Trang chủNewsThế giớiCánh cửa hòa bình đã rộng mở

Cánh cửa hòa bình đã rộng mở

Ba năm trước, vào rạng sáng ngày 24/2/2022, một sự kiện làm rung chuyển trật tự thế giới thời hậu “chiến tranh lạnh” đã bất ngờ nổ ra khi quân đội Nga bắt đầu chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có nhằm vào nước láng giềng lớn nhất ở phía Tây là Ukraine.

Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. (Nguồn: AFP)

Theo đánh giá của giới nghiên cứu quốc tế, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine có quy mô lớn nhất ở châu Âu từ sau khi Thế chiến 2 kết thúc năm 1945. Xung đột nổ ra không chỉ rất bất ngờ đối với Kiev và các đồng minh phương Tây NATO mà những diễn biến sau đó càng bất ngờ hơn khi nó đã không kết thúc nhanh như phía Nga trù tính mà đã kéo dài đến hôm nay với những tổn thất vô cùng to lớn về mọi mặt cho cả hai bên.

“Một cuộc chiến không nên xảy ra”

Đó là thông điệp được Tổng thống đương nhiệm của Mỹ Donald Trump nhắc đi nhắc lại gần đây. Nhưng trước khi xung đột nổ ra, ông chủ Nhà Trắng Joe Biden cùng các đồng minh phương Tây NATO đã tỏ ra rất quyết tâm trong triển khai kế hoạch mở rộng NATO đến sát biên giới phía Tây của Nga và cương quyết từ chối những đảm bảo an ninh mà nước Nga có lý do để đòi hỏi.

Dù tương quan lực lượng mọi mặt giữa Nga và Ukraine, trước hết là về quân sự, hoàn toàn nghiêng về Moscow, nhưng lần này Nga đã không thể “đánh nhanh thắng nhanh”. Moscow không thể kết thúc nhanh chóng các hoạt động quân sự như đã từng làm được trong chiến dịch quân sự ở Georgia năm 2008 hay chiến dịch ở Crimea năm 2014. Nguyên nhân của sự “giằng co” này được cho là vì Kiev đã được Mỹ và phương Tây hỗ trợ mạnh mẽ chưa từng có về mọi mặt, đặc biệt có chung quyết tâm chiến lược là “làm cho nước Nga phải thất bại”.

Thế nhưng, cho đến nay, quân đội hai bên vẫn tiếp tục giao tranh ác liệt dọc theo chiến tuyến kéo dài khoảng 1.000 km phía Đông Ukraine giáp Nga với ưu thế ngày càng có lợi cho Moscow. Quân đội Nga đã kiểm soát và sáp nhập 4 vùng ở phía Đông của Ukraine với khoảng 20% tổng diện tích của Ukraine. Điều này không chỉ giúp Moscow tạo ra được vành đai an toàn dọc biên giới phía Tây mà còn tạo đà cho quân đội Nga tiếp tục tiến xa hơn và gây áp lực ngày lớn hơn đối với quân đội và chính quyền Ukraine.

Những hệ quả khủng khiếp

Theo thống kê mới nhất từ Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR), tính đến đầu năm 2025, cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 thường dân, khoảng 30.000 người bị thương và gần 6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Thiệt hại về cơ sở hạ tầng của Ukraine ước tính lên tới 150 tỷ USD. Nước Nga cũng đã phải gánh chịu những thiệt hại rất to lớn về các mặt, nhất là khi bị Mỹ và đồng minh không ngừng áp đặt hàng ngàn lệnh cấm vận và trừng phạt kinh tế nghiệt ngã nhất.

