Trang chủKinh tếNông nghiệpMột làng ở Hải Dương, 30 năm qua dân làng bảo nhau...

Một làng ở Hải Dương, 30 năm qua dân làng bảo nhau giữ vững danh hiệu tỉnh Hải Hưng cũ trao tặng từ năm 1995

30 năm qua, thôn Xạ Sơn ở xã Quang Thành (Kinh Môn) – một trong 3 làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Hải Dương luôn giữ vững danh hiệu làng văn hóa.

Đoàn kết, gắn bó

Thôn Xạ Sơn nằm nổi bật giữa cánh đồng hành tỏi xanh ngắt của xã Quang Thành (Kinh Môn, Hải Dương). Vẫn là những nếp nhà với những người dân giản dị, chất phác nhưng Xạ Sơn ngày càng đổi mới với những con đường bê tông rộng mở, nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang, hiện đại.

Ít ai biết, Xạ Sơn là 1 trong 3 làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Hải Hưng (cũ) và là làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Hải Dương hiện nay. Năm 1995, Xạ Sơn là thôn đầu tiên của tỉnh Hải Hưng tổ chức đón danh hiệu văn hóa.

Đã 30 năm trôi qua, ông Trần Đức Vẻ, nguyên Chủ tịch UBND xã Quang Trung (cũ) và nhiều người dân trong thôn vẫn nhớ rõ ngày trọng đại ấy. “Khi ấy, Xạ Sơn nổi bật so với nhiều thôn khác trong tỉnh bởi có quần thể di tích tâm linh khép kín, có đội tuồng, chèo cổ thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong khu vực… Nhưng đặc biệt nhất vẫn là tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân trong thôn. Măc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng người dân đã tự nguyện đóng góp xây dựng được gần 1 km đường giao thông và trở thành đoạn đường bê tông thôn xóm đầu tiên của huyện Kinh Môn thời ấy”, ông Vẻ kể.

Làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Hải Dương, 30 năm qua dân làng bảo nhau giữ vững danh hiệu, thi đua làm giàu - Ảnh 1.

Thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành, Kinh Môn, Hải Dương đón danh hiệu làng văn hóa năm 1995 (ảnh tư liệu).

Tinh thần đoàn kết, gắn bó xóm làng chính là sức mạnh để xây dựng nên làng văn hóa Xạ Sơn. Tinh thần này cũng luôn được người dân gìn giữ và phát huy đến tận ngày nay. Trong các dịp hội làng hay Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, không chỉ người dân trong thôn mà đông đảo con em xa quê cũng trở về.

Theo anh Hoàng Gia Lực, Bí thư Chi bộ thôn Xạ Sơn, trước đây, nhiều người con quê hương chuyển vào các vùng kinh tế mới ở các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Lắk sinh sống và làm việc, hình thành những thôn Xạ Sơn thu nhỏ và lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống của thôn. Những người con xa quê vẫn có mối quan hệ gắn kết, khăng khít với Xạ Sơn. Chỉ cần thôn có việc, người dân dù ở xa hay gần đều chung tay hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu chung. Đặc biệt, sau đợt bão số 3 vừa qua, một số hạng mục công trình tâm linh trong thôn bị thiệt hại, nhiều bà con xa quê đã chung tay sửa chữa.

Thôn Xạ Sơn có hơn 1.000 hộ với khoảng 3.500 nhân khẩu. Nhờ tinh thần đoàn kết, gắn bó, việc khó trong thôn đều được giải quyết. Các gia đình, dòng họ tích cực đóng góp xây dựng quê hương. Thôn đã vận động nhân dân nâng cấp, mở rộng các tuyến đường; thực hiện quy hoạch khu cát táng theo hướng đồng bộ về kích thước, diện tích, bảo đảm tính khoa học, thẩm mỹ và tiết kiệm đất. Các công trình tâm linh đều được tôn tạo khang trang, sạch đẹp, giá trị di tích được phát huy. Nhiều công trình phúc lợi của thôn được mở rộng, tu bổ khuôn viên hồ đầu thôn… Tổng giá trị các công trình lên tới hơn 2,5 tỷ đồng đều từ nguồn xã hội hóa.

Làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Hải Dương, 30 năm qua dân làng bảo nhau giữ vững danh hiệu, thi đua làm giàu - Ảnh 2.

Hành là cây trồng chủ lực vụ đông của người dân ở Xạ Sơn, xã Quang Thành, Kinh Môn, Hải Dương.

Giữ gìn danh hiệu

Ông Lưu Hữu Nhặn, Chủ tịch UBND xã Quang Thành cho biết, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế – xã hội nhưng trong suốt 30 năm qua, Xạ Sơn luôn giữ vững danh hiệu làng văn hóa và có nhiều phong trào nổi bật ở địa phương. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Trở thành làng văn hóa đầu tiên là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm của mỗi người con Xạ Sơn. Nhiều nét đẹp văn hóa vẫn được lưu truyền cho con cháu, trong đó phải kể đến việc bảo tồn và duy trì đội tế đình theo nguyên bản cổ. Các trò chơi dân gian truyền thống, độc đáo được duy trì đã làm phong phú, đa dạng hoạt động của lễ hội.

Ông Trần Văn Sinh, một bậc cao niên trong thôn phấn khởi cho biết việc của làng cũng như việc của nhà. Mọi công trình phúc lợi trong thôn đều có sự đóng góp của người dân. Gần đây nhất là cải tạo bờ hồ khu vực đầu thôn để trở thành “công viên làng”. Các gia đình đều có kinh tế khá giả, con em có việc làm với thu nhập ổn định. Nhân dân tích cực lao động sản xuất, tham gia, tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao rất nhộn nhịp. Các tệ nạn xã hội từ đó cũng được đẩy lùi… Đời sống của người dân trong thôn ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Kinh tế Xạ Sơn ngày càng phát triển với đa dạng ngành nghề. Từ xã thuần nông với thế mạnh là cây hành tỏi, Xạ Sơn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó chủ yếu là chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, kinh doanh hàng hóa thiết yếu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Hải Dương, 30 năm qua dân làng bảo nhau giữ vững danh hiệu, thi đua làm giàu - Ảnh 3.

Nhân dân thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành, Kinh Môn, Hải Dương biểu diễn văn nghệ nhân lễ kỷ niệm.

Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt trên 80 triệu đồng/người, tương đương với thu nhập bình quân trong xã. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 88%, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,9%, cận nghèo ở mức 1%.

Phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh, toàn thôn có trên 10 câu lạc bộ của các đoàn thể. Câu lạc bộ bóng đá nữ được thành lập. Sân bóng được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào thể dục, thể thao của thanh thiếu niên. Công tác khuyến học, khuyến tài được phát động sâu rộng. Thôn có 50/72 dòng họ có quỹ khuyến học…

“Với sự đoàn kết của bà con trong thôn cùng sự góp sức của con em xa quê, Xạ Sơn sẽ tiếp tục giữ vững danh hiệu làng văn hóa. Các giá trị truyền thống tốt đẹp của thôn sẽ được gìn giữ qua nhiều thế hệ để Xạ Sơn xứng đáng với danh hiệu làng văn hóa đầu tiên của tỉnh”, anh Lực khẳng định.

Ngày 22/2, thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành (thị xã Kinh Môn) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm đón nhận danh hiệu làng văn hóa đầu tiên của tỉnh (1995 – 2025) và khai hội truyền thống xuân Ất Tỵ năm 2025.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức cùng đông đảo nhân dân đã ôn lại chặng đường đầy tự hào 30 năm trước.

Ngày 10/3/1995, thôn Xạ Sơn cùng với thôn 5, xã Hạ Lễ, huyện Kim Thi; thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyên Châu Giang (Hưng Yên) vinh dự được UBND tỉnh Hải Hưng cũ cấp bằng công nhận danh hiệu làng văn hóa đầu tiên của tỉnh. Làng Xạ Sơn vinh dự được chọn tổ chức làm điểm đón bằng làng văn hóa để tỉnh rút kinh nghiệm.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-lang-o-hai-duong-30-nam-qua-dan-lang-bao-nhau-giu-vung-danh-hieu-tinh-hai-hung-cu-trao-tang-tu-nam-1995-20250223133111457.htm

Cùng chủ đề

Giữa mùa xuân, nhiều thủy điện ở Quảng Nam phải xả nước vì mưa lớn

Sáng 24-2, Công ty Thủy điện Sông Tranh có thông báo về việc vận hành hồ Sông Tranh 2 để duy trì mực nước hồ ở mực nước dâng bình thường. Thông số lúc 5h cùng ngày, mực nước hồ chứa 174,91m, lưu lượng...

