Trang chủDi sảnThành cổ Vinh đang xuống cấp nghiêm trọng

Thành cổ Vinh đang xuống cấp nghiêm trọng


VHO – Cách đây 20 năm, ba cổng thành thuộc di tích lịch sử quốc gia Thành cổ Vinh (Nghệ An) đã được tiến hành tu bổ, tôn tạo để chào đón du khách muôn phương. Từ đó đến nay, cả ba cổng thành đang xuống cấp nghiêm trọng một số hạng mục, có nguy cơ xô lệch kiến trúc, nhưng chưa được chính quyền quan tâm, xử lý. “Liêu xiêu” di tích Thành cổ Vinh là có thật!

 Thành cổ Vinh đang xuống cấp nghiêm trọng - ảnh 1
Cửa Tiền – Thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh là một trong những công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa tiêu biểu còn hiện hữu ngay giữa trung tâm TP Vinh. Thành cổ Vinh (còn gọi là thành Nghệ An) được Vua Gia Long khởi dựng từ năm 1804 tại 2 xã Yên Trường và Vĩnh Yên thuộc tổng Yên Trường, huyện Chân Lộc (nay thuộc địa bàn ba phường Quang Trung, Cửa Nam và Đội Cung).

Thành cổ được xây bằng đất, đến năm 1831, vua Minh Mạng cho xây dựng lại với quy mô lớn, thiết kế theo kiểu vô băng, một kiểu thành lũy kiên cố phổ biến ở Châu Âu nhưng vẫn có những yếu tố truyền thống của kiến trúc Á Đông.

Một số hạng mục di tích đã xuống cấp như thế nào?

Thành cổ có cấu trúc hình lục giác với diện tích 420.000m2, chu vi 2.520m. Trên mặt thành bố trí các công trình quân sự. Tường thành cao 5,08m, xung quanh có hào sâu 3,2m, rộng 28m.

Thành có ba cửa, gồm: Cửa Tiền ở phía Nam để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và Tổng đốc ra vào. Cửa Tả ở phía Đông, cửa Hữu ở phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua cầu. Cầu được xây theo kiểu vòm cuốn, lòng cầu rộng để thuyền có thể qua lại dễ dàng.

Trải qua quá trình lịch sử, sự khắc nghiệt của thời gian và tàn phá của chiến tranh, Thành cổ Vinh không còn được nguyên vẹn, chỉ còn lại ba cổng thành sừng sững án ngự giữa những con đường vào nội thành. Năm 1998, Thành cổ Vinh được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

Để chào đón Năm du lịch Nghệ An năm 2005, tỉnh Nghệ An đã tiến hành tu bổ, bảo tồn, tôn tạo ba cổng Thành Cổ Vinh (Cửa Tiền, Cử Tả và Cửa Hữu) thuộc địa phận phường Cửa Nam, TP Vinh. Mặc dù đã được chính quyền địa phương quan tâm nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Thành cổ Vinh chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, chưa xứng với vị thế của di tích, dẫn đến một số hạng mục ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

 Thành cổ Vinh đang xuống cấp nghiêm trọng - ảnh 2

Ghi nhận tại hiện trường, tại cổng Cửa Tiền phía trên phần vọng lâu Tiền Môn, chúng tôi nhận thấy bên phải bờ tường thành thuộc cấu trúc cổng đã bị xuống cấp khá nghiêm trọng. Góc tường trụ bao quanh (lan can) phía sau vọng lâu (phía bến trái vọng lâu) đã xuống cấp, mạch vữa bị nứt tách rời ra khỏi tường để lộ năm hàng gạch đỏ phía trong, có chiều dài khoảng 40cm, và có vết nứt kéo dài tiếp nối tường bao quanh vọng lâu dài khoảng 50cm.

Dưới bậc thang lên xuống vọng lâu Cửa Tiền, phần nền được lát bằng gạch Bát, khoảng 3,5m2 đã bị sụt lún nghiêm trọng, có chỗ đã “hở hàm ếch” rộng khoảng 40cm, chiều dài gần 1m. Ở phần nền này và trên tường thành cỏ dại và cây thân gỗ mọc đùn rễ đẩy phần gạch nứt toác, nhấp nhô.