Không chỉ vậy, chiến dịch quân sự này còn tạo ra những hệ lụy sâu rộng về nhiều mặt trên phạm vi toàn cầu: Về kinh tế, theo Ngân hàng Thế giới, cuộc xung đột đã khiến lạm phát toàn cầu tăng cao (8-10%), gây khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và làm đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực, kim ngạch thương mại quốc tế giảm 15%…

Về ngoại giao, quốc phòng, các liên minh địa chính trị toàn cầu có sự phân hóa sâu sắc, quan hệ giữa Nga với các nước NATO/phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Ở châu Âu, nhiều nước thành viên NATO tăng mạnh chi tiêu quốc phòng (Đức, Ba Lan, Bulgaria tăng ngân sách quốc phòng tới 30 – 40%). Còn tại châu Á, Trung Quốc tăng cường quan hệ “không có giới hạn” với Nga, đạt kim ngạch lần đầu tiên 200 tỷ USD trong năm 2024. Ấn Độ tiếp tục chính sách cân bằng còn ASEAN thận trọng theo dõi với những quan ngại không nhỏ về tác động có thể đến Biển Đông…

3 năm xung đột Nga-Ukraine: Cánh cửa hòa bình đã rộng mở
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2. Ông cho rằng không nên đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine mà không có Kiev và châu Âu. (Nguồn: AFP)

Cú “quay xe” ngoạn mục của Washington

Như những gì tuyên bố trong chiến dịch vận động tranh cử sẽ “giải quyết cuộc chiến ở Ukraine trong vòng 24 giờ”, ngay trong tháng đầu tiên trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã có những bước đi táo bạo thể hiện sự thay đổi căn bản trong lập trường của Washington đối với cuộc xung đột. Những thay đổi “360 độ” của ông Trump đã bất ngờ mở ra cơ hội sớm chấm dứt xung đột theo cách đặt Ukraine và châu Âu vào thế bị động đối phó, hoang mang, lo lắng chưa từng có.

Với 3 bước đi gần như đồng thời nhắm vào Ukraine và đồng minh châu Âu: (i) Cuộc điện đàm kéo dài 90 phút của Tổng thống Trump ngày 12/2 với Tổng thống Nga Putin, theo đó hai bên nhất trí sẽ sớm đàm phán chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine; (ii) Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth phát biểu tại cuộc họp của Nhóm liên lạc về Ukraine cùng ngày ở Brussels nêu rõ quan điểm mới của Washington, theo đó Kiev không thể lấy lại các vùng đất đã bị phía Nga sáp nhập. Ukraine không được gia nhập NATO và Mỹ cũng sẽ không gửi quân để bảo đảm an ninh cho Ukraine; và (iii) Phát biểu làm choáng váng các đồng minh châu Âu của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tại Hội nghị an ninh Munich 3 hôm 15/2 khiến Kiev và các đồng minh truyền thống của Washington nhất loạt cảm thấy bị “bỏ”mặc” và “bán đứng”.

Sự thay đổi bước ngoặt của Nhà Trắng đã bị các đồng minh của Mỹ châu Âu giận giữ phản đối và kiên quyết đòi Washington không được gạt họ ra ngoài quá trình đàm phán với Moscow. Nhưng dù cho Ukraine và châu Âu có thể sẽ không hoàn toàn bị gạt ra ngoài quá trình đàm phán, dường như đã rõ ràng là những nội dung chính của một giải pháp tương lai để chấm dứt xung đột sẽ do Mỹ – Nga đàm phán và quyết định, bất chấp Ukraine và châu Âu có muốn hay không.

Kịch bản 100 ngày và những bước đi cụ thể

Mặc dù chưa được chính thức công bố, dư luận thời gian qua đã được biết đến những gì vị tướng về hưu Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine đưa ra nhằm kết thúc cuộc chiến trong 100 ngày.

Theo những gì báo chí công bố, ông Kellogg đã đề xuất chấm dứt các hành động vũ trang của hai bên dọc chiến tuyến tuyến quân sự, Ukraine rút quân khỏi vùng Kursk, công nhận chủ quyền của Moscow ở 4 vùng đã bị sáp nhập và tiến tới ký kết Hiệp ước hòa bình chấm dứt “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine vào ngày 9/5. Những nội dung trên có thể mới chỉ là những phác thảo sơ lược của ông Kellogg, nhưng đường hướng cơ bản của một giải pháp do Mỹ – Nga là khó có thể đảo ngược.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tại cuộc họp của Liên hợp quốc ngày 21/2 vừa qua cũng cho biết, Washington đã trình Đại hội đồng Liên hợp quốc một kiến nghị riêng của Mỹ bên cạnh dự thảo chung của Ukraine và các nước châu Âu về cuộc xung đột Nga – Ukraine hiện nay.

Trong dự thảo, việc Mỹ lần đầu tiên trong một văn bản quốc tế chính thức chỉ kêu gọi “chấm dứt nhanh chóng” xung đột Ukraine mà không nhắc đến việc Nga phải rút quân hay tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được các nhà phân tích cho là đã thể hiện bước ngoặt quan trọng trong cách tiếp cận của Mỹ đối với cuộc xung đột kéo dài 3 năm qua.

Kết quả đàm phán Nga-Mỹ: Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bi gạt khỏi bàn hòa đàm. TASS)
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Marco Rubio sau cuộc gặp tại Cung điện Diriyah ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, ngày 18/2 để bàn về vấn đề Ukraine. (Nguồn: EPA).

Theo Bloomberg, dự thảo đưa ra 3 kịch bản tiềm năng để chấm dứt cuộc xung đột và định hình lại môi trường an ninh châu Âu. Thứ nhất, các bên đạt được thỏa thuận cho phép Moscow tiếp tục quản lý các vùng lãnh thổ của Ukraine do quân đội nước này đang quản lý, đồng thời duy trì chủ quyền của Kiev tại các phần lãnh thổ còn lại của quốc gia này cùng một số đảm bảo an ninh cho Ukraine. Thứ hai là đóng băng xung đột, các bên sẽ thiết lập một khu an ninh toàn diện cho Kiev, châu Âu phải tăng cường đáng kể năng lực quốc phòng với chi phí dự kiến là 3.100 tỷ USD trong 10 năm tới. Thứ ba là Mỹ rút khỏi cuộc xung đột dẫn tới việc châu Âu phải vật lộn để lấp đầy chỗ trống an ninh và tài chính để duy trì tình hình hiện nay ở Ukraine và tiếp tục đối phó với một nước Nga ngày càng mạnh lên.

Trong 3 kịch bản trên, kịch bản 1 là có lợi nhất cho Nga và cũng đang được Chính quyền Trump 2.0 ủng hộ. Kịch bản 2 là lý tưởng với Ukraine hiện nay dù nước này chưa có gì chắc chắn sẽ được gia nhập NATO. Còn kịch bản 3 chưa phải là kịch bản thực sự để kết thúc cuộc xung đột hiện nay nhưng cũng không thể loại trừ.

Món quà cho Moscow

Sau hơn 1.000 ngày xung đột triền miên tưởng không hồi kết, việc Tổng thống Trump trở lại Nhà Trắng và nhanh chóng triển khai những bước đi táo bạo chưa từng có báo hiệu một giai đoạn mới trong cuộc xung đột Nga – Ukraine. Chính quyền của ông Trump đã chuyển từ lập trường ủng hộ mạnh mẽ Ukraine sang tìm kiếm giải pháp thương lượng nhanh chóng nhất có thể làm thay đổi cục diện đàm phán trong thời gian tới.

Đối với Nga, sự xoay trục của Mỹ có thể được xem như một “món quà” bất ngờ giúp Moscow tự tin và kiên định hơn với các mục tiêu chiến lược của mình. Còn với Ukraine và châu Âu, việc này đặt ra những thách thức mới buộc các nước liên quan sẽ phải cân nhắc giữa tiếp tục ủng hộ lập trường cứng rắn của Kiev và việc duy trì đoàn kết để tranh thủ Mỹ trong các vấn đề thiết thực hơn với mình.