Cứu sống thai nhi mắc hội chứng truyền máu giai đoạn IV bằng phẫu thuật laser quang đông

NDO - Sản phụ nhập viện trong tình trạng rất nặng, hội chứng truyền máu song thai đã tiến triển đến giai đoạn IV, một thai đã bị biến chứng phù thai, nguy cơ lưu thai là rất cao, thậm chí có thể lưu cả hai thai bất cứ lúc nào. Sản phụ Voòng Thị N. được cơ sở tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng khẩn cấp với chẩn đoán...

Phong cách ‘tối giản hoàng kim’ hút sao nữ và tín đồ công sở

Phong cách "tối giản hoàng kim" mang đến vẻ ngoài thanh lịch, tinh tế nhưng không kém phần...

Bao công sức ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2025, thí sinh “khóc nấc” vì không đăng ký...

Nhiều thí sinh cho biết rất khó để đăng ký thi, thậm chí không thể đăng ký được kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội... ...

Gỡ nút thắt trong lập quy hoạch chi tiết các chung cư cũ

Ngay từ những tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội đã yêu cầu một số quận phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hàng loạt khu chung cư cũ. Đây là bước quan trọng đầu tiên, tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh các nội dung công việc khác trong quy trình cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô. Tháo gỡ bất cập Một trong những vấn đề lớn nhất khi cải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bao công sức ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2025, thí sinh “khóc nấc” vì không đăng ký...

Nhiều thí sinh cho biết rất khó để đăng ký thi, thậm chí không thể đăng ký được kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội... ...

Trồng mía ở Sóc Trăng, nông dân không những thoát lỗ mà còn kiếm lời cao, vì sao?

Khác hẳn với hơn 2 năm về trước, giá mía thấp, doanh nghiệp mua nhưng chậm trả tiền, giá nhân công cao khiến nhiều hộ dân ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng thua lỗ. Thế nhưng, hiện nay, câu chuyện trồng mía ở địa phương này đã hoàn toàn...

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt. ...

Bất ngờ Tổ Hợp tác một thôn của tỉnh Bắc Kạn có tới 10 nông sản, đặc sản, vườn đu đủ đẹp như phim

Là Tổ Hợp tác nông nghiệp ở một thôn miền núi của tỉnh Bắc Kạn nhưng có đến 10 sản phẩm hàng hóa, trong đó có 4 sản phẩm OCOP. Tổ Hợp tác Nông nghiệp Quân Hà, huyện Bạch Thông có tới 10...

Trung Quốc dùng thứ hạt khác để thay thế, xuất khẩu một loại tinh bột của Việt Nam sang thị trường tỷ dân giảm

Do nhu cầu của thị trường chính Trung Quốc giảm nên xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm theo. ...

Bài đọc nhiều

Liên tiếp bắt được trăn gấm, loài động vật hoang dã to dài, người dân Huế đem nộp cho kiểm lâm

Nhiều con động vật hoang dã to dài là loài trăn gấm “đi lạc” được người dân ở Huế bắt giữ đem giao nộp cho kiểm lâm để thả về môi trường tự nhiên. ...

Một xã của tỉnh Thái Bình, nông dân có 100 cái lồng nuôi đủ các loại cá ngon, có người thu 4 tỷ/năm

Tỉnh Thái Bình có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng thế mạnh có nhiều dòng sông chảy qua; những năm qua, nhiều hộ dân ở các địa phương đã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông, trở thành hướng đi hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. ...

Một nông dân Bình Định tình cờ nuôi chơi chim công xanh, chim trĩ đỏ như nuôi gà ta mà phát tài

Từ chỗ nuôi chim quý hiếm, nuôi động vật hoang dã để làm cảnh, chị Mai Thị Mười, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định đã gây dựng được đàn chim công, chim trĩ đỏ hàng trăm con. Nuôi chim cảnh không chỉ thỏa mãn sở thích mà còn tạo...

