Trang chủKinh tếNông nghiệpGỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá

Dự báo trong năm nay, ngành tôm nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi giá đầu vào tăng cao, giá tôm biến động theo chiều hướng giảm. Vì vậy, Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh nuôi tôm trọng điểm cần xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị sẵn các giải pháp cho vụ tôm năm 2025.

Ngành tôm đối mặt với nhiều thách thức

Mới đây, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2025, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến. Trước đó, đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã có buổi khảo sát thực địa cơ sở nuôi tôm công nghệ cao, vùng cơ sở an toàn dịch bệnh trên tôm nước lợ tại tỉnh Bạc Liêu.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024 là năm Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của bão, lũ, trong đó có lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cả nước, lĩnh vực thủy sản vẫn đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần tăng trưởng chung cho xuất khẩu và phát triển kinh tế.

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá - Ảnh 1.

Đoàn cán bộ Bộ NNPTNT tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Công ty TN HHMTV Long Mạnh, ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nguyên Du

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá - Ảnh 2.

Năm 2025 dự báo lĩnh vực thủy sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn về môi trường nước nuôi, dịch bệnh, chất lượng con giống… Để đưa ngành tôm phát triển, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương cần quan tâm chú trọng công tác môi trường cho nuôi tôm nước lợ; áp dụng các nghiên cứu trong an toàn dịch bệnh trên tôm.

Ông Tiến cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp và người nuôi tôm phải liên kết chặt chẽ để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm nói chung cũng như tôm nước lợ nói riêng; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng các mô hình nuôi an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng chỉ rõ trong năm 2025, chi phí đầu vào cho nuôi tôm vẫn tiếp tục tăng cao; Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong cạnh tranh về giá so với các nước nuôi tôm lớn như Ecuador, Ấn Độ. Doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu tôm nguyên liệu; xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi 2 vụ kiện chống trợ cấp (CVD) và chống bán phá giá (AD)… Nếu có động lực hỗ trợ và tháo gỡ những bất cập nội tại trong sản xuất, chế biến và chuỗi giá trị, xuất khẩu tôm mới có thể bứt phá.

Ông Ngô Vũ Thăng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng đề án đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước, từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã phê duyệt và thực hiện đề án với mục tiêu đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cho đối tượng là tôm nước lợ; trở thành đầu mối liên kết các tỉnh trong sản xuất tôm của cả vùng.

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá - Ảnh 3.

Năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với 2023. Ảnh: N.D

Hiện Bạc Liêu đang đứng đầu khu vực ĐBSCL và là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống chất lượng cao (chiếm hơn 50% của vùng ĐBSCL và khoảng 22% cả nước). Trong năm 2024, Bạc Liêu sản xuất được 38 tỷ post tôm sú giống và tôm thẻ chân trắng; 900 triệu con tôm càng xanh giống. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2024 đạt 1,18 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, ông Thăng cũng cho biết, giá tôm nguyên liệu đang biến động theo chiều hướng giảm sâu, trong khi giá vật tư đầu vào vẫn ở mức cao nên người nuôi tôm đang gặp khó khăn rất lớn.

Tổ chức tốt chuỗi liên kết ngành tôm

Để nâng cao chất lượng tôm nuôi, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng ngành tôm nước lợ cần tập trung phát triển các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; áp dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp và hiệu quả với từng phương thức nuôi, ưu tiên công nghệ tuần hoàn nước; tổ chức tốt công tác đăng ký nuôi và cấp mã số cho cơ sở nuôi tôm nước lợ; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, sản xuất có chứng nhận chất lượng để sản xuất an toàn, hạ giá thành và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nuôi tôm chưa có sự bứt phá, tôm giống bố mẹ một năm phải nhập 260.000 cặp, có những cơ sở sản xuất tôm giống nhiễm bệnh vẫn được chấp thuận. Điều kiện sản xuất tôm giống chưa đạt chuẩn như các nước trong khu vực và quốc tế, do đó tốc độ tăng trưởng còn hạn chế. Bên cạnh đó, chỉ số tiêu tốn thức ăn cho tôm còn cao, đây là lí do khiến ngành tôm thiếu sức cạnh tranh với tôm Ecuador và Ấn Độ .

Trước những bất cập, hạn chế này, Thứ trưởng Tiến đề nghị các địa phương cần tổ chức tốt liên kết, đảm bảo chuỗi sản xuất tôm vận hành liên hoàn; ngăn chặn kịp thời vật tư đầu vào không đảm bảo chất lượng, từ con giống, thức ăn thủy sản tới chế phẩm xử lý môi trường nuôi trồng… Thực hiện có hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường để kịp thời khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi.

