Trang chủChính trịNgoại giaoĐịnh hình tương lai nông nghiệp ASEAN trước ngã rẽ đổi mới...

Định hình tương lai nông nghiệp ASEAN trước ngã rẽ đổi mới và phát triển bền vững


Sáng 25/2, một trong những sự kiện khởi động Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 là tọa đàm “Thúc đẩy nông nghiệp thông minh vì an ninh lương thực khu vực”, diễn ra tại Học viện Ngoại giao.

TS. Nguyễn Thị Thìn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao chụp ảnh lưu niệm cùng các chuyên gia. (Ảnh: Ngọc Anh)
TS. Nguyễn Thị Thìn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao chụp ảnh lưu niệm cùng các chuyên gia. (Ảnh: Ngọc Anh)

Tham dự sự kiện có TS. Nguyễn Thị Thìn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao; ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; TS. Nguyễn Văn Bộ, Nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) cùng các chuyên gia về nông nghiệp từ trong và ngoài ASEAN.

Toạ đàm đã thảo luận về cách thức ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật, phân tích dữ liệu lớn nhằm tăng năng suất mùa màng, quản lý hiệu quả nguồn lực và ứng phó với những thách thức từ thiên nhiên.

Theo TS. Nguyễn Thị Thìn, nông nghiệp từ lâu đã là nền tảng của nhiều nền kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực này tại các quốc gia Đông Nam Á. (Ảnh: Ngọc Anh)
TS. Nguyễn Thị Thìn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định nông nghiệp từ lâu đã là nền tảng của nhiều nền kinh tế ASEAN. (Ảnh: Ngọc Anh)

Phát biểu chào mừng, TS. Nguyễn Thị Thìn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao nhấn mạnh, khi đứng trước ngã rẽ của đổi mới và phát triển bền vững, vai trò của công nghệ trong việc chuyển đổi nền nông nghiệp ở khu vực ASEAN trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Từ canh tác chính xác, tưới tiêu thông minh đến tích hợp phân tích dữ liệu và áp dụng các phương pháp bền vững, những cơ hội mà ASEAN có được hiện nay thực sự vô cùng rộng mở và đầy triển vọng.

Theo TS. Nguyễn Thị Thìn, nông nghiệp từ lâu đã là nền tảng của nhiều nền kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực này tại các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, dân số ngày càng gia tăng đòi hỏi nguồn thực phẩm an toàn và lành mạnh hơn, đặc biệt là khi chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn đột ngột.

“Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông minh trở nên cấp thiết nhằm nâng cao khả năng chống chịu và năng suất của hệ thống nông nghiệp”, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định.

Đồng thời, TS. Nguyễn Thị Thìn cho biết, toạ đàm lần này là nền tảng để những quốc gia thành viên ASEAN chia sẻ tri thức, xây dựng quan hệ đối tác và thảo luận về các phương pháp tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm thúc đẩy nông nghiệp thông minh.

“Tôi tin rằng, thông qua nỗ lực chung, chúng ta có thể định hình tương lai của nền nông nghiệp ASEAN, từ đó đảm bảo an ninh lương thực bền vững”, TS. Nguyễn Thị Thìn nhận định.

Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (Ảnh: Ngọc Anh)
Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Ảnh: Ngọc Anh)

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ rõ ASEAN đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, xung đột, mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, cần phải đẩy nhanh các chương trình hành động trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và thông minh, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự phát triển bền vững của ASEAN.

Theo ông Tô Việt Châu, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đem đến thu nhập cho 60% dân số nông thôn, đóng góp 12% GDP của đất nước năm 2023, tạo việc làm cho gần 400.000 lao động. Ngoài ra, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đang phát triển theo hướng công nghệ sinh thái và công nghệ cao, bảo vệ đất đồng thời thích ứng với điều kiện khí hậu, gắn với lĩnh vực công nghiệp nông thôn. Có thể nói, ngành nông nghiệp ở Việt Nam đang chuyển đổi tư duy sản xuất, đảm bảo phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu và kết hợp hài hoà các yếu tố về môi trường.

Bên cạnh đó, ông Tô Việt Châu nhấn mạnh, Việt Nam cũng là quốc gia tiên phong trong nỗ lực chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Đặc biệt, Việt Nam đã phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhằm xây dựng mạng lưới đổi mới sáng tạo về lương thực, thực phẩm; đồng thời, triển khai đề án phát triển bền vững, gắn với tăng trưởng xanh đến năm 2030.

