Trang chủKinh tếNông nghiệpTỷ phú Hòa Bình, người nuôi "bò mắn sữa", nuôi gà tự...

Tỷ phú Hòa Bình, người nuôi “bò mắn sữa”, nuôi gà tự động, người làm giàu với loại quả lạ mà quen

Trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, có nhiều nông dân tỷ phú Hòa Bình để lại dấu ấn lớn với nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm giàu, đẹp cho quê hương.

Chị Vũ Thị Nga giới thiệu các sản phẩm làm từ quả bồ hòn tại Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình năm 2024.

Đến xã Cao Sơn (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) hỏi thăm ông Đinh Công Sử, xóm Liên Hoà không ai không biết. 

Gia đình ông là điển hình trong chăn nuôi trang trại tổng hợp quy mô lớn, thu nhập cao của địa phương. 

Ông Sử cho biết: Xuất phát từ nông nghiệp thuần nông, được sự quan tâm của các cấp Hội Nông dân, tôi tham gia tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều địa phương trong và ngoài huyện.

Năm 2016, gia đình ông Sử mạnh dạn vay vốn Ngân hàng NN&PTNT 300 triệu đồng và vay mượn thêm xây dựng trại nuôi gà, diện tích 20.000m2, quy mô 10.000 con. 

Được công ty hỗ trợ gà giống, thuốc thú y và kỹ thuật, đợt đầu xuất bán cho thu nhập 600 triệu đồng, trừ chi phí còn lại 300 triệu đồng. 

Nhận thấy nuôi gà mang lại hiệu quả, năm 2017, gia đình ông Sử đầu tư thêm 1 trại, đồng thời chăn nuôi 5 cặp bò sinh sản và trồng một số loại cây công nghiệp. 

Đến năm 2021, mô hình chăn nuôi của gia đình ổn định với tổng quy mô 10.000 con gà thịt/lứa, chăn nuôi gà tự động hóa, bình quân mỗi năm bán ra thị trường khoảng 250 tấn/5 lứa gà thịt, mang lại doanh thu 2,6 tỷ đồng, trừ chi phí, lợi nhuận còn khoảng 1,4 tỷ đồng.

img

 

Trung bình mỗi ngày, đàn bò sữa của gia đình ông Chu Văn Sâm, nông dân tỷ phú Hòa Bình cho thu hoạch từ 500 – 560 kg sữa.

Cùng với chăn nuôi, ông Sử đã cải tạo 10.000m2 đất vườn trồng bưởi Diễn và đào ao thả cá, hiện đã cho thu hoạch. 

Mô hình sản xuất của gia đình hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động, mức lương ổn định 7 triệu đồng/người/ tháng và 19 lao động thời vụ. 

Ông Sử thường xuyên hướng dẫn, phổ biến kỹ thuật, kinh nghiệm, tạo việc làm cho bà con, giúp đỡ hộ nghèo. Ngoài ra còn hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân các vùng lân cận có nhu cầu học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm kết hợp trồng trọt.

Mô hình chăn nuôi bò sữa theo hướng thực hành tốt, năng suất cao của hộ ông Chu Văn Sâm, thôn Đồng Danh, xã Phú Thành (huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hòa Bình) là hướng đi tiềm năng. 

Đưa chúng tôi thăm đàn bò sữa trong giai đoạn lấy sữa, ông Sâm cho biết: Nhận thấy trên địa bàn xã có tiềm năng, thế mạnh về đất canh tác, thuận lợi cho việc phát triển đàn bò sữa, mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được việc làm cho thành viên trong gia đình và lao động nhàn rỗi trên địa bàn. 

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và từng buớc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo huớng nâng cao giá trị sản phẩm. 

“Từ năm 2017, gia đình tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng và bạn bè để mua thêm diện tích đất, tiến hành cải tạo, đầu tư xây dựng trang trại nuôi bò sữa, trồng cây ăn quả và các cây trồng khác phù hợp với nhu cầu của thị trường…”.