Cánh cửa hy vọng sớm chấm dứt đổ máu, khôi phục hòa bình cho Ukraine đã được mở ra và đang ở gần hơn bao giờ hết. Đây cũng là cơ hội lớn để tất cả các bên liên quan cân nhắc, tận dụng. Tuy nhiên, đó phải là một nền hòa bình bền vững dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời có tính đến tình hình trên thực địa, quyền tự quyết và những lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan.





Nguồn: https://baoquocte.vn/3-nam-xung-dot-nga-ukraine-canh-cua-hoa-binh-da-rong-mo-305351.html

Cùng chủ đề

Miền Nam đạt mốc 77.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 24/2/2025 ghi nhận duy trì đà tăng mạnh ở cả ba miền. Trong đó, khu vực miền Nam tiếp tục lập đỉnh mới với 77.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/2/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt tăng 1.000 đồng ở hầu hết các tỉnh thành (trừ Phú Thọ, Hà Nam và Ninh Bình chững giá). ...

Mở ra kỳ vọng chinh phục 1.300 điểm

Để chỉ số VN-Index có thể vượt được vùng kháng cự rất mạnh thì cần có động lực tăng trưởng tốt của doanh nghiệp. Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 2: Mở ra kỳ vọng chinh phục 1.300 điểmĐể chỉ số VN-Index có thể vượt được vùng kháng cự rất mạnh thì cần có động lực tăng trưởng tốt của doanh nghiệp. Chỉ số VN-index đã tăng...

Không gian xoay xở của ASEAN

ASEAN không chọn bên. Mỹ được chào đón ở mọi “ngóc ngách” của ASEAN. Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cũng vậy. Sự đa dạng hóa tạo cho chúng ta không gian để xoay xở.

Phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 374/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không gian xoay xở của ASEAN

ASEAN không chọn bên. Mỹ được chào đón ở mọi “ngóc ngách” của ASEAN. Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cũng vậy. Sự đa dạng hóa tạo cho chúng ta không gian để xoay xở.

Đại sứ EU lý giải vì sao ASEAN là điển hình thành công về hội nhập

Chia sẻ với TG&VN, Đại sứ EU tại ASEAN Sujiro Seam ấn tượng với "tính trung tâm' của ASEAN, giúp ASEAN vừa phát triển mạnh mẽ từ bên trong, đồng thời tạo ra mạng lưới quan hệ đối tác thành công, trở thành một trong những điển hình về hội nhập khu vực.

Tố Israel trốn tránh, Hamas tuyên bố tạm ngừng đàm phán ngừng bắn giai đoạn 2 ở Dải Gaza

Ngày 23/2, phong trào Hamas ở Dải Gaza đã lên án Israel vì quyết định hoãn thả tù nhân và những người Palestine bị giam giữ,

Giá cà phê thế giới giảm cả tuần, trong nước vẫn tăng không ngừng, xuất khẩu sẽ thế nào trong năm 2025?

Cà phê trên cả hai sàn quốc tế giảm mạnh đã được dự báo, do đã tăng quá mạnh trước đó, đầu cơ đổ dồn tăng mua trên sàn dẫn đến hiện tượng bán tháo trong tuần qua. Tuy vậy giá cà phê nội địa vẫn tăng tốt trong bối cảnh nguồn cung từ Việt Nam thấp.

Ông Zelensky đã dao động, Kiev sẽ được chia phần thế nào?

Bản dự thảo thỏa thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine đang gây tranh cãi được cho là sẽ cung cấp cho Washington các bảo đảm tài chính và quyền tiếp cận các lại tài nguyên quan trọng để không phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Đổi lại, khi các nguồn lực bắt đầu chảy, Mỹ sẽ có nhiều động lực hơn để bảo vệ Ukraine.

Bài đọc nhiều

Tổng thư ký LHQ thúc giục mở rộng Hội đồng Bảo an để phản ánh thế giới hiện tại

Ngày 18/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an, thúc giục mở rộng cơ quan này để mang tính đại diện nhiều hơn cho thực tế địa chính trị toàn cầu hiện nay.