Đây chính là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong việc ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Toàn cảnh buổi toạ đàm. (Ảnh: Ngọc Anh)
Toàn cảnh buổi toạ đàm. (Ảnh: Ngọc Anh)

Tại Toạ đàm, các học giả cùng nhau chia sẻ về tiềm năng của nông nghiệp thông minh trong việc khắc phục những vấn đề đặc thù của khu vực, hướng tới đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững cho ASEAN.

Cụ thể, ông Anggri Hervani từ Cơ quan nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Indonesia đã chỉ ra những xu hướng hiện nay trong nông nghiệp thông minh như canh tác chính xác, nông nghiệp kỹ thuật số, cây trồng thông minh và có khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu, các giải pháp bền vững trong công nghệ công nghiệp, nông trại thẳng đứng và nông nghiệp đô thị.

Đồng thời, ông Hervani đưa ra các giải pháp cho nền nông nghiệp tương lai bao gồm ứng dụng blockchain và AI để truy xuất nguồn gốc thực phẩm và triển khai nền tảng thương mại điện tử cho hộ nông dân có quy mô nhỏ.

Các biện pháp này nhằm đảm bảo chuỗi cung cứng an toàn, minh bạch, giá cả công bằng, an toàn thực phẩm, giảm chất thải ra môi trường và kết nối trực tiếp với người tiêu dùng.

Còn theo ông Manoluck Bounsihalath, Giám đốc Trung tâm thông tin – truyền thông nông – lâm nghiệp, Viện nghiên cứu nông – lâm nghiệp Lào, nông dân nước này hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức như hạn chế trong việc tiếp cận các công nghệ nông nghiệp hiện đại, tác động của biến đổi khí hậu, khó khăn khi tiếp cận thị trường, suy thoái đất và các vấn đề về sâu bệnh.

Ông Bounsihalath chỉ rõ, nông nghiệp thông minh là quá trình ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng cây trồng, đồng thời giảm thiểu sức lao động cho con người. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào đang thực hiện kế hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) giai đoạn 2020-2025, với tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời tiến hành rà soát, phát triển kế hoạch cho giai đoạn 2025-2035.

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia đã chỉ ra các giải pháp cho nền nông nghiệp tương lai. (Ảnh: Ngọc Anh)
Trong phiên thảo luận, các chuyên gia chỉ ra nhiều giải pháp cho nền nông nghiệp tương lai. (Ảnh: Ngọc Anh)

Trong khi đó, TS. Nguyễn Văn Bộ cho rằng nông nghiệp thông minh tại Việt Nam được hiểu là quá trình sản xuất chủ động phản ứng với các biến động từ yếu tố khách quan và chủ quan, nhằm thích ứng tốt hơn với những thay đổi của môi trường.

Đây là quá trình chuyển đổi từ việc tập trung vào giá trị đơn lẻ sang tích hợp đa giá trị, từ mục tiêu kinh tế thuần túy đến cân bằng giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Trong lĩnh vực sản xuất lương thực, đặc biệt là ngành lúa gạo, nông nghiệp thông minh chính là bước chuyển từ các phương pháp truyền thống sang những mô hình bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu của thị trường.

Chính vì vậy, việc phát triển nông nghiệp thông minh là điều tất yếu trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường liên tục biến động, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.


Xem thêm các bài viết trên Báo Thế giới và Việt Nam về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 tại đây.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng chí Võ Nguyên Phong giữ chức Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

Kinhtedothi- Chiều 25/2, UBND TP Hà Nội công bố quyết định bổ nhiệm đồng chí Võ Nguyên Phong giữ chức vụ Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội. Chủ tịch UBND TP Hà Nội bổ nhiệm đồng chí Võ Nguyên Phong (sinh năm 1969), Thành ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng (trước hợp nhất) giữ chức vụ Giám đốc Sở Công Thương; bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Ánh Dương (sinh năm 1979), Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu...

Thủ tướng đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động phát triển ASEAN

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cần sự đoàn kết, tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, hành động quyết liệt. Chiều 25/2, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới...

ASEAN và Việt Nam đứng trước khởi điểm lịch sử mới, cùng hướng tới mục tiêu đầy khát vọng

Ba thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. Việt Nam cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm, tự cường, cùng nhau hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Hà Nội chú trọng phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng  Hà Nội hiện có 27.100ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp. Trong đó có hơn 18.000ha rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường và rừng đặc dụng, phân bố trên địa bàn 7 huyện, thị xã: Sóc Sơn, Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Thời điểm này, các địa phương đang tổ chức lễ hội, hoạt động du lịch gần rừng và vùng lõi các khu...