Theo ông Sâm, ban đầu gia đình mua 7 con bò sữa với số tiền 350 triệu đồng; trong 2 năm 2019 – 2020 gia đình mở rộng quy mô, đầu tư mua thêm 33 con bò sữa, nâng tổng đàn bò lên 40 con, trong đó có 32 con đang cho lấy sữa, 5 con hậu bị và 3 con bò non. 

Hiện trung bình mỗi ngày đàn bò cho thu 500 – 560 kg sữa, xuất bán cho Công ty sữa Vinamilk chi nhánh Phủ Lý với giá bán 15.000 đồng/kg, bình quân thu về trên 7 triệu đồng/ngày.

Ông Sâm chia sẻ, chăn nuôi bò sữa không đòi hỏi kỹ thuật cao, thu nhập ổn định, nhất là khí hậu địa phương phù hợp cho phát triển đàn bò. Trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, gia đình luôn chú trọng, đảm bảo thức ăn cho gia súc không chứa độc tố, chất cấm, tồn dư hóa chất nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe đàn bò hay chất lượng của sữa, thịt…, giúp sữa tươi đạt tiêu chuẩn, an toàn cho người tiêu dùng. 

Với đầu ra ổn định, mô hình SXKD cho thu nhập trung bình 2,3 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 800 triệu đồng/năm.

img

 

Mô hình nuôi gà tự động hóa của gia đình ông Đinh Công Sử, nông dân tỷ phú Hòa Bình ở xã Cao Sơn (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhanh nhẹn, nhạy bén và tràn đầy năng lượng là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp chị Vũ Thị Nga, phường Tân Hoà (TP Hoà Bình). Đưa chúng tôi thăm quan mô hình sản xuất, kinh doanh của gia đình, chị Nga chia sẻ: Từ nhỏ tôi đã có nhiều kỷ niệm và ấn tượng với quả “Bồ hòn” không chỉ để tắm, gội thay xà phòng khá hiệu quả.

Xà phòng làm từ quả bồ hòn có mùi thơm rất dễ chịu, không gây kích ứng da hay gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn được sắc kèm với một số loại cây khác để uống mỗi khi bị ốm, cảm nắng…

Với ước mơ khi học xong sẽ về phát triển vùng trồng các loại cây thảo dược và chiết suất thành các dạng chế phẩm, thảo dược chữa bệnh an toàn, hiệu quả, giá thành rẻ, thân thiện với sức khoẻ và môi trường. 

“Do đó, sau khi tốt nghiệp đại học năm 2010 về địa phương tôi bắt đầu triển khai thực hiện ước mơ, bắt tay vào chăm sóc, nhân giống và trồng 2,5 ha cây bồ hòn để thu hoạch quả. Đồng thời bảo tồn, nhân giống các loại cây thuốc thảo dược tự nhiên sẵn có và sưu tầm thêm nhiều giống dược liệu quý khác để trồng xen, tận dụng tối đa diện tích đất của gia đình, tăng hiệu quả sản xuất…”, chị Nga thổ lộ.

Tuy nhiên, phải đến năm 2015 được sự cổ vũ của mẹ chồng làm bác sỹ y học cổ truyền, chị Nga đi học thêm về chuyên ngành dược và đông y.

Đến năm 2018, chị gây dựng thương hiệu Huna’s Home với sản phẩm khởi nghiệp từ quả bồ hòn, cụ thể là nước rửa bát, nước lau sàn, nước giặt từ quả bồ hòn lên men và phát triển rộng thêm các sản phẩm thiên nhiên, sản phẩm trà hỗ trợ sức khoẻ khác. 

Với kiến thức được học tại trường và học hỏi thêm trong quá trình thăm quan các mô hình tương tự, sau nhiều lần chiết suất thử nghiệm và đưa nhiều người trong gia đình, hàng xóm dùng thử, kiểm chứng chất lượng được nhiều người dùng khen, khuyến khích sản xuất đại trà. 

Chị Nga cho biết: “Năm 2021 gia đình tôi quyết định đầu tư nồi nấu dược liệu, máy chưng cất tinh dầu, máy đóng trà túi lọc, máy sấy dược liệu… cùng nhiều máy móc phục vụ cho việc sản xuất…”.

