Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhiều thách thức đặt ra để đạt mục tiêu tăng trưởng quý...

Nhiều thách thức đặt ra để đạt mục tiêu tăng trưởng quý I/2025


Diễn biến kinh tế hai tháng đầu năm cho thấy, dù ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, song việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng quý I ở mức 7,7% vẫn đối mặt với không ít áp lực.

Nhiều thách thức đặt ra để đạt mục tiêu tăng trưởng quý I/2025

Nhiều tín hiệu tích cực, song còn không ít khó khăn, hạn chế

Bức tranh kinh tế hai tháng đầu năm 2025 cho thấy sự khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Theo báo cáo tháng 2 và hai tháng vừa công bố của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định, với tiến độ gieo cấy lúa đông xuân tăng so với cùng kỳ năm trước, chăn nuôi phát triển nhờ giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, giá cá tra tăng cao giúp ngành nuôi trồng thủy sản hưởng lợi.

Nhiều thách thức đặt ra để đạt mục tiêu tăng trưởng quý I/2025

Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 ước tăng 17,2% so với cùng kỳ, tính chung hai tháng đầu năm tăng 7,2% – mức cao nhất trong 5 năm qua. Ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò động lực khi tăng trưởng 9,3%.

Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hai tháng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Ngành vận tải cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao ở cả hành khách (13,8%) và hàng hóa (14,5%).

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tốt, đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu tăng 8,4% và nhập khẩu tăng 15,9%. Việt Nam tiếp tục duy trì xuất siêu 1,47 tỷ USD.

Đầu tư từ ngân sách nhà nước gia tăng, với tổng vốn đầu tư thực hiện hai tháng đạt 73,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ. Đầu tư công được thúc đẩy mạnh mẽ ngay từ đầu năm, tạo động lực tăng trưởng.

Du lịch quốc tế phục hồi ấn tượng, với gần 1,9 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 2 và tổng cộng 3,96 triệu lượt khách trong hai tháng đầu năm, tăng 30,2% so với năm trước…

Những yếu tố này đã góp phần giúp thu ngân sách nhà nước hai tháng đầu năm đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán năm và tăng 25,7% so với cùng kỳ, củng cố thêm nền tảng tài chính quốc gia.

Bên cạnh các tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn đang đối diện với nhiều vấn đề. Đáng chú ý, tăng trưởng xuất, nhập khẩu có dấu hiệu chậm lại. Dù kim ngạch xuất, nhập khẩu hai tháng đầu năm tăng 12,0%, nhưng mức tăng này thấp hơn nhiều so với các năm trước (tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai tháng đầu năm các năm 2021-2025 so với cùng kỳ năm trước tăng/giảm lần lượt như sau: 22,1%; 15,2%; -13,3%; 18,2%; 12,0%).

Nhiều thách thức đặt ra để đạt mục tiêu tăng trưởng quý I/2025

Cùng với đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn số gia nhập, với 67,0 nghìn doanh nghiệp rút lui, cao hơn con số 49,8 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường. Trong đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động những tháng đầu năm 2025 vẫn xuất hiện trong một bộ phận doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Trong hai tháng đầu năm 2025, tổng số lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là gần 140,7 nghìn người, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 có 154,3 nghìn người, tăng 29,0%).

Những thách thức với mục tiêu tăng trưởng quý I

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, trong đó quý I tăng 7,7%; quý II tăng 8,1%; quý III tăng 8%; quý IV tăng 8,2%. Nhìn lại hai tháng đầu năm, mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các ngành, lĩnh vực nhưng vẫn có những thách thức đặt ra đối với mục tiêu tăng trưởng 7,7% quý I.

Một trong những thách thức cụ thể là sự suy giảm của ngành khai khoáng. Số liệu cho thấy, ngành khai khoáng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành này trong hai tháng đầu năm 2025 giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Với mức suy giảm này, ngành khai khoáng khó có thể đạt mục tiêu tăng trưởng như dự kiến trong quý I (kịch bản tăng trưởng đặt ra cho ngành này là giảm không quá 1,2%).

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa đạt mục tiêu. Dù tăng trưởng 9,3% hai tháng đầu năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chưa đạt mức 9,8% theo kịch bản tăng trưởng quý I. Để đạt mục tiêu tăng trưởng của quý I, tốc độ tăng IIP của ngành chế biến, chế tạo phải tăng ít nhất trên 10%, đây là một thách thức lớn đối với sản xuất công nghiệp trong quý I.

Ngành điện có dấu hiệu chững lại. Chỉ số sản xuất ngành điện hai tháng chỉ tăng 2,3%, thấp hơn nhiều so với mức 13,7% của cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng ngành này trong quý I là 10,9%, đòi hỏi sự bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới.

