Trang chủNewsThời sựHà Nội phát triển bứt phá, hiện thực mục tiêu xây dựng...

Hà Nội phát triển bứt phá, hiện thực mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, hiện đại

Kinhtedothi – Những năm qua, diện mạo đô thị, nông thôn của Thủ đô Hà Nội thay đổi mạnh mẽ, từng bước xây dựng đô thị thông minh, hiện đại…

Diện mạo đô thị, nông thôn thay đổi mạnh mẽ

Theo nhận định của UBND TP Hà Nội, những năm qua, diện mạo đô thị, nông thôn của Thủ đô Hà Nội thay đổi mạnh mẽ, từng bước xây dựng đô thị thông minh, hiện đại.

Nhà tập thể cũ ở phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân). Ảnh: Thái San
Nhà tập thể cũ ở phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân). Ảnh: Thái San

 

“Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là một nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội. 

Quá trình phát triển hệ thống đô thị của Thủ đô Hà Nội không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của Thủ đô, mà còn cả với vùng, tạo điều kiện để TP hội nhập quốc tế và phát triển ngang tầm Thủ đô của các nước phát triển trong khu vực.

Triển khai Luật Thủ đô 2024 trên thực tế, với những thuận lợi căn bản trong phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh mang tính dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà.

Ngoài ra, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu như sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: “Đảng bộ Hà Nội phải làm gương mẫu cho các đảng bộ khác”.  

95 năm trôi qua, kể từ khi được thành lập, Đảng bộ TP Hà Nội đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam anh hùng; là niềm tin và hy vọng của Nhân dân cả nước và là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, TP vì hòa bình… từng bước nâng cao vị thế, tầm vóc của Thủ đô “Ngàn năm văn hiến và anh hùng”, xây dựng Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến – văn minh – hiện đại, TP kết nối toàn cầu” – PGS.TS Nguyễn Danh Tiên – Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Trong thời kỳ khôi phục và cải tạo (1954-1960), Hà Nội đã đưa vào sử dụng mới 6 công trình phục vụ công cộng, sinh hoạt, 8 công trình văn hoá, giáo dục. Đến thời kỳ kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965), Hà Nội tiếp tục hoàn thành và đưa vào sử dụng 30 công trình phục vụ sinh hoạt và công cộng, 3 công trình phục vụ nghiên cứu khoa học, 31 công trình phục vụ văn hoá, giáo dục và 15 công trình y tế. Nếu như trong suốt 14 năm từ 1940-1954, Hà Nội chỉ có thêm 4600 m2 nhà xây dựng mới, thì bình quân mỗi năm giai đoạn sau này, đã có thêm trên 1 vạn m2 nhà được xây dựng.

Từ năm 1960, nhiều khu tập thể cho người lao động được xây dựng: Kim Liên; Giảng Võ; Thành Công… Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội đã khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn (năm 1955), tuyến Hà Nội- Lào Cai (năm 1956), tuyến đường sắt phía Nam (năm 1957) và mở tuyến ca nô hành khách Hà Nội – Thái Bình. Cũng trong thời gian này, trên địa bàn Hà Nội, hàng trăm km đường đất cũ được rải đá, 17 km đường được trải nhựa, 7 km đường nhựa được làm mới hoàn toàn.

Từ năm 1965-1975, Hà Nội đã hoàn thành đ­ưa vào sử dụng 320 công trình phục vụ sản xuất, 58 công trình phúc lợi, 36 công trình văn hoá, giáo dục. Trong năm 1975, đã xây dựng 64.000m2 nhà ở, hoàn thành 26 khu nhà cao tầng. Giai đoạn 1981-1985, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng đạt kết quả bước đầu nhất là trong lĩnh vực nhà ở, giao thông và chiếu sáng đô thị (trừ hai năm 1978-1979).

Năm 1985, là năm diện tích nhà ở hoàn thành đạt mức cao nhất (15,5 vạn m2). Các khu nhà cao tầng Thanh Xuân, Kim Giang, Đại học Bách Khoa, tập thể Quỳnh Lôi đã được xây dựng, tuy chưa phải là những khu đô thị mang dáng dấp hiện đại  ngày nay, song cũng đã đáp ứng đáng kể nhu cầu sinh hoạt của người dân. 

Thời kỳ này, nhiều công trình lớn được hoàn thành đưa vào sử dụng như: Cầu Thăng Long, Cầu Đuống, Cầu Chương Dương, Cảng Phà Đen, Đường 6 (đoạn Hà Nội – Hà Đông), Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Nhi Việt Nam – Thuỵ Điển, Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt – Xô (nay là Cung Văn hoá Hữu Nghị). Đồng thời, Thành phố đã có chủ trương cải tạo lại mang lưới hạ thế và cấp nước trong nội thành, đã xây dựng quy hoạch phát triển đô thị – giao thông nội đô thống nhất.

Sau năm 1986, công tác phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở trong quy hoạch, nhà chung cư cao tầng có tiến bộ vượt bậc. Giai đoạn 2001-2005: Thành phố đã xây dựng 4,8 triệu m2 nhà ở, bằng toàn bộ diện tích nhà ở được đưa vào sử dụng trong suốt thời kỳ 1955-1995. Diện tích nhà ở theo dự án quy hoạch, nhà ở cao tầng hiện đại và quỹ nhà phục vụ công tác di dân chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Các dịch vụ cộng công thiết yếu như điện, nước, được tăng cường và mở rộng đáng kể, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt hơn tới người dân. Hệ thống bưu chính, viễn thông được nâng cấp, đạt tiêu chuẩn tiên tiến.

Hà Nội đã hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt số 3, đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đoạn đi ngầm từ Cầu Giấy đến Ga Hà Nội. Ảnh: Thái San
Hà Nội đã hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và tuyến đường sắt số 3, đoạn trên cao Nhổn – Cầu Giấy, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đoạn đi ngầm từ Cầu Giấy đến Ga Hà Nội. Ảnh: Thái San

Cùng với đó, Hà Nội thực hiện 3 lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn. Bước đầu phát triển mạng lưới giao thông công cộng, quy hoạch đường vành đai, cầu vượt và hệ thống xe buýt; nhà ở, nhà chung cư cao tầng được chú trọng phát triển (Cầu Giấy; Thanh Xuân; Khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra Hà Nội; Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính; Khu đô thị Mỹ Đình…).

Giai đoạn từ 2008 đến nay, công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông có chuyển biến tích cực. Không gian đô thị được mở rộng, diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn; khang trang, văn minh, hiện đại hơn, hình thành nhiều khu đô thị mới văn minh, hiện đại như: Vinhomes River Side, Vin City Ocean Park, Vin City Sportia, Garmuda, Royal City, Times City…

Đầu tư xây 18 cầu vượt sông Hồng, nhiều dự án, công trình giao thông

Nhiều dự án, công trình giao thông được triển khai, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Thành phố đã hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và tuyến đường sắt số 3, đoạn trên cao Nhổn – Cầu Giấy, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đoạn đi ngầm từ Cầu Giấy đến Ga Hà Nội.

Cùng với việc cơ bản khép kín đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3, Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đang quyết liệt triển khai dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô… Khi tuyến đường được đưa vào khai thác sẽ mở ra không gian, tạo thêm động lực phát triển cho cả vùng đồng bằng sông Hồng.

Dự án đường Vành đai 5 được quy hoạch đi qua Hà Nội và 7 tỉnh liền kề: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang; Hải Dương; Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình. Sau khi hoàn thành sẽ mở rộng gấp đôi tầm ảnh hưởng của Thủ đô Hà Nội với vùng Bắc Bộ cũng như cả nước.

Hiện nay, Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng 18 cầu vượt sông Hồng. Trong ảnh: Phối cảnh cầu Tứ Liên đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt
Hiện nay, Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng 18 cầu vượt sông Hồng. Trong ảnh: Phối cảnh cầu Tứ Liên đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt

Hiện nay, Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng 18 cầu vượt sông Hồng (đã đầu tư xây dựng 8 cầu và cải tạo cầu Long Biên; tiếp tục xây dựng mới 9 cầu. Hiện nay đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc), HĐND TP đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 3 cầu gồm: cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi) với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, Hà Nội điều chỉnh, bổ sung danh mục 35 công trình, dự án thu hồi đất năm 2025 trên địa bàn. Trong đó, có nhiều dự án khu đô thị lớn như: Khu Đô thị G29, huyện Đông Anh, quy mô 218,44 ha; Khu đô thị G4, huyện Đông Anh, 169,43 ha; Khu đô thị mới cao cấp Mê Linh, 189,6ha; Khu đô thị Viên Sơn mới, thị xã Sơn Tây, 125 ha…

Huy động tối đa mọi nguồn lực, đa dạng hóa phương thức đầu tư, xác định cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị, dự kiến tổng chiều dài 550km, nhằm đẩy mạnh đột phá về kết cấu hạ tầng. Công tác chỉnh trang, cải tạo đô thị được duy trì thường xuyên, hình thành văn minh đô thị, trong đó đã có một số tuyến phố kiểu mẫu; cải tạo, xây mới nhiều vườn hoa, công viên; trồng cây xanh đồng bộ với hạ ngầm hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc.

Quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường

Theo nhận định của UBND TP Hà Nội, một trong những điểm nhấn, đó là diện mạo nông thôn đổi thay tích cực theo hướng văn minh, hiện đại. Xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đạt kết quả tích cực. Đến nay, đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; 188/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (49,2%), 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu – đạt Kế hoạch năm 2024.

Bên cạnh đó, Hà Nội đang quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường với tinh thần triệt để, thực chất, toàn diện nhằm giải quyết căn bản ô nhiễm môi trường. Trong đó, tập trung thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải bằng công nghệ hiện đại, tuần hoàn, thân thiện với môi trường; xóa bỏ tình trạng ngập, úng cục bộ; làm sống lại các dòng sông, khai thác tiềm năng lợi thế không gian mặt nước của hệ thống sông, ao hồ… hướng đến xây dựng nền kinh tế phát thải thấp, sử dụng năng lượng sạch,…

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội đã vững vàng vượt qua bao gian lao, thử thách, đạt được nhiều thành tựu to lớn, xứng đáng với vị trí, vai trò của Thủ đô, là “Trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế”. Viết tiếp trang sử hào hùng, ghi dấu son trên bản đồ thủ đô các nước trên thế giới – đó chính là những tiền đề vững chắc để Hà Nội phát triển bứt phá, trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, cùng cả nước tiến mạnh vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

 

Hà Nội đi đầu cả nước trong thực hiện công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Theo nhận định của UBND TP Hà Nội, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân luôn được Thành phố chú trọng, quan tâm. Thời điểm sau mở rộng, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người của Hà Nội là 28,1 triệu đồng/người. Năm 2010 tăng lên 37,1 triệu đồng; năm 2013 tăng lên đến 63,3 triệu đồng; năm 2024 đạt 163,5 triệu đồng/người. Hà Nội đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện quyết liệt, đồng bộ các chính sách, biện pháp an sinh xã hội.

Các chính sách của Nhà nước đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện đúng, đủ và kịp thời. Hà Nội ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng có của Hà Nội về phúc lợi xã hội; chuẩn nghèo của Hà Nội luôn cao hơn chuẩn chung của cả nước. Hoàn thành xây dựng 10.000 nhà ở cho người có công, hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa 7.565 nhà ở cho hộ nghèo.

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; so với năm 2019, năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của Thủ đô giảm từ 0,21% xuống 0,031%; tỷ lệ thất nghiệp chung giảm từ 2,11% xuống 1,89%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ 88,3% lên  95,25%. Hà Nội là địa phương có Chỉ số phát triển con người cao nhất cả nước theo thước đo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, phản ánh trên 3 phương diện: sức khỏe, tri thức và thu nhập.

