3 đất đắp cao tốc và vành đai qua Đồng Nai

Tới nay, Đồng Nai đã cho phép khai thác đất đắp tại 8 vị trí để phục vụ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và vành đai 3 TP.HCM. Những vị trí này cơ bản đều gần điểm thi công của các nhà thầu để thuận lợi vận chuyển. ...

Khởi công tuyến metro số 2 TPHCM vào cuối năm 2025

TPHCM dự kiến hoàn tất duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, chọn nhà thầu để khởi công dự án metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) trong tháng 12/2025. Nội dung được đề cập trong báo cáo của Sở Giao thông Công chánh (GTCC) vừa trình UBND TPHCM xem xét ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát...

Trải nghiệm Internet của Starlink tại Việt Nam

Internet vệ tinh Starlink của SpaceX, công ty do Elon Musk sáng lập, cho tốc độ tải về 200 Mbps, nhưng chưa thể sử dụng chính thức tại Việt Nam. Hồi tháng 9, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện SpaceX cho biết muốn mở rộng đầu tư và cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam, giúp triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng tại những "vùng lõm" về sóng trong nước. Một số bộ thiết bị cũng...

69 người tham gia Ủy ban Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội khóa VIII

Với số tín nhiệm cao, Đại hội đã hiệp thương cử ra 69 người tham gia Ủy ban Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội khóa VIII, nhiệm kỳ 2024-2029. Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Nguyễn Đức Tiến tái cử chức danh Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội khóa VIII, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội cũng hiệp thương cử đoàn đại biểu TP Hà Nội tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội...

Đề xuất cấm mạng xã hội yêu cầu cung cấp ảnh căn cước công dân

Tại Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Công an đề xuất tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ mạng xã hội không được yêu cầu chụp ảnh căn cước công dân làm yếu tố xác thực tài khoản. Bộ Công an vừa đưa ra dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân với nhiều đề xuất quan trọng.  Đáng chú ý, tại Điều 31 của dự thảo quy định mạng xã hội, dịch vụ truyền...

Cùng chuyên mục

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng, phương tiện sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

(NLĐO)- Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng, phương tiện sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất. Dự kiến, đoàn có thể sẽ xuất phát vào chiều 30-3. ...

Báo Tiền Phong khởi công xây dựng 10 căn nhà tặng cựu thanh niên xung phong và hộ nghèo

(CLO) Chiều 29/3, nằm trong chuỗi hoạt động Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), Ban tổ chức đã thực hiện Lễ khởi công xây dựng 10 căn nhà nhân ái tặng cựu thanh niên...

Dứt khoát phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

(NLĐO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dứt khoát tới tháng 12-2025 phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Đất Mũi (Cà Mau) ...

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Vượt khó, chạy đua tiến độ

Dự án thành phần 1 (DATP1), cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa) dài hơn 30km. Khắc phục những khó khăn của mặt bằng, trên tuyến các nhà thầu đang ngày đêm tăng tốc thi công. ...

Mới nhất

Quân đội Sudan mở rộng quyền kiểm soát vùng thủ đô, Đại sứ quán Mỹ tại Syria cảnh báo nguy cơ tấn công gia...

Ngày 29/3, quân đội Sudan cho biết đã kiểm soát một khu chợ lớn tại thành phố Omdurman - thành phố kết nghĩa với Khartoum, nơi trước đây từng được Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) bán quân sự sử dụng làm căn cứ phát động tấn công trong cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài 2 năm qua.

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn...

Khoảnh khắc định mệnh thay đổi cuộc đời nhạc trưởng Đồng Quang Vinh

Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh phát hiện đam mê với âm nhạc là vào năm 12 tuổi, khi có cơ hội biểu diễn trên sân khấu Narita tại Nhật Bản và được các cụ già cúi người xuống để chào. Tuổi thơ gắn liền với âm nhạc Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh sinh ra trong một gia đình có truyền thống...

Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng, phương tiện sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

(NLĐO)- Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng, phương tiện sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất. Dự kiến, đoàn có thể sẽ xuất...

Mới nhất