Trang chủChính trịNgoại giaoNền kinh tế Đức đang lao đao bị "đổ thêm dầu vào...

Nền kinh tế Đức đang lao đao bị “đổ thêm dầu vào lửa”, thuế quan của ông Trump không phải vấn đề duy nhất

Khi cử tri Đức đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử để chọn quốc hội mới vào ngày 23/2 tới, nền kinh tế sẽ là mối quan tâm hàng đầu. “Cơn bão” thuế nhập khẩu sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khiến nền kinh tế khó chồng khó.

Nền kinh tế Đức đang lao đao bị 'đổ thêm dầu vào lửa', thuế quan của ông Trump không phải vấn đề duy nhất
Từ lâu, xuất khẩu đã là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của Đức. (Nguồn: Shutter Stock)

Đức – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới – hầu như không tăng trưởng kể từ đại dịch Covid-19. Nền kinh tế này đã suy giảm cả vào năm 2023 và năm ngoái – sự suy giảm kéo dài hai năm liên tiếp đầu tiên kể từ những năm 2000.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm nay, “đầu tàu” kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng ở mức 0,3%.

Loạt vấn đề lớn của nền kinh tế

Trong khoảng thời gian từ năm 2005-2019, nền kinh tế hướng đến xuất khẩu đã phát triển mạnh mẽ ở Đức. Điều này được thúc đẩy bởi khí đốt tự nhiên giá rẻ từ Nga và hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường Trung Quốc.

Từ lâu, xuất khẩu đã là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của Đức. Số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, năm 2023, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm hơn 43% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này – tỷ trọng lớn nhất trong số các nền kinh tế lớn.

Theo cơ quan thống kê, ô tô và phụ tùng, máy móc và sản phẩm hóa chất là những mặt hàng xuất khẩu chính của Berlin vào năm ngoái.

Kinh tế Đức đã thu lợi khủng vào thời điểm Trung Quốc trên đà phát triển nhanh chóng, người tiêu dùng tại đất nước tỷ dân chuộng ô tô nhập khẩu từ Berlin.

Thế nhưng, những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại. Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô của nước này như BYD và Xpeng, đã giành được thị phần từ các đối thủ phương Tây. Điều đó khiến ô tô Đức không còn là lựa chọn hàng đầu với người dân Trung Quốc nữa.

Ông Kirkegaard nhận định: “Ở một mức độ nào đó, ngành công nghiệp ô tô Đức đã trở thành nạn nhân trong thành công của chính mình. Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đã nhanh chóng ‘bắt sóng” thị trường xe điện và dần thay thế những dòng xe tên tuổi trước đây”.

Trong khi đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phải sử dụng nhiều năng lượng của Đức đang phải trả nhiều tiền hơn. Nguyên nhân bởi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022, Đức đã phải “quay lưng” với Moscow bằng cách mua khí đốt từ những nơi xa hơn. Hậu quả là nhiều công ty Đức đã cắt giảm sản lượng, cắt giảm nhân sự, thậm chí là đã đóng cửa.

Ông Lars Kroemer, nhà kinh tế trưởng tại Gesamtmetall khẳng định: “Chúng ta đang ở giữa thời kỳ phi công nghiệp hóa. Ngoài chi phí năng lượng cao, thuế cao và nhiều quy định, thủ tục cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp của đất nước”.

Đồng quan điểm, ông Achim Wambach, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Âu Leibniz (ZEW) cho rằng, nói rộng hơn, các giới hạn nghiêm ngặt về việc chính phủ vay nợ – được gọi là “phanh nợ” – đã kìm hãm các khoản đầu tư rất cần thiết vào “đầu tàu” châu Âu, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công trực tuyến.

“Chúng tôi vẫn chưa số hóa. Gánh nặng hành chính của chúng tôi cao hơn… so với các quốc gia khác”, Chủ tịch ZEW nhấn mạnh.

Còn ông Jacob Kirkegaard, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Washington (Mỹ) cho biết, nền kinh tế không được cải cách là vấn đề của Đức.

Cải cách kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của các thế hệ hiện tại và tương lai của đất nước này, đặc biệt là ở thời điểm số lượng người về hưu ngày càng tăng.

Nền kinh tế Đức đang lao đao bị 'đổ thêm dầu vào lửa', thuế quan của ông Trump không phải vấn đề duy nhất
Thuế quan với ô tô sẽ gây tổn hại đặc biệt đến các nhà xuất khẩu Đức vì Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Berlin. (Nguồn: Getty Images)

Đòn đánh thuế quan của ông Trump

Loạt vấn đề kể trên đã khiến kinh tế Đức lao đao trong thời gian dài và các mức thuế quan gần đây của Tổng thống Trmp như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2024, ông đã chứng minh rằng, mình sẵn sàng hành động, ví dụ như tuyên bố áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu và nền kinh tế lớn nhất thế giới, có hiệu lực vào tháng 3 tới.