[Ảnh] Khai mạc Triển lãm ảnh “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN”

NDO - Sáng 25/2, tại Học viện Ngoại giao diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN". Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. NDO - Sáng 25/2, tại Học viện Ngoại giao diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Hành trình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sau 14 năm, trợ lý ảo Siri cuối cùng đã hỗ trợ tiếng Việt

Cuối cùng, sau nhiều năm, người dùng iPhone tại Việt Nam đã có thể trải nghiệm tính năng trợ lý ảo Siri bằng tiếng Việt, lần đầu tiên ra mắt trên iPhone 4s.

ASEAN và Việt Nam đứng trước khởi điểm lịch sử mới, cùng hướng tới mục tiêu đầy khát vọng

Ba thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. Việt Nam cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm, tự cường, cùng nhau hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Mối quan hệ đồng minh với Mỹ đang sụp đổ

Cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang sụp đổ và kêu gọi châu Âu chấp nhận khả năng phải đơn độc đối phó với các mối đe dọa an ninh.

Châu Âu “tiền hậu bất nhất” về đánh đổi khoáng sản hiếm của Ukraine?

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa ngày 25/2 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ không yêu cầu các nguồn khoáng sản từ Ukraine để đổi lấy sự hỗ trợ cho quốc gia này.

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích cho các bên

Baoquocte.vn. Việt Nam cần hướng tới xây dựng và ban hành biểu giá điện phù hợp cho cả điện gió, điện mặt trời, điện được hình thành từ các dạng năng lượng tái tạo khác hài hòa lợi ích của tất cả các bên.

Bài đọc nhiều

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường

Ngày 25/2, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động" khai mạc tại Hà Nội. Đây là sáng kiến do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 (Jakarta, Indonesia, tháng 9/2023). Sáng kiến quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam ...

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump “đốt nóng” kinh tế toàn cầu, ASEAN liệu có bình yên vô sự?

Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ mang đến những thách thức mới trong một hệ thống quốc tế vốn đã căng thẳng. Dù chưa có những động thái rõ rệt nhưng nền kinh tế ASEAN được cho là sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những chính sách của chính quyền Mỹ trong giai đoạn sắp tới.

Giá cà phê thế giới giảm cả tuần, trong nước vẫn tăng không ngừng, xuất khẩu sẽ thế nào trong năm 2025?

Cà phê trên cả hai sàn quốc tế giảm mạnh đã được dự báo, do đã tăng quá mạnh trước đó, đầu cơ đổ dồn tăng mua trên sàn dẫn đến hiện tượng bán tháo trong tuần qua. Tuy vậy giá cà phê nội địa vẫn tăng tốt trong bối cảnh nguồn cung từ Việt Nam thấp.

Đại sứ Caroline Beresford: Thắt chặt hơn nữa sợi dây gắn kết hai nước Việt Nam – New Zealand

Từ ngày 25-28/2, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai. Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: TTXVN phát Nhân dịp này, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động phát triển ASEAN

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cần sự đoàn kết, tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, hành động quyết liệt. Chiều 25/2, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới...

Tăng cường gắn kết kiều bào, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Ngày 25/02/2025, tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Việt Trường và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng đồng chủ trì buổi làm việc quan trọng.  Không chỉ là dịp nhìn lại những thành tựu nổi bật trong sự phối hợp giữa hai...

ASEAN và Việt Nam đứng trước khởi điểm lịch sử mới, cùng hướng tới mục tiêu đầy khát vọng

Ba thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. Việt Nam cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm, tự cường, cùng nhau hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích cho các bên

Baoquocte.vn. Việt Nam cần hướng tới xây dựng và ban hành biểu giá điện phù hợp cho cả điện gió, điện mặt trời, điện được hình thành từ các dạng năng lượng tái tạo khác hài hòa lợi ích của tất cả các bên.

Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025

Chiều 25/2, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” đã chính thức khai mạc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp lễ khai mạc và đưa tin về tất cả các phiên làm việc của Diễn đàn.

Mới nhất

Ajinomoto Việt Nam: 21 năm không ngừng đóng góp cho giáo dục

Ngày 22-2, Ajinomoto Việt Nam phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Đồng Nai và hai doanh nghiệp Nhật tổ chức lễ trao học bổng “Cho em đến trường” năm học 2024-2025. ...

Gọi bác sĩ là ‘anh, chị’, gần gũi hay thiếu chuẩn mực?

Cách xưng hô giữa bệnh nhân và bác sĩ dần trở nên bình đẳng hơn, nhưng điều này liệu có đồng nghĩa với sự tôn trọng cũng thay đổi? Giữa cởi mở và chuẩn mực, đâu là giới hạn? ...

Ông Nguyễn Xuân Đại được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành...

Phát động cuộc thi “Bác Hồ với Thiếu nhi

Ngày 25/2, tại thành phố Huế, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức...

Mới nhất