Tại Cửa Tả theo, cũng giống như Cửa Tiền, phía trên phần vọng lâu Cửa Tả hai bên cũng đã xuống cấp. Phần nền được lát bằng gạch cả hai bên phải và trái phía trên vọng lâu cổng thành đã bị sụt lún xuống khoảng 15cm, có điểm 20cm, bong rời rạc ra tách khỏi phần nền… Đáng chú ý trên ở phần mái hạ vọng lâu mặt trước và mặt sau, nhiều ngói mũi hài và ngói chiếu đã bị vỡ, nứt tách rời…

Còn tại Cửa Hữu phần trên cổng, cây cỏ các loại mọc kín cao khoảng 50cm. Phía dưới vòm cổng thành có xuất hiện vết nứt. Một số người dân sinh sống và thường xuyên qua lại ở Cửa Hữu cho biết, cứ mỗi lần mưa to, nước từ trên phần đỉnh cổng chảy tràn xuống thoát tự do cả mặt cổng vòm kéo theo đất và cỏ cây…

 Thành cổ Vinh đang xuống cấp nghiêm trọng - ảnh 3
 Thành cổ Vinh đang xuống cấp nghiêm trọng - ảnh 4
Nhiều hạng mục thuộc Cửa Tiền đã bị xuống cấp, “hở hàm ếch”

Chính quyền đã biết nhưng còn phải chờ…

Đứng từ xa nhìn vào hay cận cảnh ba cổng thuộc Thành cổ Vinh, du khách và người dân địa phương khó có thể nhận biết nhiều hạng mục nơi đây đã bị xuống cấp khá nghiêm trọng tại một số hạng mục.

Màu thời gian cùng với rêu phong cổ kính của di tích như “đánh lạc hướng” ánh mắt của người tham quan, nếu muốn biết di tích đang xuống cấp như thế nào chỉ có thể “xâm phạm” leo trèo lên những vọng lâu. Những cảnh tượng xuống cấp đã phơi bày, nguyên nhân sâu xa chính là những cây thân gỗ lớn đã mọc trên cổng thành, qua thời gian, rễ của chúng đã phá vỡ các mạch tường, vôi vữa, tính kết cấu giữa các bộ phận đã tách rời.

Với những sự xuống cấp ở Cửa Tiền, Cửa Tả và Cửa Hữu, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Công Vinh, Phó ban Quản lý di tích tỉnh Nghệ An cho biết: “Dự án tu bổ, bảo tồn, tôn tạo cổng Thành cổ Vinh được tiến hành vào Năm du lịch Nghệ An 2005.

Thời điểm đó chỉ thực hiện hai cổng Cửa Tiền và Cửa Tả còn Cửa Hửu không thể tu sửa được. Chủ đầu tư là BQL dự án xây dựng thành phố Vinh. Theo quyết định số 19/2020 đã phân cấp quản lý, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa này cho UBND thành phố Vinh…”.

Một cán bộ UBND phường Cửa Nam, TP Vinh cũng cho biết: “Đã thường xuyên kiểm tra và nắm được một số hạng mục xuống cấp ở ba cổng. Thẩm quyền của phường là chỉ quản lý, bảo vệ di tích. Tuy nhiên, khi có vấn đề phường phải báo cáo lên thành phố. Cấp trên đồng ý mới được tu sửa vì đây là di tích lịch sử cấp quốc gia. Về sự việc này phường đã được báo cáo lên thành phố, thành phố yêu cầu phường làm tờ trình để có phương án xử lý vì phường không đủ thẩm quyền …”.

Rõ ràng, sự xuống cấp của Cửa Tiền, Cửa Tả và Cửa Hữu đã được chính quyền phường Cửa Nam và UBND TP Vinh đã biết. Đã đến lúc chính quyền các cấp, cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An nói chung, TP Vinh nói riêng cần khẩn trương có phương án tôn tạo, bảo tồn, tu bổ các hạng mục xuống cấp của di tích lịch sử Thành cổ Vinh.

