Trang chủNewsThời sựCơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội...

Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Ảnh 1


Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tư vấn về chính sách phát triển trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo nguồn nhân lực về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Social Sciences, viết tắt là VASS.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Theo Nghị định, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về cơ quan thuộc Chính phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Về chiến lược, chương trình, kế hoạch, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án, đề án quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tư vấn chính sách, tham gia thẩm định khoa học các đề án, dự án quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội: 1- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam; 2- Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 3- Những vấn đề cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam; các giá trị quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa, giá trị gia đình tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hóa, văn minh nhân loại; 4- Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, tâm lý học nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc; 5- Những vấn đề cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý thuyết phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; 6- Những khía cạnh khoa học xã hội của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh giá tác động đến tiến trình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam; 7- Kinh nghiệm phát triển trên thế giới, dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến sự phát triển toàn cầu, khu vực và Việt Nam.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về kinh tế – xã hội, phân tích và dự báo phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, chú trọng những lĩnh vực chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm.

Tổ chức biên soạn những công trình khoa học tiêu biểu, những bộ sách lớn, thể hiện tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu và truyền bá tri thức về khoa học xã hội.

Tổ chức các hoạt động điều tra, khai quật, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, bảo tàng, phát huy những giá trị di sản văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

Về thực hiện dịch vụ công, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc tổ chức thực hiện dịch vụ công đối với các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; tham gia đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; tư vấn các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế – xã hội quan trọng trong phạm vi chức năng được giao theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về hợp tác quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các viện và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật; tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

Về chế độ thông tin, báo cáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về kết quả hoạt động của cơ quan theo quy định của pháp luật.

Về tổ chức bộ máy, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, đổi tên các tổ chức, đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật; quản lý về tổ chức bộ máy, số lượng viên chức và người lao động, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với viên chức, người lao động thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quản lý theo quy định; thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định của pháp luật.

Về quản lý tài chính, tài sản, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xây dựng dự toán ngân sách hằng năm, kế hoạch tài chính – ngân sách 03 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính, tài sản được giao của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Theo Nghị định, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 26 đơn vị gồm: 1- Ban Tổ chức – Cán bộ; 2- Ban Tài chính và Quản lý khoa học; 3- Ban Hợp tác quốc tế; 4- Văn phòng; 5- Viện Nhà nước và Pháp luật; 6- Viện Triết học; 7- Viện Nghiên cứu Con người, Gia đình và Giới; 8- Viện Nghiên cứu Văn hóa; 9- Viện Dân tộc học và Tôn giáo học; 10- Viện Sử học; 11- Viện Văn học; 12- Viện Ngôn ngữ học; 13- Viện Xã hội học và Tâm lý học; 14- Viện Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương; 15- Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi; 16- Viện Nghiên cứu Châu Âu và Châu Mỹ; 17- Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới; 18- Viện Địa lý nhân văn và Phát triển bền vững; 19- Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên; 20- Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; 21- Viện Khảo cổ học; 22- Viện Nghiên cứu Hán – Nôm; 23- Viện Thông tin Khoa học xã hội; 24- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; 25- Học viện Khoa học xã hội; 26- Nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học xã hội.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 4 nêu trên là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 10 phòng.

Các đơn vị quy định từ khoản 5 đến khoản 23 nêu trên là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Các đơn vị quy định từ khoản 24 đến khoản 26 nêu trên là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc.

Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có trách nhiệm giúp Chủ tịch Viện chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Nghị định nêu rõ, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc diện sắp xếp, tổ chức lại được tiếp tục hoạt động đến khi Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị mới sau khi sắp xếp, tổ chức lại theo quy định, thời hạn chậm nhất đến hết ngày 31/3/2025.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/co-cau-to-chuc-cua-vien-han-lam-khoa-hoc-xa-hoi-viet-nam.html

Cùng chủ đề

Xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm

NDO - Ngày 31/12, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Đến dự có Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các viện, học viện, tổ chức liên quan; lãnh đạo và đông đảo viên chức, người lao động Viện...

Chính phủ thông tin việc bổ nhiệm lại chức vụ đối với ông Đặng Xuân Thanh

(NLĐO) - Chính phủ khẳng định việc bổ nhiệm lại chức vụ Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đối với ông Đặng Xuân Thanh là đúng quy định ...

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và...

Ngày 15/10, tại tỉnh Hưng Yên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức Hội thảo quốc gia "Con người, quyền con người là trung tâm chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước". Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư đến Hội thảo. Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.

Tác động của các dự án phát triển tới môi trường và cảnh quan các di sản thiên nhiên tại Việt Nam

Đây là một nội dung trong chuỗi hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên cho người lao động Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhằm góp phần khẳng định vai trò và trách nhiệm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường hướng tới việc cụ thể hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững...

Hiệp định Geneva – Đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam

Ngày 19/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”.   Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh: SƠN TÙNG) Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn,...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Tân giám đốc Sở Xây dựng Kiên Giang sau hợp nhất là ai?

Ông Lê Việt Bắc, Giám đốc Sở Giao thông vận tải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang sau hợp nhất, sáp nhập. ...

Dự báo thời tiết ngày mai 29/3/2025: Hà Nội đón gió mùa đông bắc, đề phòng mưa giông

Dự báo thời tiết ngày mai 29/3/2025, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hà Nội mưa rào rải rác và có nơi có giông, khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 28/3, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số...

Đua tiến độ quyết hoàn thành cầu Thạnh Đức 265 tỷ đầu năm 2025

Sau một năm kể từ ngày khởi công, cầu Thạnh Đức bắc qua cửa biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đã dần hiện rõ, nhà thầu đang tăng tốc để hoàn thành ngay đầu năm 2025. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Mới nhất