Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcCơ hội cho doanh nghiệp và nhà khoa học

Cơ hội cho doanh nghiệp và nhà khoa học

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa XV vừa qua đã gỡ nút thắt cho thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Nhiều công nghệ “tồn đọng” lâu nay sẽ được giải phóng, chuyển giao cho doanh nghiệp đưa vào sản xuất, kinh doanh phục vụ cuộc sống.

Từ năm 2023 đến nay, Công ty cổ phần sản xuất Dược liệu Trung ương 28 nhiều lần có văn bản gửi Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc (VKIST) đề nghị được tiếp nhận các kết quả nghiên cứu cấp Bộ của Viện này về “Xác định hoạt chất chống viêm trong dược liệu hy thiêm để nghiên cứu, nâng cao hiệu suất chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và nâng cấp tiêu chuẩn của các sản phẩm chứa hy thiêm”.

Theo lãnh đạo Công ty cổ phần sản xuất Dược liệu Trung ương 28, trong sản phẩm chiến lược của công ty có vị hy thiêm, do đó, muốn được tiếp nhận kết quả nghiên cứu gồm quy trình chiết xuất cao hy thiêm, tiêu chuẩn cơ sở cao hy thiêm, chất chuẩn được chiết từ hy thiêm để nâng cao chất lượng và tác dụng của sản phẩm.

Thế nhưng, qua rất nhiều thủ tục, đến nay, công ty vẫn chưa được nhận chuyển giao. Lãnh đạo Viện VKIST cho biết, nguyên nhân do không có cơ chế xác định giá trị tài sản, Viện đã thông báo chào giá nhưng không có đơn vị có chức năng định giá tài sản nào tham gia, do đó, không đủ điều kiện để chuyển giao kết quả nghiên cứu cho công ty.

Đó chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm là kết quả nghiên cứu hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước nhưng không đưa được vào ứng dụng thực tế do vướng cơ chế, chính sách về định giá theo quy định tại Nghị định 70/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị nghiên cứu lớn của cả nước, nhưng hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng rất ít, chỉ có 2 trong số 36 đơn vị có hợp đồng chuyển giao công nghệ, còn lại chủ yếu là hợp đồng dịch vụ khoa học, công nghệ.

Do vướng về cơ chế cho nên doanh nghiệp khi có nhu cầu công nghệ thường lựa chọn đặt hàng trực tiếp qua các hợp đồng dịch vụ khoa học, công nghệ, cung cấp nguyên liệu mà không tham gia đối ứng, đồng hành cùng thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ. Viện Di truyền nông nghiệp, cơ sở đầu ngành về công nghệ sinh học và di truyền học trong nông nghiệp cũng bỏ lỡ cơ hội chuyển giao giống lúa chủ lực Japonica ĐS1 cho doanh nghiệp cũng chỉ vì không định giá được tài sản chuyển giao…

Ngay sau khi có Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học cho rằng, chính sách đột phá thúc đẩy chuyển giao công nghệ sẽ giải quyết được những bất cập nêu trên.

Ngay sau khi có Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học cho rằng, chính sách đột phá thúc đẩy chuyển giao công nghệ sẽ giải quyết được những bất cập nêu trên. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc cho biết, Nghị quyết tạo sự thông thoáng về vấn đề chuyển giao công nghệ.

Đối với tài sản hình thành từ nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước thì cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan đảng; tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp không cần thực hiện thủ tục hành chính về việc giao quyền, có quyền quản lý, sử dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ; được theo dõi riêng tài sản, không hạch toán chung vào tài sản của đơn vị; được tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm sử dụng không cần định giá trong việc cho thuê, chuyển giao quyền sử dụng, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết.

