Trang chủChính trịNgoại giaoĐịnh giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi...

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích cho các bên

Baoquocte.vn. Việt Nam cần hướng tới xây dựng và ban hành biểu giá điện phù hợp cho cả điện gió, điện mặt trời, điện được hình thành từ các dạng năng lượng tái tạo khác hài hòa lợi ích của tất cả các bên.

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích cho các bên
Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành nhiều chính sách, giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. (Nguồn: VIR)

Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra hàng loạt nhiệm vụ và giải pháp đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới như xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch; ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường…

Trên cơ sở đó, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành nhiều chính sách, giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện chất thải rắn, thuỷ điện nhỏ, trong đó có chính sách giá điện hỗ trợ.

Đến hết năm 2023, tổng công suất nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) trong hệ thống điện là 21.664 MW, chiếm khoảng 27%; sản lượng điện phát của nguồn điện (gió, mặt trời mặt đất, mặt trời mái nhà) lũy kế năm khoảng 27.317 triệu kWh, chiếm tỷ trọng gần 13% hệ thống điện. Những kết quả này góp phần thực hiện định hướng trong Quy hoạch điện VIII, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và bảo đảm an ninh năng lượng.

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích cho các bên
Các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Dự án Điện mặt trời của Tập đoàn Aqua One tại Hậu Giang. (Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp)

Tại Hội thảo Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ dự án Liên hợp quốc (UNOPS) tổ chức chiều 18/2/2025, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phạm Minh Hùng nhấn mạnh, hiện nay Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng như Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Luật Điện lực 2024 hay Quy hoạch điện VIII đều xác định khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng…

Theo ông Phạm Minh Hùng, muốn thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng, cần bảo đảm giá điện hợp lý, phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất và kinh doanh, giúp nhà đầu tư có lợi nhuận ổn định. Cùng với đó, cho phép tư nhân tự quyết định giá mua bán điện nhưng không vượt quá khung giá quy định của Nhà nước.

Giá điện phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp điện lực. Đồng thời, cần nghiên cứu chính sách bảo đảm đầu tư như chuyển ngang giá nhiên liệu sang giá điện để giảm rủi ro, cam kết sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn để bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư.

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích cho các bên
Phiên họp cấp cao Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh (GEFE) vào tháng 10/2024. (Nguồn: BTC)

Tại Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh (GEFE) vào tháng 10/2024, các chuyên gia đã chỉ ra rằng cơ chế giá năng lượng của Việt Nam hiện nay chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích hoặc thúc đẩy việc áp dụng năng lượng tái tạo một cách hiệu quả.

Các chuyên gia tại GEFE 2024 nhận định rằng, nhu cầu cấp bách hiện nay là cải thiện cơ chế giá, xây dựng khung giao dịch năng lượng rõ ràng và khuyến khích sử dụng các giải pháp số để quản lý lưới điện. Các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên có những chính sách hỗ trợ cả hai phía sản xuất và tiêu thụ, bao gồm ưu đãi đầu tư vào năng lượng tái tạo và phạt vi phạm đối với việc phát thải carbon quá mức cho phép.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần xây dựng lộ trình tính đúng, tính đủ, loại bỏ trợ cấp đối với điện hình thành từ các nhiên liệu hóa thạch nhằm đẩy mạnh tính minh bạch và cạnh tranh công bằng trên thị trường mua bán điện.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để khơi thông các dự án điện năng lượng tái tạo, cuối tháng 11/2024, Luật Điện lực sửa đổi đã được biểu quyết thông qua với 439 đại biểu tán thành, chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội. Luật sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2025 tới đây.

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích cho các bên
Luật Điện lực (sửa đổi) 2024 có hiệu lực được kỳ vọng sẽ xác định được biểu giá điện phù hợp cho năng lượng tái tạo. (Nguồn: EVN)

Theo Bộ Công Thương, Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2024 đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan. Đặc biệt, Luật bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn trong đầu tư dự án điện như: khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo; cơ chế thực hiện các dự án điện khẩn cấp; làm rõ cơ chế xử lý, chính sách mới về giá, hợp đồng mua bán điện; thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh; khuyến khích đa dạng các thành phần kinh tế tham gia đầu tư….

