Trang chủNewsThế giớiChiến dịch quân sự đặc biệt của Nga: 3 năm nhìn lại

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga: 3 năm nhìn lại

Trong hơn 50 năm qua, Mỹ đã mắc ba thất bại chiến lược nghiêm trọng, làm suy giảm vị thế siêu cường và tạo điều kiện cho các đối thủ địa chính trị vươn lên.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đi bộ sau cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G7, tại Fasano, Italy, ngày 13/6/2024. (Nguồn: Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đi bộ sau cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7, tại Fasano, Italy, ngày 13/6/2024. (Nguồn: Reuters)

Lời của Nhà nghiên cứu chiến lược ngoại giao bậc thầy của Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đối với các cán bộ ngoại giao vào cuối những năm 1980, đầu 1990, khi Việt Nam đang “loay hoay” tìm giải pháp về Campuchia vẫn khắc sâu trong tôi. Ông Nguyễn Cơ Thạch nói, đại ý, để có cái nhìn và đánh giá toàn diện, “các anh” không chỉ theo dõi các diễn biến ở trong khu vực, mà nhất thiết phải xem ở Moscow, Bắc Kinh, Washington DC, Paris “người ta” nghĩ gì, làm gì. Phải luôn đặt “câu chuyện Campuchia” cũng như các quan hệ song phương khác trong bàn cờ chiến lược lớn, soi lại trong lịch sử những câu chuyện này được xử lý ra sao, từ đó mới ra được câu chuyện của “ta”.

Với cách tiếp cận như vậy, trước hết nên nhìn Ukraine trong bối cảnh “Ba thất bại chiến lược lớn của Mỹ trong hơn 50 năm qua”. Những sai lầm này bao gồm (i) Chiến tranh Việt Nam, (ii) cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Iraq, và (iii) Sự can dự vào cuộc chiến Ukraine – Nga.

Cả ba cuộc chiến đều khiến Mỹ tiêu tốn nguồn lực khổng lồ, nhưng không đạt được mục tiêu đề ra, thậm chí còn làm đối thủ mạnh lên.

I. Chiến tranh Việt Nam (1955-1975) – Thất bại toàn diện, giúp Liên Xô vươn lên

Mỹ tham chiến tại Việt Nam với mục tiêu ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản theo Học thuyết Domino với giả định sai, cho rằng phe Xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một thể thống nhất, có sự “chỉ đạo” từ Moscow và Bắc Kinh. Theo đó, việc “để mất” một quốc gia “vào tay cộng sản”, sẽ khiến các quốc gia khác sụp đổ, rơi vào phe XHCN như những con bài Domino.

Bất chấp việc huy động sức mạnh quân sự và tài chính khổng lồ, Mỹ vẫn không thể ngăn Việt Nam thống nhất đất nước. Đây được coi là một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử chính trị – quân sự của Mỹ tính đến thời điểm đó:

Chi phí và tổn thất

– Hơn 58.000 lính Mỹ thiệt mạng, hàng trăm nghìn binh sĩ bị thương.

– Tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD (tính theo thời giá hiện nay).

– Uy tín của Mỹ bị tổn hại nghiêm trọng, xã hội chia rẽ, phong trào phản chiến bùng nổ.

(Thiệt hại nhân lực về phía Việt Nam ở cả hai miền là trên 3 triệu người)

Hệ quả địa chính trị

– Mỹ thất bại trong việc kiềm chế Việt Nam, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975.

– Liên Xô hưởng lợi lớn từ sự suy yếu của Mỹ:

Về mặt kinh tế: Trong khi Mỹ sa lầy ở Việt Nam, Liên Xô có thời gian để tập trung phát triển công nghiệp và kinh tế quân sự.

Về ảnh hưởng toàn cầu: Nhiều nước thuộc thế giới thứ ba chọn liên minh với Liên Xô, giúp Moscow gia tăng vị thế trên trường quốc tế.