Nếu không tiến hành khảo sát, đánh giá từ cơ quan chuyên môn, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cấp bách, lâu dài, thì có thể nói những hạng mục của di tích Thành cổ Vinh khó có thể trụ vững trong thời gian tới. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/thanh-co-vinh-dang-xuong-cap-nghiem-trong-121767.html

Cùng chủ đề

Đề xuất hơn 80 tỷ đồng hỗ trợ tu bổ, chống xuống cấp di tích năm 2024

Những năm qua, hàng trăm di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo kịp thời từ nguồn ngân sách của tỉnh và nguồn xã hội hóa, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trình chiếu kho báu di sản kiến trúc, âm nhạc, vũ đạo… thời Lý bằng công nghệ

VHO - Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18.5.2025), 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á, Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ”. Triển lãm khai mạc sáng...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa một cách trọn vẹn và chân xác diện mạo của Hoàng thành xưa, khẳng định tính toàn vẹn – một...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức bản địa quý giá của đồng bào vùng cao, nơi gìn giữ và trao truyền kinh nghiệm chăm sóc, khai...

Học sinh thi làm hướng dẫn viên di sản Thành nhà Hồ trên TikTok

VHO - Học sinh trường THCS Phạm Văn Hinh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) sẽ vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu di sản Thành nhà Hồ qua các video clip ngắn đăng tải trên nền tảng TikTok, trong khuôn khổ cuộc thi “Em là Hướng dẫn viên di sản quê em”. Cuộc thi do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với trường THCS Phạm Văn Hinh tổ chức, chính...

Thanh Hóa báo cáo Bộ VHTTDL vụ xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông

VHO - Trước vụ việc xâm phạm nghiêm trọng lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chính thức báo cáo Bộ VHTTDL, đồng thời kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các di tích và cổ vật trên địa bàn. Ngày 13.5, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 2171/SVHTTDL-DSVH...

Bài đọc nhiều

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa một cách trọn vẹn và chân xác diện mạo của Hoàng thành xưa, khẳng định tính toàn vẹn – một...

Thanh Hóa báo cáo Bộ VHTTDL vụ xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông

VHO - Trước vụ việc xâm phạm nghiêm trọng lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chính thức báo cáo Bộ VHTTDL, đồng thời kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các di tích và cổ vật trên địa bàn. Ngày 13.5, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 2171/SVHTTDL-DSVH...

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp nhận hiện vật giá trị

VHO - Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), sáng 14.5.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức Lễ tiếp nhận hiện vật lọ hoa do gia đình ông Vũ Thanh Tùng trân trọng trao tặng. Trân trọng cảm ơn tình cảm và hiện vật gia đình ông Vũ Thanh Tùng trao tặng, ông Nguyễn Văn Dương, Phó Giám đốc Khu Di tích...

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Ngày 14.5, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, Bộ VHTTDL đã có quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể quốc gia đối với tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Theo quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản được...

Học sinh thi làm hướng dẫn viên di sản Thành nhà Hồ trên TikTok

VHO - Học sinh trường THCS Phạm Văn Hinh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) sẽ vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu di sản Thành nhà Hồ qua các video clip ngắn đăng tải trên nền tảng TikTok, trong khuôn khổ cuộc thi “Em là Hướng dẫn viên di sản quê em”. Cuộc thi do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với trường THCS Phạm Văn Hinh tổ chức, chính...

Cùng chuyên mục

Trình chiếu kho báu di sản kiến trúc, âm nhạc, vũ đạo… thời Lý bằng công nghệ

VHO - Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18.5.2025), 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á, Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ”. Triển lãm khai mạc sáng...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa một cách trọn vẹn và chân xác diện mạo của Hoàng thành xưa, khẳng định tính toàn vẹn – một...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức bản địa quý giá của đồng bào vùng cao, nơi gìn giữ và trao truyền kinh nghiệm chăm sóc, khai...

Học sinh thi làm hướng dẫn viên di sản Thành nhà Hồ trên TikTok

VHO - Học sinh trường THCS Phạm Văn Hinh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) sẽ vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu di sản Thành nhà Hồ qua các video clip ngắn đăng tải trên nền tảng TikTok, trong khuôn khổ cuộc thi “Em là Hướng dẫn viên di sản quê em”. Cuộc thi do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với trường THCS Phạm Văn Hinh tổ chức, chính...

Thanh Hóa báo cáo Bộ VHTTDL vụ xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông

VHO - Trước vụ việc xâm phạm nghiêm trọng lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chính thức báo cáo Bộ VHTTDL, đồng thời kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các di tích và cổ vật trên địa bàn. Ngày 13.5, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 2171/SVHTTDL-DSVH...

Mới nhất

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Mới nhất