Trong khi dịch cúm chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì các ca mắc sởi tại Hà Nội lại có chiếu hướng gia tăng. Đa số các ca trẻ mắc sởi biến chứng chưa được tiêm chủng, tiêm chưa đủ mũi hoặc dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm chủng).
Theo
BSCKII Phạm
Mạnh
Thân – Bệnh
viện
An Việt,
sởi là
bệnh truyền nhiễm cấp tính
do virus gây ra, tốc độ lây
lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt
là ở những
khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, khu đông
dân cư.

Bệnh dễ bùng phát thành dịch, thậm chí là đại dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bệnh sởi ở trẻ em phổ biến và
dễ gặp phải các
biến chứng nguy hiểm nếu như không
được điều trị kịp thời.
Bệnh sởi ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính
lây qua đường hô
hấp cực kỳ nhanh, nếu không
có biện pháp
phòng ngừa phù
hợp, nguy cơ bùng
phát thành dịch sởi rất cao.
Bệnh sởi lây chủ yếu qua đường hô
hấp do tiếp xúc
trực tiếp với các
dịch tiết mũi hoặc họng của bệnh
nhân khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Virus sởi cũng có
khả năng lây
gián tiếp khi chạm vào
các đồ vật, bề mặt bị nhiễm dịch tiết
đường mũi họng của người bệnh sau đó đưa lên mũi, miệng.
Tại Việt Nam, sởi xuất hiện quanh năm, mạnh nhất vào
các thời điểm giao mùa
với đặc điểm thời tiết diễn biến
phức tạp, nắng mưa thất thường, nhất là vào thời điểm giao mùa Đông –
Xuân.
Bệnh sởi ở trẻ trải
qua 4 giai đoạn gồm giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát,
giai đoạn toàn
phát và gia đoạn phục hồi. Trẻ bị
nhiễm sởi sẽ không khởi phát ngay lập tức mà trải qua thời kỳ ủ bệnh kéo
dài từ 12 đến 14 ngày, trong một số trường hợp có
thể lên
đến 21 ngày.
Các
triệu chứng ở giai đoạn ủ bệnh thường
không rõ ràng. Ở giai đoạn khởi phát, trẻ thường xuất hiện các
triệu chứng sốt từ nhẹ đến cao, viêm
kết mạc và
đỏ mắt, xuất tiết mũi họng, chảy
nước mắt và nước mũi nhiều, ho, hạch ngoại biên sưng, tiêu lỏng và biếng ăn.
Trong giai đoạn toàn
phát còn gọi là
giai đoạn phát
ban, sẽ xuất hiện của các
vết ban đỏ lan rộng ra khắp cơ thể.
Ban đỏ do sởi gây ra sẽ xuất hiện theo tuần tự từ phía
sau tai, sau gáy, trán, rồi
lan dần xuống cổ, thân mình, ngực, lưng, tứ chi và
cả lòng
bàn tay, lòng bàn chân. Các vết
ban đỏ này có thể mọc thành từng đốm nhỏ hoặc lan rộng ra, kết hợp thành
từng đám
lớn
kèm theo hội
chứng
viêm long.
Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn hồi phục, thường trẻ đã
hết sốt và
các vết ban cũng sẽ nhạt dần rồi biến
mất. Tuy nhiên, nếu ban biến mất nhưng trẻ vẫn còn
sốt, có
thể bệnh đã
biến chứng thành
các bệnh trạng nguy hiểm hơn.
BSCKII
Phạm
Mạnh
Thân cho biết,
sởi
ở trẻ có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm ở đường hô
hấp, thần kinh, tiêu
hóa, tai – mũi họng. Các
biến chứng nguy hiểm của bệnh gồm có
viêm phổi, viêm
tai giữa, viêm
thanh quản, viêm
phế quản, viêm
não tủy, tiêu
chảy kéo
dài, suy dinh dưỡng, loét
giác mạc do thiếu vitamin A. Trong đó,
biến chứng thần kinh có
tỷ lệ thấp song xuất hiện nhiều ở
nhóm tuổi học
đường, ví dụ viêm màng não, viêm não…
Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có
thuốc đặc trị và
các phương pháp điều trị chủ yếu tập
trung vào việc giảm triệu chứng, hạn chế biến chứng xảy ra. Biện pháp
phòng ngừa sởi tốt nhất hiện
nay chính là tiêm vaccine.
Theo
khuyến cáo
của Bộ Y tế, trẻ từ 9 tháng
tuổi cần được tiêm
vắc xin Sởi đơn hoặc vắc xin kết hợp
Sởi – Quai bị – Rubella (loại thế hệ mới – vắc xin Priorix) sớm và
không trì hoãn.
Nguồn: https://giadinhonline.vn/canh-bao-benh-soi-giai-doan-giao-mua-dong–xuan-d204672.html