Về củng cố sức mạnh quân sự: Liên Xô giành thế cân bằng với Mỹ trong bộ ba vũ khí chiến lược (tên lửa hạt nhân liên lục địa, máy bay ném bom, tàu ngầm hạt nhân), buộc Mỹ phải đàm phán giải trừ quân bị SALT.

Sau khi rút khỏi Việt Nam, Mỹ tập trung vào cuộc đối đầu trực tiếp với Liên Xô, điều chỉnh chiến lược sang các mặt trận khác như bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc cho đến các sáng kiến công nghệ và kinh tế nhằm duy trì ưu thế trước đối thủ.

II. Chiến dịch chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq (2001-2021) hao tiền tốn của, không mang lại hiệu quả

Sau sự kiện khủng bố 11/9/2001, Mỹ phát động “Cuộc chiến chống khủng bố” nhằm lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan và Tổng thống Saddam Hussein ở Iraq. Ban đầu, Mỹ giành được thắng lợi quân sự nhanh chóng và áp đảo, nhưng về lâu dài, đây lại là một trong những thất bại chiến lược lớn nhất của nước này do can thiệp sâu vào quá trình hậu chiến.

Chi phí và tổn thất

– Khoảng 4.000 tỷ USD (bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp).

– Hàng chục nghìn lính Mỹ thiệt mạng và bị thương.

– Xã hội Mỹ bị chia rẽ, lòng tin vào chính phủ suy giảm nghiêm trọng.

Hệ quả địa chính trị

– Mỹ không thể tiêu diệt hoàn toàn khủng bố: Al-Qaeda, ISIS và nhiều tổ chức khủng bố khác vẫn tồn tại và mở rộng hoạt động tại Trung Đông và Bắc Phi.

– Sai lầm chiến lược: Mỹ lựa chọn chiến tranh quy mô lớn thay vì sử dụng các phương pháp hiệu quả, ít tốn kém hơn như tình báo, biệt kích, tấn công chính xác bằng tên lửa hoặc cắt nguồn tài chính của khủng bố.

– Làm cho Mỹ suy yếu, tạo lợi thế cho Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ: Trong khi Mỹ sa lầy tại Trung Đông, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng mọi mặt từ về kinh tế, công nghệ, ngoại giao, đến văn hóa, quân sự ở nhiều khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Kết cục

– Mỹ rút khỏi Afghanistan năm 2021, Taliban ngay lập tức quay lại nắm quyền, khiến 20 năm can thiệp của Mỹ trở thành vô nghĩa.

– Iraq vẫn bất ổn, trở thành khu vực ảnh hưởng của Iran.

Sau khi rút lui khỏi Trung Đông, Mỹ cố gắng chuyển trọng tâm sang đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, đến thời chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden, xung đột Ukraine nổ ra, tiếp tục kéo Mỹ vào một ván cờ khác, một lần nữa làm suy giảm nội lực cũng như chiến lược của Mỹ.

Xung đột Nga-Ukraine được cho là sẽ có những bước ngoặt quan trọng trong năm 2025. (Nguồn: Reuters)
Xung đột Nga-Ukraine được cho là sẽ có những bước ngoặt quan trọng trong năm 2025. (Nguồn: Reuters)

III. Hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga (2022-nay) – Mỹ và phương Tây suy yếu còn đối thủ mạnh lên

Mỹ và phương Tây đã cung cấp khoảng 300 tỷ USD viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine với mục tiêu làm suy yếu Nga, nhưng sau hơn ba năm, cục diện chiến trường không thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine.

Chi phí và tổn thất

– 175 tỷ USD từ Mỹ, tổng viện trợ phương Tây lên đến 300 tỷ USD.

– Các kho vũ khí của phương Tây cạn kiệt, trong khi Nga đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng, từng bước vô hiệu hóa các lệnh cấm vận và thành công xây dựng nền kinh tế thời chiến dù chịu rất nhiều thiệt hại.

Hệ quả địa – chính trị

– Không đạt được mục tiêu chiến lược: Ukraine không giành lại được lãnh thổ, trong khi Nga tiếp tục duy trì thế thượng phong.

