Trang chủNewsThế giớiChèo lái giữa "đại dương xung đột"

Chèo lái giữa “đại dương xung đột”

Tuần qua, cả thế giới hướng mắt về thủ đô Riyadh, dõi theo từng chuyển động của đàm phán Mỹ-Nga – cuộc gặp không chỉ định hình tương lai Ukraine mà còn phản ánh vị thế ngày càng tăng của Saudi Arabia trong vai trò sứ giả hòa bình.

Phái đoàn Mỹ và Nga họp tại Riyadh, Saudi Arabia, ngày 18/2. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết vào cuối các cuộc đàm phán quan trọng không bao gồm Kiev rằng, Washington và Moscow sẽ chỉ định các nhóm cấp cao để đàm phán về việc chấm dứt xung đột ở Ukra
Phái đoàn Mỹ và Nga họp tại Riyadh, Saudi Arabia ngày 18/2. (Nguồn: AFP)

Trong bối cảnh cục diện thế giới diễn biến phức tạp, cần một quốc gia đóng vai trò cầu nối, làm trung gian giữa các cường quốc hàng đầu, Saudi Arabia đứng ra tổ chức hội nghị tại Riyadh ngày 18/2 giữa hai phái đoàn Mỹ và Nga, dưới sự dẫn dắt của Thái tử Mohammed bin Salman.

“Kiến trúc sư hòa bình”

Hội nghị đã đưa Mỹ và Nga “chung mâm” sau nhiều năm xa cách, một lần nữa chứng minh rằng Riyadh không chỉ là quan sát viên các vấn đề quốc tế, mà còn là “kiến trúc sư hòa bình”. Sự kiện mở ra tiền đề cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tương lai, nhằm tìm kiếm giải pháp giảm leo thang, tiến tới chấm dứt xung đột Ukraine.

Matthew Robinson, Giám đốc Trung tâm thông tin châu Âu – vùng Vịnh, nhận định đây là một phần trong nỗ lực của Riyadh nhằm trở thành “một nhân tố chủ chốt trong giải quyết các vấn đề địa chính trị lớn”.

Bình luận về Hội nghị ngày 18/2, mạng truyền thình tin tức Al Arabiya ví Saudi Arabia là “địa điểm gặp gỡ quan trọng, vùng trung lập nơi ngay cả những vấn đề toàn cầu phức tạp nhất cũng có thể tìm ra hướng giải quyết”.

Việc Saudi Arabia vươn lên như một thế lực ngoại giao đánh dấu sự chuyển đổi trong quan hệ quốc tế. Các cuộc đàm phán do phương Tây dẫn dắt trước đây đang dần nhường chỗ cho một thế giới đa cực hơn, các quốc gia vừa và nhỏ, trong đó có Riyadh, đóng vai trò chủ chốt giải quyết xung đột quốc tế. Saudi Arabia đang thể hiện khả năng đưa các bên đối lập xích lại gần nhau, cung cấp địa điểm trung lập và thúc đẩy ngoại giao thực dụng, hướng đến kết quả cụ thể.

Trong quá khứ, Riyadh từng đứng ra hòa giải nhiều mối thâm thù lịch sử, chẳng hạn như hàn gắn quan hệ Qatar và các nước vùng Vịnh, xóa nhòa mâu thuẫn Pakistan-Ấn Độ và gần đây nhất là tổ chức hội nghị hòa bình về Ukraine tại thành phố Jeddah tháng 8/2023.

Sự kiện thu hút sự tham gia của đại diện từ khoảng 40 quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu. Nước chủ nhà Saudi Arabia khẳng định các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí về tầm quan trọng của việc tiếp tục tham vấn quốc tế và trao đổi quan điểm, góp phần xây dựng nền tảng chung mở đường cho hòa bình tại Ukraine.

OPEC là một trong những tổ chức quyền lực nhất trong cung cấp dầu thế giới, vì sản xuất hơn một phần ba nguồn cung dầu toàn cầu. (Nguồn: Oil & Gas Middle East)
OPEC là một trong những tổ chức quyền lực nhất trong cung cấp dầu thế giới, vì sản xuất hơn một phần ba nguồn cung dầu toàn cầu. (Nguồn: Oil & Gas Middle East)

“Đôi cánh” kinh tế

Tầm ảnh hưởng của Riyadh không chỉ giới hạn ở lĩnh vực ngoại giao mà còn lan rộng sang kinh tế và thị trường năng lượng. Là thế lực đáng gờm của ngành công nghiệp dầu mỏ và dẫn dắt Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), các quyết sách năng lượng của Riyadh tác động đáng kể đến sản lượng và tính ổn định thị trường dầu, cũng như xu hướng kinh tế toàn cầu.

Trọng tâm quyền lực kinh tế của Saudi Arabia nằm ở vai trò lãnh đạo trong OPEC. Với sản lượng xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Vương quốc này đối mặt thách thức cân bằng giữa lợi ích kinh tế và áp lực địa chính trị. Chẳng hạn, Mỹ nhiều lần kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu để giảm giá dầu toàn cầu và kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, Riyadh tỏ ra lưỡng lự trước tín hiệu của Washington, do phải cân nhắc nhu cầu tài chính, chính sách năng lượng trong nước và quan hệ với các quốc gia sản xuất dầu khác.

Ngoài yếu tố kinh tế thị trường, chính sách năng lượng của Saudi Arabia là công cụ định hình vị thế địa chính trị, giúp Vương quốc này duy trì cân bằng giữa các cường quốc năng lượng, nhất là Nga. Mối hợp tác với Moscow thông qua các thỏa thuận OPEC+ cho thấy cách tiếp cận thực dụng của Riyadh trong quản lý cán cân cung-cầu dầu mỏ toàn cầu và sự ổn định của kinh tế thế giới.

Dù dầu mỏ vẫn là động lực kinh tế chính, Saudi Arabia đang tích cực theo đuổi chiến lược đa dạng hóa kinh tế thông qua “Tầm nhìn 2030” – một kế hoạch cải cách đầy tham vọng nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Riyadh mạnh tay đầu tư các lĩnh vực như du lịch, giải trí và công nghệ, với mục tiêu xây dựng nền kinh tế sôi động và đa dạng hơn. Những nỗ lực này không chỉ thu hút đầu tư nước ngoài mà còn nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng toàn cầu của quốc gia.

Nhìn chung, với sự tham gia của Saudi Arabia trong vai trò trung gian hòa giải, xung đột Ukraine và nhiều mâu thuẫn quốc tế khác phần nào được tháo gỡ, phản ánh tiếng nói ngày càng quan trọng của các nước vừa và nhỏ trong thế giới đa cực. Cần hiểu rằng, nhằm hoàn thành tốt trọng trách sứ giả hòa bình, Riyadh đang tận dụng nền tảng kinh tế vững chắc như “đôi cánh” để giúp nước này giữ cân bằng quan hệ tốt với các cường quốc, vừa duy trì sức mạnh truyền thống là dầu mỏ, vừa phấn đấu mục tiêu mới là “Tầm nhìn 2030”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/vu-ng-trung-lap-saudi-arabia-che-o-lai-giua-dai-duong-xung-dot-305428.html

Cùng chủ đề

Xác định 2 đội bóng cuối cùng vào bán kết giải U19 Quốc gia 2024/25

Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bước vào trận tứ kết gặp Đồng Tháp với quyết tâm giành chiến thắng. Được đánh giá cao hơn đối thủ, đội bóng núi Hồng thi đấu tự tin trong những phút đầu tiên nhưng họ sớm bị dội gáo nước lạnh. Phút thứ 6, tuyển thủ U19 Việt Nam Lê Huỳnh Triệu tận dụng cơ hội ghi bàn thắng mở tỉ số trận đấu cho Đồng Tháp bằng cú dứt điểm chuẩn xác.Bất...

Bước ngoặt trong hợp tác năng lượng tái tạo

Coal India hợp tác với EDF nhằm thành lập một liên doanh tập trung phát triển các nhà máy thủy điện tích năng và các dự án năng lượng tái tạo khác tại Ấn Độ. Bước ngoặt quan trọng Coal India đã thực hiện một bước đi quan trọng trong việc chuyển sang năng lượng tái tạo thông qua việc hợp tác với EDF India Private Limited, một công ty con của...

Ông Lê Hữu Toàn được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang. Tại hội nghị, 2 đơn vị sự nghiệp công lập cũng được tổ chức lại gồm: Trung tâm Phát triển...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/2/2025 giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/2. Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/2/2025 có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 24/2/2025 như sau, giá tiêu trong nước quay đầu giảm nhẹ, mức...

Đề xuất quy định mới về cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Để đảm bảo Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 được thực thi ngay sau khi có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Địa chất và Khoáng sản. Để đảm bảo Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 được thực thi ngay sau khi có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện dự thảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Minh chứng cụ thể cho sự đóng góp của Việt Nam vào tương lai ASEAN

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi chia sẻ kỳ vọng về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 và vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của ASEAN.

Vững vàng nơi tuyến đầu, Khoa hồi sức tích cực Bệnh viên 175 đón nhận Danh hiệu Anh hùng lần II

Trong đại dịch Covid-19, Khoa Hồi sức tích cực (A12), Bệnh viện Quân y 175 đóng vai trò nòng cốt trong việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch, góp phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

Đòn mới của EU tung ra đúng cột mốc ba năm xung đột Nga-Ukraine, lộ số tiền châu Âu sẽ “bơm” cho Kiev

Hôm nay (24/2), nhân cột mốc ba năm xung đột Nga-Ukraine, các ngoại trưởng của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã phê duyệt gói trừng phạt thứ 16 đối với Moscow.

Sau công ty tư nhân, Trung Quốc cổ vũ đầu tư nước ngoài

Việc chính quyền Trung Quốc công bố tài liệu “Kế hoạch hành động 2025 để ổn định đầu tư nước ngoài” phát đi tín hiệu đầy tích cực với công ty FDI tại quốc gia này.

Nga-Mỹ thông báo “phá băng” mọi liên lạc, hàng loạt lãnh đạo phương Tây tề tựu ở Ukraine, Israel ra tuyên bố nóng liên...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Bài đọc nhiều

Triển vọng sau cuộc gặp Nga

Sau cuộc gặp cấp ngoại trưởng đầu tiên ngày 18/2, thế giới lại tiếp tục mong chờ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ với kỳ vọng sẽ mở ra bước đột phá thực sự cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Tổng thống Nga thông báo hành động mới của quân đội ở Ukraine ngay sau cuộc đàm phán với Mỹ, đánh giá gì về...

Ngày 19/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quân đội nước này đã vượt biên giới ở tỉnh Kursk và tiến vào lãnh thổ Ukraine.

Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Lãnh đạo Pháp và Anh lên lịch đến Washington vào tuần tới, tham dự các cuộc đàm phán cấp cao về xung đột Nga-Ukraine khi chính quyền Mỹ thúc đẩy giải pháp ngoại giao.

Tỉ phú Elon Musk không có quyền lãnh đạo DOGE?

Nhà Trắng ngày 17.2 thông báo tỉ phú Elon Musk không phải nhân viên nằm trong Ban hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) và không có quyền ra quyết định. ...

Cùng chuyên mục

Thực hư tin Campuchia điều binh sĩ tới biên giới với Thái Lan sau vụ đối đầu

Quân đội Campuchia đã lên tiếng sau khi có thông tin rằng binh sĩ nước này và thiết bị quân sự đã được huy động để 'đối đầu vũ trang' dọc biên giới với Thái Lan, đặc biệt là gần đền Prasat Ta...

Nga-Mỹ thông báo “phá băng” mọi liên lạc, hàng loạt lãnh đạo phương Tây tề tựu ở Ukraine, Israel ra tuyên bố nóng liên...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Syria tổ chức sự kiện lịch sử, mang theo kỳ vọng cho tương lai mới

Syria tổ chức Hội nghị Đối thoại quốc gia kéo dài 2 ngày từ chiều 24/2, đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình tái thiết đất nước sau những biến động chính trị gần đây.

Nổ lớn gần lãnh sự quán Nga tại Pháp, có dấu hiệu tấn công khủng bố

Reuters đưa tin một vụ nổ xảy ra gần lãnh sự quán Nga tại thành phố Marseille, miền nam nước Pháp vào ngày 24.2, may mắn không có thương vong trong vụ việc. ...

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói gì về kết quả bầu cử Đức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả kết quả cuộc bầu cử liên bang là một ngày tuyệt vời cho nước Đức và cả Mỹ.

Mới nhất

Giá vàng tăng sốc, tiếp tục lập đỉnh mới

(NLĐO) - Giá vàng thế giới tăng nóng trong sự bất ngờ của nhiều nhà đầu tư, bởi không ít người dự...

Eximbank bầu bổ sung thành viên ban kiểm soát và sửa đổi điều lệ

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 26/2 tới đây, ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) dự kiến sẽ bầu bổ sung 3 thành viên Ban kiểm soát và sửa đổi, bổ sung điều lệ. Theo tài liệu công bố, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Eximbank sẽ bầu bổ sung...

“Không thoả hiệp, không khoan nhượng” để chấm dứt dạy thêm tràn lan

Ngày 24/2, Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT đã làm việc với Sở GDĐT Hà Nội về việc thực hiện Thông tư số 29/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định...

Kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội

Kinhtedothi- Chiều 24/2, Đoàn kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra việc xử lý phản ánh, kiến nghị của công dân về quy định hành chính và giải quyết thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà...

Mới nhất