Trang chủPolitical ActivitiesChuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc,...

Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số

img

Kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu có bước phát triển tốt

Trong năm 2024, công tác chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 đã đạt được một số kết quả tích cực như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ trung ương đến cơ sở; tích cực hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo khuôn khổ pháp lý và điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực; hạ tầng số và các nền tảng số được quan tâm đầu tư; cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu có bước phát triển tốt; cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện; Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, vẫn còn những hạn chế như: Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách còn nhiều bất cập; nhiều nhiệm vụ theo Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 chưa hoàn thành; kinh tế số, hạ tầng số phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng kinh tế; công tác an ninh mạng, an toàn thông tin nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính còn chậm; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao; nhân lực cho chuyển đổi số, Đề án 06 còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, phân bổ chưa đồng đều.

Tinh thần triển khai gắn với 5 “tăng tốc, bứt phá”

Thông báo kết luận nêu rõ quan điểm chỉ đạo là bám Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình, đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tinh thần triển khai gắn với 5 “tăng tốc, bứt phá”:

a) Thứ nhất là tăng tốc, bứt phá trong chuyển đổi số, đưa công nghệ số lan tỏa đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 và ở mức hai con số trong những năm tiếp theo.

b) Thứ hai là tăng tốc, bứt phá trong số hóa các ngành kinh tế, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

c) Thứ ba là tăng tốc, bứt phá trong phát triển hạ tầng số, xây dựng nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số, phải ưu tiên và xác định có trọng tâm, trọng điểm.

d) Thứ tư là tăng tốc, bứt phá trong phát triển nhân lực số, trang bị kiến thức, kỹ năng cho thế hệ tương lai, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội trong kỷ nguyên số.

đ) Thứ năm là tăng tốc, bứt phá trong phát triển Chính phủ số, xã hội số, công dân số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Lãnh đạo từ trên xuống, nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên

Chủ đề chuyển đổi số năm 2025 là: ” Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số “, trong đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu gương đi đầu, tiên phong trong nhận thức, đổi mới tư duy, phương pháp luận về chuyển đổi số; chỉ đạo quyết liệt những nhiệm vụ chậm tiến độ, tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn theo nguyên tắc “lãnh đạo từ trên xuống, nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên”. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về chuyển đổi số và Đề án 06 bằng nhiều hình thức.

Đồng thời, khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị trong tháng 02 năm 2025, đảm bảo “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm” để đánh giá, đo lường, kiểm tra, giám sát; Hoàn thành xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhất là cơ sở dữ liệu về đất đai; nghiên cứu, xây dựng đề án ứng dụng internet vạn vật (IoT) trong một số ngành, lĩnh vực, như: sản xuất, thương mại, năng lượng, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh; rà soát, đánh giá, nghiên cứu phương án triển khai trung tâm giám sát, điều hành thông minh dựa trên dữ liệu, kết nối với Trung tâm điều hành của Chính phủ bảo đảm thiết thực, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật.

Chuyển trạng thái cung cấp dịch vụ công từ “xin – cho” sang trạng thái “chủ động – phục vụ”; đẩy mạnh xóa bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình hướng tới dịch vụ số cá nhân hóa, không phụ thuộc địa giới hành chính. Phấn đấu đến hết năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Hết tháng 6 năm 2025, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện phân cấp, ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính, áp dụng chính sách thu phí không đồng để thu hút người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến như mô hình thành phố Hà Nội đã triển khai; phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an số hóa dữ liệu hộ tịch và đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch, phục vụ cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2025; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường số hóa dữ liệu đất đai trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

Phát động phong trào thi đua toàn quốc về phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Bộ Nội vụ nghiên cứu, tham mưu phát động phong trào thi đua toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo khí thế, hiệu ứng lan tỏa đến từng người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công vụ.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Luật Công nghiệp công nghệ số để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 năm 2025; kịp thời trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn sau khi luật được ban hành. Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử năm 2023 về cơ sở dữ liệu dùng chung.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 năm 2025; kịp thời trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn sau luật được ban hành để triển khai thực hiện. Sớm hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dữ liệu.

Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 năm 2024 tại phiên họp tháng 3 năm 2025, đồng thời tổ chức khen thưởng theo thẩm quyền được giao và quy định của pháp luật.



Nguồn: https://mic.gov.vn/chuyen-doi-so-toan-dan-toan-dien-toan-trinh-de-tang-toc-but-pha-phat-trien-kinh-te-so-197250224150356951.htm

Cùng chủ đề

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Cục An toàn thông tin ngăn chặn 30 website vi phạm pháp luật trong kỳ nghỉ Tết

(CLO) Theo thông tin từ Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), dù không ghi nhận sự cố tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng, song trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày vừa qua, cơ quan này đã phát hiện 105 cuộc tấn công mạng...

Giả mạo công an, ngân hàng thông báo chương trình tri ân dịp tết, lì xì online

(CLO) Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán, cơ quan chức năng đã lên tiếng cảnh báo tình trạng các đối tượng giả mạo công an, nhân viên ngân hàng,... thông báo chương trình tri ân dịp tết, lì xì online. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc...

Bài đọc nhiều

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống truyền tải điện, phân phối điện và đo đếm …

Nội dung Thông tư 05/2025/TT-BCT được kế thừa các quy định từ Thông tư số 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống truyền tải điện; Thông tư số 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống phân phối điện; Thông tư số 42/2015/TT-BCT quy định về đo đếm điện năng trong hệ thống điện; Điều 1 và Điều 2 của Thông tư số 39/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BCT và Thông tư số 39/2015/TT-BCT; Thông tư...

Nghị định số 18/2025/NĐ-CP bổ sung quy định mới phù hợp với phát sinh trong thực tế vận hành, các …

Nghị định được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có hoạt động khác liên quan đến điện lực tại Việt Nam.Nghị định bao gồm 04 Chương, 09 Điều và 01 Phụ lục: Chương I – Quy định chung bao gồm 02 điều (từ Điều 1 đến Điều 2).Chương II – Quy định chi tiết về biện pháp bảo đảm, chất lượng điện năng, điều...

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung. Ngày 18/02/2025, Quốc hội thực hiện quy trình kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự...

Ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025

Sáng 20/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức kích hoạt Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025. Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 500 điểm cầu trên toàn thành phố. Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng và lãnh đạo...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống...

Cùng chuyên mục

Bộ GDĐT kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 tại Hà Nội

Ngày 24/2, Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã làm việc với Sở GDĐT Hà Nội về việc thực hiện Thông tư số 29/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29). ...

Nghị định số 25/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ

(Moha.gov.vn) Ngày 21/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo đó, Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước;...

Thủ tướng trao quyết định thành lập 15 Đảng bộ trực thuộc Đảng uỷ Chính phủ

15 Đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Chính phủ đó là Đảng bộ các bộ, cơ quan: Tư pháp; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngoại giao; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Xây dựng; Nông nghiệp và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Nội vụ; Dân tộc và Tôn giáo; Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ và Đảng bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng...

Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư Toàn cầu tại Kerala, Ấn Độ

Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa Kerala và các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Ngoài Đại sứ Nguyễn Thanh Hải, thành phần đoàn Việt Nam còn có Tham tán Thương mại Bùi Trung Thướng, và cán bộ các phòng, ban, bộ phận của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ như Phòng Chính trị - Kinh tế - Văn...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ nhất

Theo Quyết định 26-QĐ/ĐU ngày 19/2/2025 của Đảng ủy Chính phủ về việc Chỉ định tham gia Ban Chấp hành Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Công Thương, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được chỉ định gồm 18 đồng chí; chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Công Thương, nhiệm kỳ 2020 - 2025, gồm 06 đồng chí; chỉ định đồng...

Mới nhất

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/2/2025 giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/2. Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/2/2025 có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. Giá...

Đề xuất quy định mới về cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Để đảm bảo Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 được thực thi ngay sau khi có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Địa chất và Khoáng sản. Để đảm bảo Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024...

Thủ tướng xúc động nhắc lại câu hô ‘thấy bộ đội là sống rồi, bà con ơi’ khi thăm Học viện Quân y

Chiều 24-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, động viên đội ngũ cán bộ, bác sĩ, chiến sĩ, nhân viên y tế, người lao động của Học viện Quân y nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. ...

Quấy rối người tiêu dùng phạt 70 triệu, làm lộ thông tin nhạy cảm phạt tới 80 triệu

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 24/2025 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. ...

Minh chứng cụ thể cho sự đóng góp của Việt Nam vào tương lai ASEAN

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi chia sẻ kỳ vọng về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 và vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của ASEAN.

Mới nhất