Thành công của những tỷ phú Hòa Bình là các nông dân giỏi, nông dân xuất sắc trong tỉnh là cả quá trình phấn đấu không mệt mỏi của những nông dân có tư duy mở thời hiện đại. Vượt qua khó khăn, thử thách, họ học hỏi, tích góp kinh nghiệm từ thành công của người đi trước và trải nghiệm của chính bản thân để vươn lên làm giàu cho bản thân, đóng góp cho xã hội.





Nguồn: https://danviet.vn/ty-phu-hoa-binh-nguoi-nuoi-bo-man-sua-nuoi-ga-tu-dong-nguoi-lam-giau-voi-loai-qua-la-ma-quen-20250221192644092.htm

Cùng chủ đề

Hiện trạng loạt dự án ở TP.HCM được Quốc hội ra nghị quyết gỡ vướng

Quốc hội đã ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, giúp các chủ đầu tư sớm hoàn thiện nghĩa vụ đất đai. ...

Những địa phương nào chưa công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

TPO - Đến thời điểm này, hơn 40 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã công bố môn thi thứ ba kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026. Các địa phương còn lại sẽ phải công bố trong tháng 2 theo chỉ đạo của Thủ tướng. TPO - Đến thời điểm này, hơn 40 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã công bố môn thi thứ ba kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học...

Sức khoẻ các nạn nhân trong vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La giờ ra sao?

Theo Bệnh viện Việt Đức, chiều qua 22/2, 3 bệnh nhân trong vụ TNGT giữa xe đầu kéo và ô tô khách tại QL 6, thuộc khu vực xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã được chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức tiếp tục điều trị. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, Bệnh viện đã kích hoạt...

Một người ra viện, 4 người đã qua nguy kịch

NDO - Trong số 5 nạn nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe giường nằm và xe đầu kéo tại Sơn La được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 4 người đã được phẫu thuật qua cơn nguy kịch, một người được xuất viện. Người bệnh V.G.H (nam, 9 tuổi, Sơn La) bị chấn thương ngực, tràn máu màng phổi, gãy xương tay, nghi ngờ tổn thương tụy và lách....

Hoàn thiện hướng dẫn thí điểm dự án nhà ở thương mại

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 55/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Nghị định hướng dẫn chi tiết Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại. Nghị quyết số 171/2024/QH15 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc dùng thứ hạt khác để thay thế, xuất khẩu một loại tinh bột của Việt Nam sang thị trường tỷ dân giảm

Do nhu cầu của thị trường chính Trung Quốc giảm nên xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm theo. ...

Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Thuận giải ngân 800 triệu đồng cho 20 hội viên phát triển nuôi bò

Theo thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức giải ngân 800 triệu đồng cho 20 hội viên nông dân ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc phát triển chăn nuôi. ...

Con đường hoa màu vàng, cảnh đẹp không khác gì Hàn Quốc đang gây sốt ở Hà Nội

Hoa phong linh phủ kín một màu vàng đang “làm mưa, làm gió” trên các diễn đàn mạng xã hội. Không ít người tìm đến và chụp ảnh, check-in. ...

Học sinh không nên chờ công bố môn thi thứ 3

Trong tuần tới, học sinh Hà Nội sẽ biết được chính xác môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 là môn gì sau bao ngày mong ngóng, hồi hộp và lo lắng. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội có một số lưu ý với thí sinh. ...

Làng gốm 800 năm ở Bắc Ninh, nơi có dòng men da lươn nổi tiếng làm “mê hoặc” cán bộ ngoại giao Nhật Bản

Bà Kamitani Naoko, cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam bén duyên với gốm Phù Lãng ở xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong lần dự triển lãm đồ gốm ở thủ đô Hà Nội. “Khi...

Bài đọc nhiều

Lào Cai: Chủ động các giải pháp tưới tiêu để sản xuất vụ xuân

Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa phương đã và đang có nhiều giải pháp đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất vụ xuân của bà con nông dân.Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ...

Liên tiếp bắt được trăn gấm, loài động vật hoang dã to dài, người dân Huế đem nộp cho kiểm lâm

Nhiều con động vật hoang dã to dài là loài trăn gấm “đi lạc” được người dân ở Huế bắt giữ đem giao nộp cho kiểm lâm để thả về môi trường tự nhiên. ...