Về vốn đầu tư nước ngoài, trong hai tháng đầu năm 2025, tốc độ tăng vốn FDI thực hiện chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2023 (hai tháng đầu năm 2023 giảm 4,9%) trong 5 năm qua. Vốn FDI thực hiện tăng thấp (chiếm khoảng 16-20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) sẽ là thách thức không nhỏ để đóng góp thực hiện mục tiêu tăng trưởng của quý I năm nay.

Ngoài ra, một số hoạt động dịch vụ cũng chưa cải thiện như kỳ vọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hai tháng đầu năm 2025 tuy tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2024 nhưng vẫn chưa đạt mức tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19 (cùng kỳ năm 2018 và 2019 tăng lần lượt 9,8% và 12,6%). Trong khi đó, như đã đề cập ở trên, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong hai tháng đầu năm 2025 chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2023 xét trong 5 năm qua. Thặng dư thương mại đạt 1,47 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm 2023 (3,48 tỷ USD) và 2014 (5,13 tỷ USD). Như vậy xét về góc độ sử dụng thì cầu tiêu dùng của nền kinh tế còn ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm trước, là một thách thức lớn để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra cho quý I.

Để vượt qua những thách thức trên, Cục Thống kê đề xuất một số kiến nghị, giải pháp:

Một là, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa, hiệu quả các chính sách. Cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để có phản ứng kịp thời nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình quốc tế, khu vực; chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước.

Hai là, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển các lĩnh vực công nghiệp mới nổi như chip, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Thực hiện các biện pháp thu hút đủ nguồn cung lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có các giải pháp xây dựng, phát triển nhà ở cho người lao động, công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại lao động.

Ba là, thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hoá chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và thị trường xuất, nhập khẩu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm; tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu. Thúc đẩy các chương trình chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài, nhất là các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện có thể tác động đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.

Bốn là, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hơn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025. Có chính sách ưu đãi, cạnh tranh, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao…, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.

Năm là, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh; chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn… nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm; công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nhieu-thach-thuc-dat-ra-de-dat-muc-tieu-tang-truong-quy-i2025-161088.html

Cùng chủ đề

3 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón hơn 2,5 triệu lượt du khách

Trong quý I năm nay, ngành Du lịch Khánh Hòa đã đón hơn 2,5 triệu lượt khách du lịch, góp phần khẳng định Nha Trang - Khánh Hòa là điểm đến hấp dẫn. ...

Kinh tế Thái Lan năm 2025 dự kiến tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tăng trưởng 3% năm 2025 và kỳ vọng vượt mức này nhờ các biện pháp kích thích kinh tế trị giá 4,4 tỷ USD và các chính sách khác. Nền kinh tế Thái Lan được dự báo tăng trưởng hơn 2,5% trong năm nay, thấp hơn kỳ vọng trước đó, theo biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 26/2 của Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT),...

Bàn giải pháp để tăng trưởng trên 8%

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 sẽ khai mạc phiên thứ nhất với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%", vào ngày mai (13/3) tại TP Hồ Chí Minh. Theo Ban Tổ...

Quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Việc Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, một lần nữa cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế tăng tốc phát triển trong năm 2025. Việc Thủ tướng...

Từng ngành đang nỗ lực góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng

(PLVN) - Mục tiêu tăng trưởng 8% được nhận định là thách thức nhưng vẫn có thể hoàn thành với quyết tâm cao. Hiện các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp cũng đã có những bước chuẩn bị cụ thể, để góp sức vào việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng. 06/03/2025 06:29 Từng ngành, lĩnh vực đã có những bước chuẩn bị cụ thể để góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của Chính phủ. (Ảnh minh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Đề xuất lùi thuế tiêu thu đặc biệt, tránh 'khó chồng khó' cho doanh nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng nên lùi thời điểm thực hiện áp thuế tiêu thụ đặc biệt đến năm 2028 thay vì 2026 để khoan sức cho doanh nghiệp, tránh 'khó chồng khó', đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu. Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) ngày 18/3 tổ chức hội thảo “Tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt”, trước khi trình Quốc hội thông qua...

Chờ chuyển giao bắt buộc, DongA Bank 10 năm bị kiểm soát đặc biệt ra sao?

Kiểm toán Nhà nước "thúc" chuyển giao bắt buộc  Như VietNamNet đã đưa tin, tại Báo cáo kết quả kiểm toán Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác do DongA Bank có...

Cục Thuế TP HCM có thêm 2 lãnh đạo cấp cao

(NLĐO) – Tổng cục Thuế đã ban hành quyết định bổ nhiệm thêm 2 Phó Cục trưởng Cục Thuế TP HCM ...

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 đột ngột lao dốc, SJC và nhẫn ‘bay màu’ nửa triệu đồng

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trong nước đột ngột lao dốc theo giá vàng thế giới, sau 3 ngày tăng liên tiếp. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng, rơi khỏi mốc 91 triệu đồng trước ngày vía Thần Tài. Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh tăng trong biên độ hẹp. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay niêm yết giá vàng nhẫn loại...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất