Trang chủNewsNhân quyềnHướng tới nền giáo dục không rào cản cho người khuyết tật...

Hướng tới nền giáo dục không rào cản cho người khuyết tật tại Việt Nam


Từ những lớp học chữ nổi cho trẻ khiếm thị đến chương trình học bằng ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc… Việt Nam đang từng bước xây dựng một nền giáo dục không rào cản, nơi mỗi người khuyết tật đều có cơ hội phát triển.

Giáo dục là quyền cơ bản của mọi công dân. Hiến pháp năm 2013 (Điều 39) khẳng định mọi công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, Nhà nước tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận giáo dục. Đối với người khuyết tật, Việt Nam đã có nhiều quy định pháp lý nhằm bảo đảm họ được tiếp cận giáo dục bình đẳng. Luật Giáo dục 2005 nêu rõ mọi công dân không phân biệt hoàn cảnh đều bình đẳng về cơ hội học tập. Luật Người khuyết tật 2010 trao quyền cho người khuyết tật và gia đình trong việc lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp. Luật Trẻ em 2016 nhấn mạnh trẻ em khuyết tật có quyền được hỗ trợ đặc biệt để phát triển toàn diện và hòa nhập xã hội. Những văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng giúp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật tại Việt Nam.

xây dựng một nền giáo dục không rào cản, nơi mỗi người khuyết tật đều có cơ hội phát triển.
Việt Nam đang xây dựng một nền giáo dục không rào cản, nơi mỗi người khuyết tật đều có cơ hội phát triển. (Ảnh minh họa: KT)

Hiện nay, Việt Nam áp dụng đồng thời hai mô hình giáo dục dành cho người khuyết tật là giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Trong đó, người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân. Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm tới các trường chuyên biệt, các trường có học sinh khiếm thị học hòa nhập được cung cấp những trang thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sách chữ nổi, phương tiện nghe nhìn, bàn tính… giúp học sinh học tập dễ dàng hơn.

Theo Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, hiện nay cả nước có hơn 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt và 12 trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật, đồng thời triển khai giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có chính sách miễn, giảm học phí, cung cấp phương tiện hỗ trợ học tập và điều chỉnh nội dung giáo dục phù hợp với từng dạng khuyết tật.

Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong giáo dục người khuyết tật. Số trẻ khuyết tật được đi học ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần trong 2 thập kỷ qua. Năm học 2015 – 2016 đã có 1.043 trẻ khuyết tật được đi nhà trẻ, 7.343 trẻ khuyết tật đi học Mẫu giáo, 8.386 trẻ khuyết tật đi học Mầm non, 60.659 học sinh khuyết tật học tiểu học, 16.679 học sinh khuyết tật học Trung học cơ sở, 2.658 học sinh khuyết tật học Trung học phổ thông và nhiều học sinh khuyết tật đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học.

Chương trình phát hiện sớm và can thiệp sớm được triển khai trên cả nước. Người điếc có thể học bằng ngôn ngữ ký hiệu trong các trường chuyên biệt. Người mù được hỗ trợ học chữ Braille và tiếp cận thiết bị đọc chuyên dụng.

Ngoài ra, các trường đại học như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh… đã mở ngành Sư phạm Giáo dục đặc biệt để đào tạo giáo viên chuyên môn. Mỗi năm, khoảng 800 giáo viên được đào tạo chính quy và hơn 10.000 giáo viên được bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy cho trẻ khuyết tật.

Mặc dù có nhiều tiến bộ, giáo dục cho người khuyết tật vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn: Tỷ lệ trẻ khuyết tật nặng đi học còn thấp, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa; thiếu giáo viên chuyên môn cao về giáo dục đặc biệt; cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhiều trường chưa có trang thiết bị hỗ trợ dạy học…

Theo các chuyên gia, để hiện thực hóa một nền giáo dục không rào cản, cần tiếp tục đầu tư vào đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và nâng cao nhận thức xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng và bền vững.

Ngày 7/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo đảm cơ hội công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng và nhu cầu học tập suốt đời đối với người khuyết tật ở tất cả các địa phương.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, cả nước sẽ có 12 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập và 94 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, con số này sẽ tăng lên 148 trung tâm vào năm 2050. Các cơ sở này bảo đảm đủ diện tích đất xây dựng phòng học, phòng chức năng phù hợp với quy chuẩn/tiêu chuẩn; đáp ứng nhu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất cần thiết về giáo dục đối với người khuyết tật; có thiết bị, học liệu đáp ứng cơ bản nhu cầu giáo dục của người khuyết tật.