Đến nay, Hà Nội có 19/30 quận, huyện không còn hộ nghèo, trong đó có 5 quận không còn hộ cận nghèo. Công tác dân tộc được quan tâm, kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số phát triển đồng bộ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt; từ năm 2018 không còn xã, thôn trong diện đặc biệt khó khăn.

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-phat-trien-but-pha-hien-thuc-muc-tieu-xay-dung-do-thi-thong-minh-hien-dai.html

Cùng chủ đề

Hà Nội thí điểm cơ chế “làn xanh”, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%

Kinhtedothi - Ngày 28/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 292-KH/TU ngày 20/01/2025 của Thành ủy về việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo kết luận chỉ đạo của Tổng...

Đề xuất loạt giải pháp thông dòng vốn “xanh hóa” xe buýt

Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Hà Nội, hiện cơ chế chính sách về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn chưa thực sự hấp dẫn các đơn vị vận tải ...

Giao đất cho 3 quận, huyện Đông Anh, Thanh Trì, Long Biên thực hiện dự án

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành 5 Quyết định giao đất tại các quận, huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Long Biên để thực hiện các dự án. Ngày 27/3, UBND TP ban hành các Quyết định: Số 1752/QĐ-UBND về việc giao đất tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất tại điểm X5 thôn Bắc;...

Thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội

Kinhtedothi - Ngày 27/3, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1763/QĐ-UBND về việc tổ chức lại và đổi tên Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội thành Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội thuộc Sở Tài chính Hà Nội. Theo Quyết định, tổ chức lại và đổi tên Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội thành Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp...

bổ sung dự án hạ ngầm điện lực kết hợp cải tạo vỉa hè

Kinhtedothi - Ngày 27/3, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1769/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 20/4/2023 của UBND TP về hạ ngầm đường dây, cáp viễn thông, điện lực tại các tuyến phố trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, về kế hoạch, bên cạnh 4 quận nội đô lịch sử (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng), TP bổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê và sản phẩm OCOP

Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sáng 9/3, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP - một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 - đã chính thức khai mạc. Tham dự...

Hành trình của Tết yêu thương

Tết Nguyên đán không chỉ là những ngày đặc biệt trong năm của cả dân tộc mà còn là dịp đặc biệt của những người làm công tác Mặt trận. Bởi đó là một trong những dịp mà tình yêu thương, sự sẻ chia thể hiện rõ nét. ...

Cháy cửa hàng bánh mì ở Hà Nội, cảnh sát dùng thang cứu 3 người mắc kẹt

Sáng 5/12, Công an TP Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa kịp thời dập tắt đám cháy nhà, cứu 3 người thoát nạn.Lúc 19h50 ngày 4/12, Công an quận Hai Bà Trưng nhận tin báo cháy tại ngôi nhà số 4 phố Hồng Mai, phường Trương Định. Đơn vị lập tức chỉ đạo Đội Cảnh sát PCCC&CNCH xuất 2 xe chữa cháy, phối hợp với 1 xe của Công an quận Hoàng Mai chi viện cùng...

Vietnam Airlines vận chuyển gần 2,4 triệu lượt khách dịp Tết Nguyên đán 2025

Giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán năm 2025, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) ước vận chuyển gần 2,4 triệu lượt hành khách, tăng gần 16% so với cùng kỳ Tết 2024. ...

Thủ tướng: Kinh tế đã vượt cơn gió ngược

Lãnh đạo Chính phủ nêu tinh thần "xoay chuyển tình thế" trong chỉ đạo điều hành, giúp kinh tế vượt cơn gió ngược, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới. Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến khó lường của năm 2023, Việt Nam chịu "tác...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng...

Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025 (VIX50)

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng – lần thứ năm liên tiếp Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) được Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đại chúng tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Được triển khai từ năm 2020, Top...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột...

Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn, góp sức giúp nhiều địa phương về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột...

Từ cuối năm 2023 đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đồng hành cùng nhiều địa phương trên cả nước, chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Cụ thể, Hòa Phát đã dành trên 80 tỷ đồng hỗ trợ nhiều...

Mới nhất