Sau đó, “cơn bão” thuế quan của Tổng thống Mỹ tiếp tục lan đến một số ngành khác như ô tô nhập khẩu, chip bán dẫn và dược phẩm.

Thuế quan với ô tô sẽ gây tổn hại đặc biệt đến các nhà xuất khẩu Đức vì Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Berlin.

Chủ tịch ZEW – ông Achim Wambach – nhận thấy, tác động này sẽ được cảm nhận rõ nét nhất ở một số nhà xuất khẩu ô tô đức.

Ông nói rằng: “Đây là tin xấu cho ngành công nghiệp ô tô, vốn đang gặp khó của Đức”.

Theo Prognos, một công ty nghiên cứu của Thụy Sỹ, trên khắp các ngành công nghiệp, khoảng 1,2 triệu việc làm ở Đức phụ thuộc, trực tiếp hoặc gián tiếp, vào xuất khẩu sang Mỹ. Con số đó chiếm 2,6% tổng số việc làm trong cả nước.

Và ngay cả khi không chịu trực tiếp các mức thuế quan với hàng hóa của mình, Đức vẫn có thể cảm thấy đau đớn vì thuế quan áp dụng cho các quốc gia khác.

Đơn cử như việc ông Trump cũng đã công bố mức thuế 25% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, Canada và mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quố. Nhưng một số nhà sản xuất ô tô Đức, bao gồm cả Volkswagen, xuất khẩu ô tô sang Mỹ từ các nhà máy của họ ở Mexico. Vì vậy, những nhà máy của Volkswagen tại Mexico sẽ chịu tác động.

Ông Michael Bohmer, nhà kinh tế trưởng tại Prognos nêu quan điểm: “Nền kinh tế toàn cầu giống như một mạng lưới, vì vậy, nếu bạn áp dụng một mức thuế quan với một nơi nào đó thì ít nhiều, toàn bộ mạng lưới sẽ cảm nhận được điều đó”.

Ông nói thêm rằng, Mexico, Canada và Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu từ Mỹ sang các thị trường mới để tránh thuế quan của ông Trump. Điều này có khả năng khiến những sản phẩm này cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của Đức tại những thị trường đó.

Và đương nhiên, việc thúc đẩy tăng trưởng của “đầu tàu” châu Âu trong vài năm tới và xa hơn không chỉ là cách đối phó với thuế quan của ông Trump.

Toàn bộ mô hình kinh doanh của đất nước có thể cần phải được cách. Như ông Bohmer nhận định, nếu trong thập kỷ tới, Đức không “làm mới” các ngành công nghiệp cũ – như sản xuất ô tô, máy móc, thép – và tập trung vào các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), thì chắc chắn sẽ không còn ngôi vị nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nữa.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nen-kinh-te-duc-dang-lao-dao-bi-do-them-dau-vao-lua-thue-quan-cua-ong-trump-khong-phai-van-de-duy-nhat-305126.html

Cùng chủ đề

Giá vàng ‘rớt’ thêm, nhiều người mới mua lỗ nặng

Giá vàng giảm mạnh sau khi lập đỉnh lịch sử. Nhiều thương hiệu lớn niêm yết giá vàng SJC hai chiều mua vào - bán ra lần lượt là 89,4 - 91,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC cuối ngày 20-2 đã vọt lên...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La chỉ đạo xử lý thông tin Báo Nhân Dân phản ánh

NDO - Chiều 22/2, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Sơn La nhận được Công văn số 762/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc kiểm tra, xử lý, báo cáo theo thông tin Báo Nhân Dân đã phản ánh về việc hàng loạt các phòng khám, chữa bệnh hoạt động không có giấy phép. Nội dung Công văn số 762/UBND-KGVX, nêu rõ: Trước đó, vào hồi 18 giờ 18 phút,...

Công an điều tra thông tin chủ quán cà phê ở Đà Nẵng hành hung bé trai 10 tuổi

Công an đang điều tra, làm rõ thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một chủ quán cà phê nổi tiếng ở Đà Nẵng hành hung bé trai 10 tuổi. Tối 22/2, trao đổi với PV, thiếu tá Võ Văn Dũng – Trưởng Công an phường Mân Thái (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) xác nhận, đơn vị đang làm rõ thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một chủ quán cà phê trên...

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX Ngày 22/2, cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier ra mắt độc giả, phác họa một bức tranh toàn diện về đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX. ...