Không muốn Ukraine trở thành “kho” nguyên liệu cho bất cứ ai

Theo hãng thông tấn Anadolu, Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 19/2 tuyên bố đề xuất của Mỹ về thỏa thuận khoáng sản không công bằng vì không bao gồm các bảo đảm an ninh, đồng thời nhấn mạnh Ukraine không muốn trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu thô.

Triển vọng sau cuộc gặp Nga

Sau cuộc gặp cấp ngoại trưởng đầu tiên ngày 18/2, thế giới lại tiếp tục mong chờ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ với kỳ vọng sẽ mở ra bước đột phá thực sự cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Bầu cử Đức đến giai đoạn nước rút

Đảng bảo thủ CDU/CSU tại Đức đang dẫn đầu, song vấn đề tìm liên minh để lập chính phủ sẽ là một thách thức. ...

Cùng chuyên mục

Không gian xoay xở của ASEAN

ASEAN không chọn bên. Mỹ được chào đón ở mọi “ngóc ngách” của ASEAN. Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cũng vậy. Sự đa dạng hóa tạo cho chúng ta không gian để xoay xở.

Loạt cơ quan Mỹ yêu cầu nhân viên không phản hồi tối hậu thư của ông Musk

Nhiều cơ quan liên bang Mỹ đã yêu cầu nhân viên không phản hồi email buộc họ liệt kê công việc đã làm gần đây. ...

Tố Israel trốn tránh, Hamas tuyên bố tạm ngừng đàm phán ngừng bắn giai đoạn 2 ở Dải Gaza

Ngày 23/2, phong trào Hamas ở Dải Gaza đã lên án Israel vì quyết định hoãn thả tù nhân và những người Palestine bị giam giữ,

Sau 3 năm, chiến cuộc Ukraine về đâu?

Hôm nay (24.2) đánh dấu 3 năm ngày Nga phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine và hai bên đã tạo ra thế giằng co liên tục trên chiến trường, nhưng gần đây có nhiều diễn biến bất ngờ do chính...

Cập nhật mới về sức khỏe Giáo hoàng Francis

Chiều qua 23.2 (sáng cùng ngày tại Ý), Vatican thông báo Giáo hoàng Francis đã trải qua một đêm 'yên bình' tại Bệnh viện Gemelli ở Rome, nơi ông được điều trị viêm phổi kép sau khi nhập viện hôm 14.2. ...

Mới nhất

Loạt cơ quan Mỹ yêu cầu nhân viên không phản hồi tối hậu thư của ông Musk

Nhiều cơ quan liên bang Mỹ đã yêu cầu nhân viên không phản hồi email buộc họ liệt kê công việc đã làm...

Vietnam Airlines sắp mở thêm hai đường bay mới kết nối Hà Nội với Ấn Độ

DNVN - Cuối tháng 3 tới, Vietnam Airlines sẽ phối hợp với Vingroup, Sun Group và Vietravel tổ chức sự kiện kết hợp sale tại Mumbai (thủ phủ bang Mahảhashtra). ...

Đại sứ EU lý giải vì sao ASEAN là điển hình thành công về hội nhập

Chia sẻ với TG&VN, Đại sứ EU tại ASEAN Sujiro Seam ấn tượng với "tính trung tâm' của ASEAN, giúp ASEAN vừa phát triển mạnh mẽ từ bên trong, đồng thời tạo ra mạng lưới quan hệ đối tác thành công, trở thành một trong những điển hình về hội nhập khu vực.

Bảo đảm dân chủ, khách quan trong hoạt động kiểm tra

Ban Bí thư chủ trì hội nghị công bố quyết định kiểm tra năm 2025 đối với các BTV Thành ủy, Tỉnh ủy các địa phương: TP...

Thí sinh cần lưu ý gì về đợt thi năng lực có hơn 130.000 lượt đăng ký?

Năm nay, số thí sinh đăng ký dự thi năng lực đợt 1 tại ĐH Quốc gia TP.HCM cao kỷ lục, với trên...

Mới nhất