Trang chủNewsThời sựPhân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng...

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ- Ảnh 1.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm.

Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ

1- Thủ tướng Chính phủ tạm thời phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng phụ trách cơ quan, lĩnh vực công tác tại Quyết định này.

2- Thủ tướng Chính phủ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Chính phủ, các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược, khó, nhạy cảm, tác động lớn đến phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

3- Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ; giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong từng lĩnh vực công tác của Chính phủ; thay mặt Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về quyết định của mình và nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc. Thủ tướng Chính phủ không xử lý những nhiệm vụ, lĩnh vực, công việc đã phân công cho Phó Thủ tướng.

Những công việc liên quan đến các Phó Thủ tướng khác thì Phó Thủ tướng được phân công chủ trì chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả cùng giải quyết, nếu còn ý kiến khác nhau giữa các Phó Thủ tướng thì Phó Thủ tướng chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4- Các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ động, tích cực trong việc chỉ đạo thực hiện ba đột phá chiến lược (hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại) và cải cách hành chính thuộc ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; trực tiếp đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hỗ trợ các Bộ trưởng, trưởng ngành được phân công phụ trách.

5- Trong phạm vi các lĩnh vực được phân công, Phó Thủ tướng có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Thủ tướng Chính phủ:

– Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị các nội dung công tác cấp bách, đột xuất, cần thiết, báo cáo Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

– Xây dựng cơ chế, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và các nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương đúng tiến độ, hiệu quả và bảo đảm chất lượng.

– Chủ trì xử lý kịp thời những vấn đề cần phối hợp liên ngành và xem xét, xử lý những kiến nghị của các bộ, ngành và các địa phương thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi được phân công.

– Ký thay Thủ tướng Chính phủ các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong phạm vi các lĩnh vực công tác, công việc được Thủ tướng Chính phủ thống nhất phân công.

– Theo dõi, chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền những vấn đề về công tác cán bộ, công tác nội bộ của các bộ và cơ quan được phân công theo quy định của Đảng và Nhà nước.

6- Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm Phó Thủ tướng thường trực hoặc một Phó Thủ tướng khác thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

7- Trong trường hợp xét thấy cần thiết hoặc khi Phó Thủ tướng vắng mặt thì Thủ tướng Chính phủ trực tiếp hoặc phân công các Phó Thủ tướng khác chỉ đạo xử lý kịp thời công việc đã phân công cho Phó Thủ tướng.

8- Các Phó Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm và chủ động chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và trực tiếp xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, ách tắc hiện nay về mặt thể chế, tổ chức thực hiện của các bộ, ngành được phân công phụ trách, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền.

9- Căn cứ tình hình thực tế trong tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung việc phân công công tác của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng tại Quyết định này hoặc công việc đột xuất cấp bách khác mà Thủ tướng thấy cần thiết để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời, thông suốt, hiệu quả.

Nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ- Ảnh 2.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ.

1- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ

a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

b) Theo dõi, chỉ đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

c) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây:

– Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

– Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; định hướng sử dụng ngân sách nhà nước.

– Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh.

– Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng.

– Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.

d) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông – Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt; Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Trưởng Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các Ban Chỉ đạo khác.

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ- Ảnh 3.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ

2- Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ

a) Làm nhiệm vụ Phó Thủ tướng thường trực.

b) Theo dõi, chỉ đạo: Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.

c) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Phòng, chống tội phạm.

– Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

– Những vấn đề thường xuyên về thi đua – khen thưởng, cải cách hành chính.

– Đặc xá.

– Cải cách tư pháp. Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Lao động, việc làm, người có công, bình đẳng giới.

– Các nội dung liên quan đến Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

– Xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đã tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước (việc xử lý các dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương (chuyển cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước đây) do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo).

– Chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý phát sinh của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công.

d) Làm nhiệm vụ: Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Trưởng Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.

đ) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt và được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm.

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ- Ảnh 4.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.

3- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

a) Theo dõi, chỉ đạo: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Giao thông vận tải; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Xây dựng.

– Tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu.

– Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

– Xóa đói giảm nghèo.

– Các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công.

– Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

– Cơ chế, chính sách chung về đấu thầu (việc giải quyết công việc liên quan đến đấu thầu thuộc các lĩnh vực chuyên ngành do các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo).

– Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

– Chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý phát sinh của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ- Ảnh 5.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

4- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

a) Theo dõi, chỉ đạo: Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

– Xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế.

– Giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp.

– Các vấn đề xã hội. Công tác quản lý về cai nghiện ma túy. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

– Y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

– Chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý phát sinh của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ- Ảnh 6.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.

5- Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

a) Theo dõi, chỉ đạo: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Kế hoạch đầu tư; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

– Tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ Nhà nước.

– Chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ.

– Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

– Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

– Cơ chế, chính sách chung về quản lý tài sản công (việc giải quyết công việc liên quan đến quản lý tài sản công thuộc các lĩnh vực chuyên ngành do các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo).

– Chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý phát sinh của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ- Ảnh 7.
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.

6- Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

a) Kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

b) Theo dõi, chỉ đạo: Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương.

c) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Ngoại giao và quan hệ đối ngoại.

– Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi.

– Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.

– Hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương.

– Quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực.

– Công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông – Hải đảo.

– Công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam.

– Các vấn đề về nhân quyền.

– Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

– Công nghiệp; thương mại – xuất nhập khẩu; dự trữ và cung ứng xăng dầu, dịch vụ logistics.

– Bảo đảm năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

– Chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý phát sinh của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công.

d) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền; Trưởng Ban Chỉ đạo về Nhân quyền; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng; Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.

đ) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ- Ảnh 8.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.

7- Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

a) Theo dõi, chỉ đạo: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số.

– Phát triển các loại hình doanh nghiệp. Kinh tế tập thể, hợp tác xã.

– Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

– Các nội dung liên quan đến công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)…

– Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

– Chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý phát sinh của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Phụ trách Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan và quy hoạch chung quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch cấp tỉnh.

d) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Tiểu ban Kinh tế – Xã hội trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

đ) Giúp Thủ tướng Chính phủ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài.

e) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ- Ảnh 9.
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

8- Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

a) Theo dõi, chỉ đạo: Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Dân tộc, tôn giáo.

– Văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao.

– Truyền thông, báo chí, xuất bản.

– Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xà hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021 – 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

– Chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý phát sinh của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công.

c) Làm nhiệm vụ: Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định số 401/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/2/2025.

Quyết định số 401/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 6/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 28/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ và các quy định trước đây khác với Quyết định này.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/phan-cong-cong-tac-cua-thu-tuong-va-cac-pho-thu-tuong-chinh-phu-387009.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Phạm Mạnh Duyệt làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tuyên Quang

Ông Phạm Mạnh Duyệt, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tuyên Quang. Ông Phạm Mạnh Duyệt, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc...

Kon Tum bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Liêm giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường

Sáng 25/2, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở sáp nhập Sở Lao động -...

Thủ tướng đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động

Chiều 25/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN (ASEAN Future Forum - AFF) lần thứ 2 năm 2025 với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm, và tự cường trong một thế giới biến động". ...

Phòng, chống lãng phí phải như “cơm ăn, nước uống hàng ngày”

Sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát công việc và bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ phòng, chống lãng phí thời gian tới, đặc biệt là xử lý các dự án tồn đọng nhằm giải phóng nguồn lực cho phát triển. ...

Việt Nam vươn lên trở thành thành viên năng động và có ảnh hưởng nhất ASEAN

Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn đánh giá, trong hành trình 30 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những thành viên "năng động và có ảnh hưởng nhất" của ASEAN; là ví dụ điển hình về cách sự tiến bộ của mỗi quốc gia đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khu vực. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

TP Hồ Chí Minh và tỉnh Santiago de Cuba kết nối hợp tác kinh tế

Ngày 27/9, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải đã có buổi tiếp Đoàn đại biểu Chính quyền tỉnh Santiago de Cuba (Cuba) do Phó Thống đốc Waldis Gonzalez Peinado dẫn đầu, đang thăm và làm việc tại Thành phố trong khuôn khổ Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Vui mừng đón tiếp đoàn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải cho...