Ông Vũ Đức Lợi lưu ý, công nghệ sẽ không được bán vì đây là tài sản của Nhà nước, đơn vị chủ trì nghiên cứu là đại diện Nhà nước về quyền sử dụng để kinh doanh có hiệu quả. Còn đối với những chủ thể còn lại (như doanh nghiệp tư nhân), thì tổ chức được quyền sở hữu tài sản hình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lợi cho biết, sắp tới, Viện VKIST sẽ tổ chức chuyển giao ngay cho doanh nghiệp một số kết quả nghiên cứu đang gặp khó khăn trong chuyển giao do vướng Nghị định 70/2018/NĐ-CP để doanh nghiệp đưa vào sản xuất. Đồng thời, Viện sẽ ký kết hợp tác nghiên cứu cùng một số doanh nghiệp để tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học, theo tinh thần Nghị quyết 57/NQ-TW.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, nghị quyết tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nêu trên đem lại cơ hội cho các nhà khoa học có sản phẩm chưa triển khai được thì nay triển khai vào thực tế cuộc sống. Nhiều công nghệ đã lạc hậu, nhưng cũng có công nghệ cần hoàn thiện để chuyển giao trong thời gian tới. Nghị quyết thí điểm có hiệu lực ngay trong tháng 2/2025, cần sớm có hướng dẫn để các cơ sở nghiên cứu thực hiện.

Thí dụ, theo Luật Ngân sách nhà nước, nếu một đơn vị nghiên cứu thương mại hóa thành công và thu lợi nhuận, khoản này sẽ bị trừ vào ngân sách đầu tư năm sau. Điều này không tạo động lực, khuyến khích các đơn vị tiếp tục thương mại hóa, vì họ có thể mất công triển khai nhưng lại không được hưởng lợi, thậm chí còn bị cắt giảm đầu tư. Do đó, cần nghiên cứu sửa quy định trong Luật Ngân sách nhà nước để khuyến khích những đơn vị thương mại hóa hiệu quả, càng làm tốt thì càng được đầu tư.

Đồng chí Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, các viện nghiên cứu, trường đại học cần được hướng dẫn quy trình chuyển giao để họ chủ động thương mại hóa; tất nhiên, cần có cơ chế kiểm soát, giám sát họ thực hiện công khai, minh bạch.

Vấn đề giao kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều băn khoăn, đó là giao cho các tổ chức nghiên cứu được sở hữu đối với đối tượng sở hữu trí tuệ đã đăng ký, nhưng việc quản lý, sử dụng vẫn theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, như vậy thì họ vẫn phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước, từ xây dựng kế hoạch, đấu thầu, quản lý, sử dụng tài sản đó. Nếu không áp dụng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản đặc thù này thì cần nghiên cứu, xây dựng quy định cụ thể.

Cũng theo Nghị quyết, những kết quả nghiên cứu nếu ba năm không được chuyển giao thì Nhà nước sẽ thu hồi, chuyển giao cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Quy định này cũng tác động đến nhiều cơ sở nghiên cứu khi kết quả nghiên cứu bị tồn đọng nhiều năm, nhất là do vướng mắc về cơ chế định giá theo Nghị định 70/2018/NĐ-CP. Nhiều nhà khoa học cho rằng, cần quy định thời hạn ba năm tính từ ngày Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực để các đơn vị có phương án xử lý trước khi bị thu hồi kết quả nghiên cứu.

Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, việc Quốc hội đã thông qua cơ chế cho phép toàn bộ các kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu và trường đại học thuộc sở hữu được phép thương mại hóa ngay kết quả nghiên cứu mà không cần lập kế hoạch xin cấp trên sẽ giúp rút ngắn thời gian đưa công nghệ vào ứng dụng thực tế. Ngay sau khi có Nghị quyết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ họp ngay với các đơn vị đã có kết quả nghiên cứu, sẵn sàng ký hợp đồng triển khai với doanh nghiệp để triển khai Nghị quyết nhằm đưa các công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.





Nguồn: https://nhandan.vn/dot-pha-thuc-day-chuyen-giao-khoa-hoc-cong-nghe-post861308.html

Cùng chủ đề

VietinBank tri ân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 17/2/2025, đại diện Ban Lãnh đạo VietinBank đã gặp mặt và chúc mừng đội ngũ thầy thuốc, bác sỹ, y sỹ cùng cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).Tham dự buổi gặp mặt, về phía Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có: Tiến sỹ, Bác sỹ Dương Đức Hùng - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện cùng...

3 năm xung đột Nga-Ukraine và hệ lụy đối với trẻ em

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã gây ảnh hướng lớn đối với trẻ em nơi "bom rơi đạn lạc", làm gián đoạn cuộc sống trong giai đoạn phát triển quan trọng của cuộc đời các em.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói gì về kết quả bầu cử Đức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả kết quả cuộc bầu cử liên bang là một ngày tuyệt vời cho nước Đức và cả Mỹ.

Tập đoàn AIG bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới | Doanh nhân | Tài Chính

Công ty cổ phần nguyên liệu Á Châu AIG vừa công bố thành lập Hội đồng Chiến lược và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) mới. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của công ty.Theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lào Cai đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch trong 2 tháng đầu năm 2025

NDO - Theo thống kê của Sở Du lịch Lào Cai, trong 2 tháng đầu năm 2025, các điểm du lịch toàn tỉnh đã đón hơn 2 triệu lượt du khách, tăng 93% so cùng kỳ năm 2024. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này thời tiết đẹp thuận lợi cho các du khách đến Lào Cai để tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Y Tý. Đồng thời,...

Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

NDO - Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955, Bác Hồ đã viết thư gửi đến Hội nghị Cán bộ y tế. Trong thư, Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác căn dặn một số điều đối với các thầy thuốc. Ngày 27/2 hằng năm được Hội đồng Bộ trưởng chọn trở thành Ngày Thầy thuốc Việt Nam, tôn vinh, tri ân các y, bác sĩ, những...

Cứu sống thai nhi mắc hội chứng truyền máu giai đoạn IV bằng phẫu thuật laser quang đông

NDO - Sản phụ nhập viện trong tình trạng rất nặng, hội chứng truyền máu song thai đã tiến triển đến giai đoạn IV, một thai đã bị biến chứng phù thai, nguy cơ lưu thai là rất cao, thậm chí có thể lưu cả hai thai bất cứ lúc nào. Sản phụ Voòng Thị N. được cơ sở tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng khẩn cấp với chẩn đoán...

Lãnh đạo Điện Biên mong muốn FPT đồng hành phát triển khoa học-công nghệ

NDO - Sáng 20/2, Đoàn lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã tham quan và làm việc tại trụ sở tập đoàn FPT, hai bên đã trao đổi về nhiều vấn đề trong giáo dục, chuyển đổi số. Tham dự sự kiện có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên cùng nhiều lãnh đạo sở ban ngành của tỉnh. Về phía FPT có Tổng giám...

Một người ra viện, 4 người đã qua nguy kịch

NDO - Trong số 5 nạn nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe giường nằm và xe đầu kéo tại Sơn La được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 4 người đã được phẫu thuật qua cơn nguy kịch, một người được xuất viện. Người bệnh V.G.H (nam, 9 tuổi, Sơn La) bị chấn thương ngực, tràn máu màng phổi, gãy xương tay, nghi ngờ tổn thương tụy và lách....

Bài đọc nhiều

Apple bất ngờ ra mắt iPhone 16e với giá rẻ bất ngờ

Apple cho biết iPhone 16e sở hữu hiệu năng nhanh của chip A18, Apple Intelligence, thời lượng pin vượt trội và hệ thống camera 48MP 2 trong 1, đặc biệt mức giá bất ngờ? Theo đó, iPhone 16e được trang bị chip A18 thế...

Thúc đẩy năng suất quốc gia từ lợi thế vốn có

Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Việt Nam đề ra mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Việt Nam đã xác định quan điểm về đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng "Chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng...

“Hóa thạch rồng” 244 triệu tuổi xuất hiện ở Trung Quốc

(NLĐO) - Sinh vật giống rồng được tìm thấy dưới dạng hóa thạch ở Vân Nam - Trung Quốc thuộc về dòng dõi "bò sát đầu khủng khiếp". ...

Nâng cao năng lực ứng dụng AI cho giáo viên

Trong đó, công tác tập huấn được coi trọng, để giáo viên/nhân viên nhà trường có thể sử dụng thành thạo được AI trong công việc, từng bước phổ biến kiến thức, hiểu biết về AI để giúp...

Kinh ngạc siêu hành tinh có gió bằng sắt, mưa hồng ngọc

(NLĐO) - Các nhà khoa học đã tái tạo được bầu khí quyển kỳ lạ của hành tinh khổng lồ Tylos, một thế giới của châu báu và kim loại. ...

Cùng chuyên mục

Không có Chicxulub, khủng long có tiến hóa thành “người”?

(NLĐO) - "Tiểu hành tinh giết khủng long" Chicxulub có thể đã giúp chúng ta có mặt trên Trái Đất ngày nay. ...

Siêu vi khuẩn làm chuyên gia đau đầu 10 năm, AI ‘giải quyết’ trong 2 ngày

Một vấn đề phức tạp về siêu vi khuẩn từng khiến các nhà vi sinh học mất cả thập kỷ giải quyết đã được AI xử lý chỉ trong vòng 2 ngày. Giáo sư José R Penadés cùng nhóm nghiên cứu tại Đại học...

Nghị quyết 57 là cơ hội có một không hai với các nhà khoa học

Nghị quyết số 57 -NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ban hành cuối năm 2024 đã nhận được những tín hiệu tích cực từ các nhà khoa học, người dân. Vậy để Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống theo ông, điều kiện cần là gì? Có lẽ, chưa bao giờ việc triển khai Nghị quyết của Đảng diễn ra khẩn trương, nhanh...

“Trái tim” thiên hà chứa Trái Đất đang sủi bọt

(NLĐO) - Những hình ảnh mới từ kính viễn vọng không gian James Webb cho thấy thứ nằm giữa thiên hà chứa Trái Đất không hẳn là một con quái vật ngủ. ...

Phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 374/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030. ...

Mới nhất

Lào Cai đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch trong 2 tháng đầu năm 2025

NDO - Theo thống kê của Sở Du lịch Lào Cai, trong 2 tháng đầu năm 2025, các điểm du lịch toàn tỉnh đã đón hơn 2 triệu lượt du khách, tăng 93% so cùng kỳ năm 2024. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này thời tiết đẹp thuận lợi cho các du khách đến...

Bốn học sinh tiểu học Hà Tĩnh giành huy chương Olympic toán quốc tế TIMO

Vượt qua nhiều thí sinh đến từ hơn 20 quốc gia, 4 học sinh tiểu học ở Hà Tĩnh đã xuất sắc giành huy chương tại kỳ thi Olympic toán quốc tế TIMO tổ chức tại Thái Lan. ...

Hàng loạt trường ở Hàn Quốc đóng cửa vì không còn ai đi học

Gần 50 trường học ở Hàn Quốc, trong đó có tới 38 trường tiểu học, dự kiến phải đóng cửa trong năm nay vì không có học sinh. ...

Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư Toàn cầu tại Kerala, Ấn Độ

Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa Kerala và các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Ngoài Đại sứ Nguyễn Thanh Hải, thành phần đoàn Việt Nam còn có Tham tán Thương mại Bùi Trung Thướng, và cán bộ các phòng, ban,...

Liên tiếp 2 người phát hiện mắc ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Cả 2 người bệnh phát hiện ung thư đại tràng đều có dấu hiệu trung đại tiện khó và đau, căng chướng bụng... ...

Mới nhất