Hy vọng khi Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực và đi vào thực thi cùng với các cơ chế, chính sách không ngừng được hoàn thiện sẽ giải quyết được vấn đề mấu chốt là việc xây dựng và ban hành biểu giá điện phù hợp cho cả điện gió, điện mặt trời, điện được hình thành từ các dạng năng lượng tái tạo khác hài hòa lợi ích của cả 3 bên, đó là: Chủ đầu tư (bên bán điện), EVN (người mua điện) và mục tiêu phát triển nguồn điện xanh – không phát thải khí nhà kính của Chính phủ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dinh-gia-nang-luong-tai-tao-phu-hop-va-hai-hoa-loi-ich-cho-cac-ben-305462.html

Cùng chủ đề

Công bố quyết định kiểm tra đối với Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

(NLĐO) - Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra năm 2025 đối với Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương ...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Phó Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN cùng Ban thư ký nỗ lực hơn nữa để xây dựng và triển khai hiệu quả hơn nữa tầm nhìn và các kế hoạch phát triển mới.

“Khoe” có nhiều đất hiếm hơn Ukraine, Nga sẵn sàng cùng Mỹ làm điều này

Ngày 25/2, Điện Kremlin cho biết, Nga có rất nhiều mỏ kim loại đất hiếm và sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận để khai thác các mỏ này, sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất khả năng ký một thỏa thuận như vậy với Mỹ.

Hà Nội chi gần 255 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên

Hà Nội sẽ chi gần 255 tỷ đồng để cấp bù tiền thưởng Tết cho giáo viên theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Bộ Công an hỗ trợ 231 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Gia Lai

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Công an đã phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khởi công, trao tặng nhà mẫu và bàn giao 231 tỷ đồng hỗ trợ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ngày 25/2, tại làng Hrak (xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Bộ Công an phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khởi công, trao tặng nhà mẫu và bàn giao 231 tỷ đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Phó Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN cùng Ban thư ký nỗ lực hơn nữa để xây dựng và triển khai hiệu quả hơn nữa tầm nhìn và các kế hoạch phát triển mới.

“Khoe” có nhiều đất hiếm hơn Ukraine, Nga sẵn sàng cùng Mỹ làm điều này

Ngày 25/2, Điện Kremlin cho biết, Nga có rất nhiều mỏ kim loại đất hiếm và sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận để khai thác các mỏ này, sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất khả năng ký một thỏa thuận như vậy với Mỹ.

Hà Nội chi gần 255 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên

Hà Nội sẽ chi gần 255 tỷ đồng để cấp bù tiền thưởng Tết cho giáo viên theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Phương Tây nêu “kịch bản xấu” với Kiev, Hàn Quốc thử nghiệm AI trong tập trận với Mỹ, Canada viện trợ cho Ukraine từ...

LHQ thông qua nghị quyết về xung đột Nga - Ukraine, Pháp tuyên bố có thể triển khai các máy bay chiến đấu mang vũ khí hạt nhân đến Đức, Tổng thống Phần Lan kêu gọi “chiến đấu đến cùng” với Nga vì EU… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Khu đô thị Thành phố Cà phê chính thức cất nóc Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique

Ngày 25/2/2025, Khu đô thị Thành phố Cà phê chính thức cất nóc Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique, tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiện ích đa dạng, đẳng cấp, xứng tầm là Khu đô thị bậc nhất Tây Nguyên.

Bài đọc nhiều

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường

Ngày 25/2, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động" khai mạc tại Hà Nội. Đây là sáng kiến do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 (Jakarta, Indonesia, tháng 9/2023). Sáng kiến quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam ...