Vụ dụ dỗ tu tập thành tiên: Lộ diện nhiều vật phẩm chôn dưới đất

Sau khi triệt phá thành công chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức dụ dỗ tu tập thành tiên, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khai quật nhiều vật phẩm bị thổi phồng giá trị do các đối tượng chôn dưới đất. XEM CLIP: Khai quật vật phẩm phục vụ lừa đảo tu tập thành tiên. Công an tỉnh Đắk Lắk vừa bắt giữ cặp vợ chồng Nguyễn Anh Tuấn (1986) và Nguyễn Thị Nhớ (1988,...

Năm 2023, dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân, tuổi thọ trung bình 73,7 tuổi

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, dân số trung bình của Việt Nam là 100,3 triệu người. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi (năm 2022 là 73,6 tuổi), trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi. Dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân vào năm 2023 - Ảnh minh họa: NAM TRẦN Dân số tăng gần 1 triệu người Tổng cục Thống kê vừa có...

Xuất khẩu sang EU tăng 13,19%

Hiệp định EVFTA sau 5 năm thực hiện đã chứng kiến mức xuất siêu cao nhất của Việt Nam trong số các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Đây là nhận định nêu trong báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (Hiệp định EVFTA) do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố chiều 24/2/2025. ...

Cùng chuyên mục

Trường kỹ thuật top đầu cả nước tuyển 99% chỉ tiêu theo phương thức này

(Dân trí) - Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) dùng phương thức này để tuyển 95-99% tổng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm 2025. Chiều 25/2, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy dự kiến năm 2025.Xem đầy đủ thông tin tuyển sinh của trường TẠI ĐÂYTheo đó, năm 2025, Trường Đại học Bách khoa TPHCM dự kiến tuyển sinh 40 ngành đào...

12.300m2 đất xây hạ tầng khu đất ở mới và tái định cư tại Ứng Hòa

Kinhtedothi - TP Hà Nội giao 12.300m2 đất (đợt 1) tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất ở mới và tái định cư thị trấn Vân Đình UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 901/QĐ-UBND về việc giao 12.300m2 đất (đợt 1) tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa cho UBND huyện Ứng Hòa để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật...

Ngân hàng Nhà nước họp khẩn với các ngân hàng sau chỉ đạo nóng của Thủ tướng

(NLĐO)- Chiều 25-2, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương họp toàn hệ thống tổ chức tín dụng để quán triệt về việc tăng cường các giải pháp giảm lãi suất. ...

Cục Hàng không ra chỉ thị về nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hàng không

Cục trưởng Cục Hàng không VN Uông Việt Dũng vừa ký ban hành Chỉ thị về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hàng không. ...

Miền Bắc bất ngờ nắng liên tục ngay sau đợt mưa rét, Hà Nội tăng đến 28 độ

Chỉ ít ngày nữa, thời tiết miền Bắc sẽ có chuyển biến mạnh, xuất hiện nắng liên tục dù hiện nay còn đang mưa rét. Nhiệt độ ở thủ đô Hà Nội được dự báo tăng cao nhất đến 28 độ. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa thông tin về thời tiết các khu vực trên cả nước trong những ngày tới. Cụ thể, trong 1-2 ngày tới, phía Tây Bắc Bộ có mưa vài...

Mới nhất

Trường kỹ thuật top đầu cả nước tuyển 99% chỉ tiêu theo phương thức này

(Dân trí) - Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) dùng phương thức này để tuyển 95-99% tổng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm 2025. Chiều 25/2, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy dự kiến năm 2025.Xem đầy đủ thông tin tuyển sinh...

Ngân hàng Nhà nước họp khẩn với các ngân hàng sau chỉ đạo nóng của Thủ tướng

(NLĐO)- Chiều 25-2, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương họp toàn hệ thống tổ chức tín dụng để quán triệt về việc tăng cường các giải pháp...

Cục Hàng không ra chỉ thị về nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hàng không

Cục trưởng Cục Hàng không VN Uông Việt Dũng vừa ký ban hành Chỉ thị về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hàng không. ...

Miền Bắc bất ngờ nắng liên tục ngay sau đợt mưa rét, Hà Nội tăng đến 28 độ

Chỉ ít ngày nữa, thời tiết miền Bắc sẽ có chuyển biến mạnh, xuất hiện nắng liên tục dù hiện nay còn đang mưa rét. Nhiệt độ ở thủ đô Hà Nội được dự báo tăng cao nhất đến 28 độ. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa thông tin về thời tiết các khu vực...

Mới nhất