Góc nhìn và cơ hội cho sinh viên y dược trong lĩnh vực truyền thông y tế

Talkshow Mảnh: Truyền thông Giáo dục sức khỏe vừa diễn ra tại Đại học Y Dược TP.HCM (ĐHYD), chia sẻ những góc nhìn và cơ hội mới cho sinh viên y dược trong lĩnh vực truyền thông y tế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo trường hợp sự cố y khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Chiều 22/2, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với trường hợp bệnh nhân Q.A.

Hành động vì khí hậu: Đường dài chông gai

Thỏa thuận Paris năm 2015 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhưng sau gần một thập kỷ, thế giới vẫn đối mặt với nhiều thách thức.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng vũ khí hóa vấn đề thương mại, tăng cường hợp tác với Ấn Độ

Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Lưu Bằng Vũ kêu gọi phía Mỹ ngừng chính trị hóa và vũ khí hóa các vấn đề kinh tế, thương mại, đồng thời tạo điều kiện cần thiết cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước.

Câu chuyện của hai doanh nghiệp tiên phong

Baoquocte.vn. Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, uy tín trên thương trường; xây dựng giá trị bền vững lâu dài; tạo ra những tác động tích cực cho môi trường và xã hội chính là những lợi ích khi doanh nghiệp phát triển bền vững.

Chuyên gia y tế nói gì về chuyện “lọc máu ngừa đột quỵ”?

PGS. Nguyễn Lân Hiếu bác bỏ thông tin chỉ cần 2-3 giờ lọc máu với chi phí chưa đến chục triệu phòng ngừa được đột quỵ, hết mỡ máu, đái tháo đường.

Bài đọc nhiều

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Quốc: Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định nước này luôn đặt Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Ngày 18/2, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã đến chào xã giao Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại...

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại

Theo đó, Kế hoạch nhằm thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực thông tin đối ngoại; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong chỉ đạo, triển khai công tác thông tin đối ngoại từ TP đến các sở, ban, ngành và địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại trên...

Những người xây cây cầu hữu nghị Việt Nam-Anh

Nếu như vào những năm 2000, Việt Nam vẫn còn là một cái tên mới mẻ tại Vương quốc Anh, quốc gia Đông Nam Á năng động giờ đây được nhiều doanh nghiệp và người dân Anh nhắc đến như một thiên đường du lịch, ẩm thực và một điểm đến đầu tư giàu tiềm năng. Thành quả này đến từ những nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, trong...

Cùng chuyên mục

Câu chuyện của hai doanh nghiệp tiên phong

Baoquocte.vn. Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, uy tín trên thương trường; xây dựng giá trị bền vững lâu dài; tạo ra những tác động tích cực cho môi trường và xã hội chính là những lợi ích khi doanh nghiệp phát triển bền vững.

Trung Quốc sẽ giảm lãi suất cơ bản vào tháng tới?

Bắc Kinh sẽ giảm lãi suất cơ bản sớm nhất có thể trong tháng 3/2025, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản vào ngày 20/2.

Đại sứ Lào tại Việt Nam: ASEAN

"Bằng cách tập trung vào phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và đoàn kết khu vực, ASEAN đang sẵn sàng tạo ra một tương lai thịnh vượng và toàn diện cho người dân của mình', Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh nhấn mạnh với TG&VN khi đánh giá về mục tiêu kiên định hướng tới tương lai của ASEAN giữa muôn vàn biến động.

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump “đốt nóng” kinh tế toàn cầu, ASEAN liệu có bình yên vô sự?

Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ mang đến những thách thức mới trong một hệ thống quốc tế vốn đã căng thẳng. Dù chưa có những động thái rõ rệt nhưng nền kinh tế ASEAN được cho là sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những chính sách của chính quyền Mỹ trong giai đoạn sắp tới.

Thủ tướng New Zealand: Việt Nam là ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần thứ hai từ ngày 25 đến 28/2. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Christopher Luxon đến Việt Nam kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 11/2023. Chính sách đối ngoại của New Zealand dưới...

Mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác sẽ tạo ra những sản phẩm truyền hình mang bản sắc riêng

(CLO) Chiều ngày 22/2, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả hợp tác giữa các Đài PT-TH Duyên...

Kết nối chặt chẽ doanh nghiệp và đại học, sinh viên sẽ sớm tiếp cận thực tế công việc

Chiều 22-2, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức tọa đàm "Liên kết đại học - địa phương - doanh nghiệp: Hợp lực vì sự phát triển kinh tế và xã hội", với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và...

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam-Lào-Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Hun Sen và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. ...

Khen thưởng 12 học sinh đoạt giải Nhất kỳ thi chọn HSG Quốc gia

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 – 2025. Sáng 11/2, tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh có thành...

Vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam

Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới 90,7 triệu USD mỗi năm. Một ca điều trị thông thường mất khoảng 400 USD, còn ca nặng có thể lên đến 1.400 USD. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới...

Mới nhất