Nông dân ngoại thành Hà Nội mặc áo mưa đi cấy lúa dưới tiết trời lạnh giá

Dưới tiết trời giá lạnh kèm mưa phùn, nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) trùm khăn kín mít, mặc áo mưa ra đồng hối hả cấy lúa cho kịp thời vụ. ...

Livestream bán sản vật Hưng Yên, truyền hình thực tế “Về quê làm giàu” xuất hiện một MC nổi tiếng

Mới đây, tại nhà văn hóa thôn Cao (xã Bảo Khê, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) diễn ra chương trình Livestream sản vật địa phương. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình truyền hình thực tế "Về quê làm giàu" có sự hiện diện của một MC...

Một huyện của Đắk Lắk là điển hình nổi bật về giảm nghèo đa chiều, và đây là cách làm hay

Krông Bông là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Huyện đã trở thành điểm sáng trong giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững nhờ huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, khuyến khích nông dân xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nông...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc dùng thứ hạt khác để thay thế, xuất khẩu một loại tinh bột của Việt Nam sang thị trường tỷ dân giảm

Do nhu cầu của thị trường chính Trung Quốc giảm nên xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm theo. ...

Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Thuận giải ngân 800 triệu đồng cho 20 hội viên phát triển nuôi bò

Theo thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức giải ngân 800 triệu đồng cho 20 hội viên nông dân ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc phát triển chăn nuôi. ...

Làng gốm 800 năm ở Bắc Ninh, nơi có dòng men da lươn nổi tiếng làm “mê hoặc” cán bộ ngoại giao Nhật Bản

Bà Kamitani Naoko, cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam bén duyên với gốm Phù Lãng ở xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong lần dự triển lãm đồ gốm ở thủ đô Hà Nội. “Khi...

Một làng ở Hải Dương, 30 năm qua dân làng bảo nhau giữ vững danh hiệu tỉnh Hải Hưng cũ trao tặng từ năm...

30 năm qua, thôn Xạ Sơn ở xã Quang Thành (Kinh Môn) - một trong 3 làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Hải Dương luôn giữ vững danh hiệu làng văn hóa. ...

Tôm, con vật nuôi chủ lực của Việt Nam làm ra 3 món đang cạnh tranh tốt với hàng Indonesia tại Mỹ

Mặc dù Indonesia vẫn là nhà cung cấp tôm tẩm bột lớn nhất của Mỹ trong năm 2024 với thị phần 42%, Việt Nam cũng đang cạnh tranh với Indonesia trong phân khúc này. Xuất khẩu tôm tẩm bột của Việt Nam đã tăng 33%, trong khi nguồn cung của Indonesia...

Mới nhất

Khi trẻ em “cày cuốc KPI” tiền trong gió lạnh Sa Pa

Ít bữa nay những ai trở lại và tận hưởng gió lạnh Sa Pa không khỏi “sốc” khi xuất hiện những đám trẻ em nhảy múa mà nhiều người gọi là “cày cuốc KPI” tiền bạc. "Vũ công" trong gió lạnh Sa Pa Hiện tượng các đám trẻ em níu kéo xin tiền...

Người phụ nữ từ Nhật về quên túi đựng tiền tiết kiệm tại xe đẩy sân bay

(NLĐO)- Chị Nguyễn Thị H. xúc động chia sẻ đây là khoản tiền tiết kiệm sau thời gian làm việc tại Nhật, mang về để chuẩn bị...

Thua đau phút cuối trước CLB Công an Hà Nội, Thể Công Viettel dễ mất ngôi đầu

CLB Công an Hà Nội 2-1 Thể Công ViettelChỉ vài ngày sau khi CLB Công an Hà Nội thua Thể Công Viettel với tỷ số 1-2, 2 đội tái đấu trên sân Hàng Đẫy ở vòng 14 V.League 2024-2025. Lần này, kết quả trận đấu đảo ngược so với lượt đi. Hai trong 3 bàn thắng được ghi...

Mới nhất