– Phương Tây suy yếu:

Về kinh tế: EU chịu tác động nặng nề vì mất nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga.

Về chính trị: Châu Âu chia rẽ về cách tiếp cận đối với Nga, trong khi Mỹ ngày càng bị hạn chế khả năng can thiệp.

Về quân sự: NATO bị suy yếu do tiêu hao nguồn lực mà không đạt được lợi ích chiến lược rõ ràng.

Nga và Trung Quốc hưởng lợi

– Nga chuyển đổi nền kinh tế sang thời chiến, đẩy mạnh sản xuất vũ khí và phát triển công nghệ quân sự.

– Nga – Trung liên minh chặt chẽ hơn, xây dựng “quan hệ đối tác không giới hạn”, hình thành trục đối trọng với phương Tây.

Khi lên cầm quyền, cũng như các đời Tổng thống trước đó, Tổng thống Donald Trump thấy khi đã dốc hết lực từ quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính (trừ can thiệp quân sự trực tiếp – điều mà Mỹ và NATO không thể vì sẽ dẫn đến Thế chiến thứ III) thì phải “xoay cờ” thật nhanh để chơi ván mới, tập trung nguồn lực vào một mối đe doạ lớn và duy nhất trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov cùng Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud và các thành viên đoàn Nga và Mỹ tại Cung điện Diriyah, ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia trong cuộc gặp ngày 18/2. (Ngu
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov cùng Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud và các thành viên đoàn Nga và Mỹ tại Cung điện Diriyah, ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia trong cuộc gặp đầu tiên tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột Nga – Ukraine, ngày 18/2. (Nguồn: theguardian)

Ba bài học chiến lược từ các thất bại trên của Mỹ

1. Khi không đạt được mục tiêu, Mỹ sẵn sàng đoạn tuyệt với chính sách cũ và bày lại bàn cờ mới. Dù đã đầu tư hàng nghìn tỷ USD và sinh mạng binh sĩ, khi thấy không thể đạt được mục tiêu đề ra, Mỹ sẵn sàng rút lui để tái thiết chiến lược. Việc rút khỏi Việt Nam, Trung Đông và sắp tới có thể là Ukraine đều phản ánh tính thực dụng này.

2. Không để một cuộc xung đột kéo dài làm suy kiệt nội lực quốc gia. Cả ba cuộc chiến đều khiến Mỹ tiêu tốn tài nguyên khổng lồ trong khi đối thủ như Liên Xô, Trung Quốc lại hưởng lợi. Washington nhận ra rằng để duy trì vị thế siêu cường, họ phải tránh bị cuốn vào các cuộc chiến tiêu hao không mang lại lợi ích chiến lược rõ ràng. Trong trường hợp xung đột Nga-Ukraine, Chính quyền Tổng thống Donald Trump thấy rằng không thể để Ukraine hay cuộc xung đột Nga – Ukraine quyết định vận mệnh của Mỹ và phương Tây và đây là lúc Mỹ cần phải hành động dứt khoát và quyết liệt. Trước đó, tại Afghanistan năm 2021, khi thay đổi chiến lược, chính quyền Tổng thống Biden cũng rút nhanh bằng mọi giá, thậm chí còn không kịp mang đi kho vũ khí trị giá hàng tỷ USD.

3. Lựa chọn phương pháp can thiệp hiệu quả, không phụ thuộc vào chiến tranh quy mô lớn. Việc triển khai quân sự quy mô lớn tại Việt Nam, Afghanistan, Iraq hay Ukraine đã chứng minh sự không hiệu quả. Mỹ đang dần chuyển hướng sang sử dụng sức mạnh kinh tế, công nghệ, và ngoại giao thay vì phụ thuộc vào chiến tranh truyền thống.

Là nước lớn, Mỹ luôn có khả năng và nguồn lực xoay chuyển chiến lược nhanh chóng, và sau mỗi thất bại, họ tìm cách xây dựng lại thế trận mới để tiếp tục duy trì vị thế toàn cầu. Tuy nhiên, bối cảnh, so sánh tương quan lực lượng đã thay đổi, còn nội lực của Mỹ cũng đã bị bào mòn sau nhiều cuộc chiến hao người tốn của nên câu chuyện “chuyển trụ, chuyển trục” sẽ tiếp tục là câu chuyện dài tập, chưa thể có lời giải trong ngày một, ngày hai.


* Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Mỹ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chien-dich-quan-su-dac-biet-cua-nga-3-nam-nhin-lai-305516.html

Cùng chủ đề

iPhone 17 Pro được nâng cấp vượt trội về quay video

Dù dòng iPhone 17 vẫn còn khoảng 7 tháng nữa mới ra mắt, nhưng các tin đồn về thiết bị này đã liên tục xuất hiện, đặc biệt là các mẫu iPhone 17 Pro. Thông tin mới nhất đến từ Mark Gurman của Bloomberg. Trong bản tin Power On cuối tuần qua, Mark Gurman cho biết Apple dự định tăng cường các cải tiến về khả năng quay video trên iPhone 17 Pro khi giới thiệu thiết bị này vào...

Cần xây dựng barie từ đồng ruộng

Thị trường xuất khẩu ngày càng đưa ra những yêu cầu khắt khe, nếu chúng ta không xây dựng các hàng rào, các barie từ đồng ruộng thì nông sản sẽ khó đi đường dài Không để con sâu làm rầu nồi canh Là địa bàn sản xuất nông nghiệp chủ lực với hơn 700 nghìn ha diện tích trồng cây công nghiệp và trái cây như hồ tiêu, cà phê, cao su,...

Dự báo giá vàng ngày mai 26/02/2025: Nhích tăng

Dự báo giá vàng ngày mai; giá vàng trong nước và thế giới mới nhất; biến động giá vàng SJC, 9999, 24k, 18k của PNJ, DOJI trong ngày; giá vàng hôm nay. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá...

Mỹ cải cách “mạnh tay” với các quy định phòng vệ thương mại

(PLVN) -  Hoa Kỳ vừa ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 15/1/2025, với nhiều sửa đổi quan trọng liên quan đến thuế suất, lựa chọn quốc gia thay thế, thời hạn nộp thông tin và áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có...  25/02/2025 18:31 Ảnh minh hoạ. (PLVN) -  Hoa Kỳ vừa ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 15/1/2025, với nhiều...

Đăk Glei (Kon Tum): Chương trình MTQG 1719 giúp đồng bào DTTS nâng cao đời sống

Những năm qua, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã triển khai thực hiện đồng bộ các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, từng bước làm thay đổi diện mạo các thôn, làng và nâng cao đời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

ASEAN và Việt Nam đứng trước khởi điểm lịch sử mới, cùng hướng tới mục tiêu đầy khát vọng

Ba thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. Việt Nam cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm, tự cường, cùng nhau hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Mối quan hệ đồng minh với Mỹ đang sụp đổ

Cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang sụp đổ và kêu gọi châu Âu chấp nhận khả năng phải đơn độc đối phó với các mối đe dọa an ninh.

Châu Âu “tiền hậu bất nhất” về đánh đổi khoáng sản hiếm của Ukraine?

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa ngày 25/2 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ không yêu cầu các nguồn khoáng sản từ Ukraine để đổi lấy sự hỗ trợ cho quốc gia này.

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích cho các bên

Baoquocte.vn. Việt Nam cần hướng tới xây dựng và ban hành biểu giá điện phù hợp cho cả điện gió, điện mặt trời, điện được hình thành từ các dạng năng lượng tái tạo khác hài hòa lợi ích của tất cả các bên.

Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025

Chiều 25/2, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” đã chính thức khai mạc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp lễ khai mạc và đưa tin về tất cả các phiên làm việc của Diễn đàn.