Bên cạnh đó, quy hoạch cũng hướng tới phát triển đội ngũ nhân sự hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Đến năm 2030, cả nước có gần 11 nghìn viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, trong đó số cần bổ sung là gần 6.500 người.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/huong-toi-nen-giao-duc-khong-rao-can-cho-nguoi-khuyet-tat-tai-viet-nam-211125.html

Cùng chủ đề

Năm 2025, học sinh nào được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở TP HCM?

(NLĐO)- UBND TP HCM vừa chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp, trong đó quy định đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ...

Thích ứng với quy chế tuyển sinh nhiều điểm mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Theo đó, nhiều trường đại học cũng công bố phương thức tuyển sinh theo hướng điều chỉnh phù hợp. Các trường lưu ý thí sinh theo dõi thông tin từ các trường, nắm rõ quy chế mới để không bỏ lỡ ngành học, trường học yêu thích. ...

yếu tố nền tảng thực hiện thành công Chương trình 06

Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc Giai đoạn 2021 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã tích cực, chủ động tham mưu, ban hành nhiều kế hoạch, triển khai thực hiện nhóm đề án, kế hoạch. Trong đó, phải kể đến đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2021 - 2025"; kế hoạch biên soạn, lồng ghép nội dung giáo dục nét văn hóa Hà...

Chuyển đổi số giúp minh bạch tuyển sinh

Mùa tuyển sinh năm 2025, ngoài việc đăng ký thi tốt THPT bằng tài khoản được cấp trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), thí sinh có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập (thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia) và thực hiện đăng ký. ...

Phân cấp cho hiệu trưởng quyền tuyển dụng nhà giáo?

Dự thảo luật Nhà giáo phân quyền cho ngành giáo dục, phân cấp triệt để theo hướng ủy quyền cho người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập chủ động trong tuyển dụng nhà giáo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Đoàn đã tiến hành kiểm tra các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Trong đó, tập trung vào công...

Hải quân Việt Nam – Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hải quân...

WVIV kiến tạo “Trường bán trú – Ngôi nhà hạnh phúc” cho học sinh Điện Biên

Ngày 28/3, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) phối hợp cùng Liên minh Châu Âu (EU) và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức Hội thảo khởi động Dự án "Trường bán trú – Ngôi nhà hạnh phúc". Hội thảo khởi động Dự án...

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn pháp lý quốc tế

Ngày 26/3, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) Đặng Hoàng Giang đã có buổi làm việc với Phó Tổng thư ký, Trưởng Văn phòng Pháp lý của LHQ Elinor Hammarskjöld nhân dịp bà tiếp quản vị trí này. Tại buổi làm việc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã chia sẻ về quá trình tham gia của Việt Nam tại các cơ quan pháp lý LHQ thời gian...

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: tiếp tục vun đắp, ủng hộ quan hệ hợp tác phát triển hai nước

Đây là khẳng đỉnh của ngài Olivier Brochet, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Pháp tại Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc tại thành phố Huế vào ngày 26/3. Tại buổi làm việc, ngài Olivier Brochet, Đại sứ Pháp tại Việt Nam khẳng định, với mối quan hệ hợp tác truyền thống sẵn có giữa thành phố Huế và các đối tác của Cộng hòa Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt...

Bài đọc nhiều

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Đề nghị phía Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Chiều ngày 4/7, trả lời câu hỏi của phóng viên khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào trong danh sách theo dõi đặc biệt về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023, theo báo cáo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết:

Miễn học phí cho học sinh công lập từ năm học mới 2025-2026

Ngày 28/2, trong phiên họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (tháng 9/2025 trở...

Bí mật câu chuyện khăn Piêu và các cô gái Thái quyến rũ

(VTE) - Ở tuổi 15, Ón một mình bắt xe xuôi về thành phố nhập học Trường Dân tộc nội trú của tỉnh. Quê Ón, bản người Thái nằm sâu trong vùng núi cao bao la hùng vĩ miền Tây Bắc. Có được cuộc hành trình xa quê này, Ón đã trải qua 9 năm học nơi quê nhà. Biết bao khó khăn thiếu đói cùng với mưa nguồn suối lũ, rét buốt cắt thịt da không ngăn nổi cô...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Mới nhất