Nông dân ngoại thành Hà Nội mặc áo mưa đi cấy lúa dưới tiết trời lạnh giá

Dưới tiết trời giá lạnh kèm mưa phùn, nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) trùm khăn kín mít, mặc áo mưa ra đồng hối hả cấy lúa cho kịp thời vụ. ...

Ngôi làng ở Huế mỗi ngày sản xuất hàng chục tấn bún, nhiều hộ thu nhập 30 triệu/tháng

Tại làng bún Vân Cù nổi tiếng xứ Huế, hiện có hơn 100 hộ làm bún trên với hơn 300 lao động thường xuyên. Mỗi ngày làng sản xuất từ 25-28 tấn bún, nhiều hộ có thu nhập đến 30 triệu đồng/tháng nhờ...

Cùng chuyên mục

Giải pháp “kép” nâng cao giá trị cho lúa gạo Thủ đô

Giống lúa mới chiếm gần 82% Vụ Xuân 2025, bà Bùi Thị Lan (xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn) canh tác 3 sào lúa. Giống TBR225 tiếp tục được gia đình bà sử dụng. Đây là giống lúa ngắn ngày, có khả năng kháng sâu bệnh tốt, cho chất lượng gạo thành cơm thơm ngon. Không chỉ hộ bà Lan, nông dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn đang dần “phổ cập” các giống lúa mới tiên tiến, chất lượng...

Trồng mía ở Sóc Trăng, nông dân không những thoát lỗ mà còn kiếm lời cao, vì sao?

Khác hẳn với hơn 2 năm về trước, giá mía thấp, doanh nghiệp mua nhưng chậm trả tiền, giá nhân công cao khiến nhiều hộ dân ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng thua lỗ. Thế nhưng, hiện nay, câu chuyện trồng mía ở địa phương này đã hoàn toàn...

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt. ...

Bất ngờ Tổ Hợp tác một thôn của tỉnh Bắc Kạn có tới 10 nông sản, đặc sản, vườn đu đủ đẹp như phim

Là Tổ Hợp tác nông nghiệp ở một thôn miền núi của tỉnh Bắc Kạn nhưng có đến 10 sản phẩm hàng hóa, trong đó có 4 sản phẩm OCOP. Tổ Hợp tác Nông nghiệp Quân Hà, huyện Bạch Thông có tới 10...

Trung Quốc dùng thứ hạt khác để thay thế, xuất khẩu một loại tinh bột của Việt Nam sang thị trường tỷ dân giảm

Do nhu cầu của thị trường chính Trung Quốc giảm nên xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm theo. ...

Mới nhất

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh mạnh, rét đậm kèm mưa liên tiếp

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (24/2-26/2), không khí lạnh mạnh tràn về, trời rét đậm kèm mưa nhỏ; sau kết hợp dòng xiết trong đới gió Tây trên cao, nên có mưa rào; đồng thời, nền nhiệt tăng dần. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày...

Mở ra kỳ vọng chinh phục 1.300 điểm

Để chỉ số VN-Index có thể vượt được vùng kháng cự rất mạnh thì cần có động lực tăng trưởng tốt của doanh nghiệp. Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 2: Mở ra kỳ vọng chinh phục 1.300 điểmĐể chỉ số VN-Index có thể vượt được vùng kháng cự rất mạnh thì cần có động lực tăng trưởng tốt của...

Tuyết rơi dày đặc chặn hơn 2.000 tuyến đường khắp 18 tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ

Thời tiết khắc nghiệt đã xuất hiện khắp 18 tỉnh tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến hơn 2.000 con đường bị chặn do tuyết...

Dinh thự Tây Hồ hấp dẫn giới danh gia bởi không gian xanh đa lớp

(Dân trí) - Hưởng lợi thế về quy hoạch, hạ tầng giao thông của khu vực Tây Hồ cùng không gian xanh đa lớp với chuỗi ba công viên nội khu, công viên cây xanh 65ha, sông Hồng, hồ Tây, GIA by KITA hứa hẹn đáp ứng chuẩn sống khắt khe của giới thượng lưu Hà thành. Kiệt tác hoàn...

Mới nhất