Bài đọc nhiều

Từ cô bé Việt nhút nhát đến ngôi sao sáng của ngành khoa học dữ liệu

Với niềm đam mê và ngọn lửa nhiệt huyết, 'cô bé nhút nhát' mê toán Trần Thị Kim Khuyên đã trở thành gương mặt nổi bật và đầy triển vọng của ngành khoa học dữ liệu thế giới. ...

Ông Trump bất ngờ sa thải Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21.2 đột ngột sa thải tướng không quân CQ Brown Jr. khỏi vị trí chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân của nước này - vị trí sĩ quan cấp cao nhất trong quân đội...

Nổ bom ngay trước chuyến thăm tới tỉnh miền Nam của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Ngày 23/2, một số vụ nổ bom đã xảy ra tại các tỉnh miền Nam Thái Lan gây thương vong. Đáng chú ý, có vụ nổ xảy ra ngay trước khi phái đoàn của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra tới.

Tố Israel trốn tránh, Hamas tuyên bố tạm ngừng đàm phán ngừng bắn giai đoạn 2 ở Dải Gaza

Ngày 23/2, phong trào Hamas ở Dải Gaza đã lên án Israel vì quyết định hoãn thả tù nhân và những người Palestine bị giam giữ,

EU họp khẩn về Ukraine và an ninh châu Âu, ông Zelensky muốn gặp ông Trump

Các lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp khẩn hôm 6.3 để bàn về các bước kế tiếp cho Ukraine và an ninh châu Âu. ...

Cùng chuyên mục

Hội thảo phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng ở TP.HCM

Hôm nay (25.2), UBND TP.HCM và Tổng Lãnh sự quán Anh đồng tổ chức Hội thảo giải pháp phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) trên địa bàn thành phố. ...

Máy bay ném bom B-52 bay sát biên giới Nga và Belarus

Vào ngày tròn 3 năm chiến sự Ukraine, một máy bay ném bom B-52H của Không quân Mỹ đã thực hiện chuyến bay 'thị uy' trên bầu trời thủ đô Tallinn (Estonia) gần biên giới Nga và Belarus. ...

Mối quan hệ đồng minh với Mỹ đang sụp đổ

Cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang sụp đổ và kêu gọi châu Âu chấp nhận khả năng phải đơn độc đối phó với các mối đe dọa an ninh.

Châu Âu “tiền hậu bất nhất” về đánh đổi khoáng sản hiếm của Ukraine?

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa ngày 25/2 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ không yêu cầu các nguồn khoáng sản từ Ukraine để đổi lấy sự hỗ trợ cho quốc gia này.

Ukraine có thể vào EU trước năm 2030

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 24.2 dự báo Ukraine có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trước năm 2030, và xem đây là một đảm bảo an ninh quan trọng. ...

Mới nhất

Phát động cuộc thi “Bác Hồ với Thiếu nhi

Ngày 25/2, tại thành phố Huế, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức...

Vingroup và Đà Nẵng cùng nghiên cứu chính sách phát triển khu thương mại tự do

Vingroup và Đà Nẵng cùng nghiên cứu chính sách phát triển khu thương mại tự do, trung tâm tài chính, phát triển tuyến xe buýt điện Đà Nẵng - Huế… ...

Công bố quyết định thành lập Đảng bộ Ngân hàng Nhà nước và tổ chức bộ máy, nhân sự mới

NDO - Ngày 25/2, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Ngân hàng Nhà nước và quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Ngân hàng Nhà nước. Đảng bộ Ngân hàng Nhà nước là đảng bộ cấp trên trực tiếp...

TPHCM thí điểm dự án hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ khuyết tật

Với trẻ em khuyết tật, những hoạt động tưởng chừng đơn giản như trò chuyện, giao tiếp, học...

Chuyện về nữ bác sĩ giàu lòng yêu thương bệnh nhi ung thư

Khoa Ung bướu – Huyết học – Ghép tủy nằm ở tầng 5 của Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế hiện có gần 80 bệnh nhi đến từ các tỉnh thành khắp cả nước đến đây...

Mới nhất