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump “đốt nóng” kinh tế toàn cầu, ASEAN liệu có bình yên vô sự?

Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ mang đến những thách thức mới trong một hệ thống quốc tế vốn đã căng thẳng. Dù chưa có những động thái rõ rệt nhưng nền kinh tế ASEAN được cho là sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những chính sách của chính quyền Mỹ trong giai đoạn sắp tới.

Giá cà phê thế giới giảm cả tuần, trong nước vẫn tăng không ngừng, xuất khẩu sẽ thế nào trong năm 2025?

Cà phê trên cả hai sàn quốc tế giảm mạnh đã được dự báo, do đã tăng quá mạnh trước đó, đầu cơ đổ dồn tăng mua trên sàn dẫn đến hiện tượng bán tháo trong tuần qua. Tuy vậy giá cà phê nội địa vẫn tăng tốt trong bối cảnh nguồn cung từ Việt Nam thấp.

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Phó Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN cùng Ban thư ký nỗ lực hơn nữa để xây dựng và triển khai hiệu quả hơn nữa tầm nhìn và các kế hoạch phát triển mới.

“Khoe” có nhiều đất hiếm hơn Ukraine, Nga sẵn sàng cùng Mỹ làm điều này

Ngày 25/2, Điện Kremlin cho biết, Nga có rất nhiều mỏ kim loại đất hiếm và sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận để khai thác các mỏ này, sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất khả năng ký một thỏa thuận như vậy với Mỹ.

Thủ tướng đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động phát triển ASEAN

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cần sự đoàn kết, tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, hành động quyết liệt. Chiều 25/2, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới...

Tăng cường gắn kết kiều bào, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Ngày 25/02/2025, tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Việt Trường và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng đồng chủ trì buổi làm việc quan trọng.  Không chỉ là dịp nhìn lại những thành tựu nổi bật trong sự phối hợp giữa hai...

ASEAN và Việt Nam đứng trước khởi điểm lịch sử mới, cùng hướng tới mục tiêu đầy khát vọng

Ba thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. Việt Nam cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm, tự cường, cùng nhau hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Mới nhất

Thúc đẩy các cơ chế do ASEAN dẫn dắt

NDO - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, các đại biểu đã thảo luận về biến động và các xu hướng lớn đang định hình cục diện thế giới và tương lai ASEAN đến năm 2035, đồng thời đánh giá những nguyên tắc nền tảng của ASEAN trong bối cảnh địa chính trị mới,...

23 trưởng, phó cấp phòng và huyện ở Công an Bình Thuận xin nghỉ hưu trước tuổi

TPO - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận khẳng định, đây là động lực quan trọng để Công an tỉnh hoàn thành tốt nhất công tác sắp xếp, bố trí cán bộ khi triển khai tổ chức bộ máy mới, không còn tổ chức công an cấp huyện, cũng như việc xây dựng đề án nhân sự...

Vẻ ngọt ngào của nữ sinh Đại học Mở TPHCM tại ngày hội tuyển sinh Hoa hậu Việt Nam 2024

TPO - Hàng trăm sinh viên của Đại học Mở TPHCM hào hứng tham gia buổi tuyển sinh Hoa hậu Việt Nam 2024. Nhiều cô gái nộp hồ sơ đăng ký dự thi với hy vọng chạm tay vào vương miện danh giá. TPO - Hàng trăm sinh viên của Đại học Mở TPHCM hào hứng tham...

Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Nghệ An

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Nghệ An được thành lập trên cơ sở Ban Dân tộc tỉnh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ tỉnh chuyển sang.Những năm qua, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã triển khai thực hiện đồng bộ các dự...

Câu chuyện rất xúc động ở bệnh viện ngày sắp 27-2

Một ngày trước, nhiều người chia sẻ trên trang cá nhân tin nhắn tìm người thân cho một thanh niên 20 tuổi, bị chấn thương rất nặng sau tai nạn giao thông, không có giấy tờ tùy thân, được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Hữu...

Mới nhất