Theo Cục Thủy sản, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2024 đạt và vượt kế hoạch đề ra với diện tích nuôi 749,8 nghìn ha, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng nuôi tôm nước lợ năm 2024 đạt 1.290,5 nghìn tấn, tăng 15,3 % so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024, cả nước sản xuất và ương dưỡng được 159 tỷ con tôm, trong đó tôm giống thẻ chân trắng 109,8 tỷ con, tôm sú 49,2 tỷ con, đạt 103,55% so với năm 2023. Các tỉnh sản xuất tôm giống trọng điểm là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, chiếm khoảng 90% tổng cơ sở sản xuất và 60% sản lượng giống.





Nguồn: https://danviet.vn/go-bat-cap-noi-tai-dua-nganh-tom-but-pha-20250220152354706.htm

Cùng chủ đề

Tuyên Quang: Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy hỗ trợ nông dân sau Hội nghị đối thoại năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Văn bản số 691/UBND-KT của UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững.Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1426 – QĐ/TU, ngày 20/2/2024 về...

“Săn” ảnh đẹp ở cánh đồng hoa hướng dương

Cánh đồng hoa hướng dương ở công viên bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Ðức, TP HCM) thời gian gần đây trở thành điểm check-in siêu "hot" của giới trẻ. ...

Tổng thống Zelensky chưa sẵn sàng ký, Kiev không có lý do để trả 500 tỷ USD?

Theo một nguồn tin Ukraine, Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky chưa sẵn sàng ký thỏa thuận cho phép Mỹ tiếp cận một cách ưu đãi các nguồn khoáng sản đất hiếm của quốc gia Đông Âu.

Tập thể dục sáng hay chiều tối tốt hơn?

'Tập thể dục là một phần quan trọng trong lối sống lành mạnh, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên tập vào buổi sáng hay buổi tối để đạt được kết quả tốt nhất'. Hãy bắt đầu ngày mới với...

Hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại...

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 55/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Nghị định hướng dẫn chi tiết Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng cây cà na ra quả dại, biến thành đặc sản Sóc Trăng, làng trên xóm dưới có việc, thu nhập tốt

Cây cà na là loại mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạch ở ĐBSCL, ít hiệu quả kinh tế, chế biến thành món ăn vặt.Tuy nhiên, loại cây dại này đã giúp anh anh Ngô Tuấn Thanh ở phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có thu nhập...

Mỹ nhân dân tộc Tày ở Hà Giang duy nhất đăng quang Hoa hậu, có bạn trai là Phó giám đốc

Chia sẻ với Dân Việt, Hoa hậu Nông Thúy Hằng cho biết, bạn trai sinh năm 1991 là mối tình đầu của cô. ...

Cũng là nuôi gà, nông dân Lâm Đồng cho ăn một thứ ấu trùng, gà thịt chắc, lớn nhanh, chuồng sạch

Gia đình ông Lưu Văn Đức, bà Lê Thị Hương (Thôn 10, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đang nuôi gà Minh Dư, một giống gà cổ truyền thịt chắc, trọng lượng lớn. Ông Lưu Văn Đức cho biết, gà Minh Dư của gia đình được nuôi theo mô...

Một xã xa xôi nông thôn mới Bình Phước, đầu tư 200 tỷ xây công trình gì mà xã đẹp hẳn lên?

Đắk Nhau là xã vùng sâu, xa, nhận được sự quan tâm đặc biệt của huyện Bù Đăng (Bình Phước) khi đầu tư kinh phí hơn 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. ...

Trồng rau diếp cá, trồng cây công trình mà giàu, một nông dân Long An nhận Bằng khen của Thủ tướng

Khoảng năm 2019, ông Hoàn, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) chuyển từ trồng rau xà lách xoong sang trồng rau diếp cá. Thời điểm dịch Covid-19, giá rau hơn 50.000 đồng/kg, ông thu lợi nhuận lớn. Hiện tại, ông thu hoạch hơn 150kg rau diếp cá, cho...

Bài đọc nhiều

Một xã ở Yên Bái đang là vùng quê đáng sống, đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Năm 2020, xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới. Dù bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (YAGI), nhưng đến cuối năm 2024 xã Minh Xuân tiếp tục khẳng định vị thế khi...

Bứt phá ngoạn mục trong ứng dụng mạ khay, cấy máy

Hội thi là cơ hội để nông dân, hợp tác xã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm gieo cấy lúa bằng máy hiệu quả, qua đó thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.Hội thi có sự tham gia của 12 đội thi đến từ 10 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba vì, Sóc Sơn, Mê Linh và Đông Anh. “Máy cấy trong tay, mùa vàng chắc...

Trồng sầu riêng như trồng cây tiền tỷ ở miền Tây, giá quay xe, dân bất ngờ nghe thương lái nói 1 câu

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng đã đưa sầu riêng trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cao nhất trong mấy năm gần đây, do đó diện tích sầu riêng "bùng nổ" khắp nơi với kỳ vọng làm giàu. Thế nhưng hiện nay sầu riêng chưa vào chính vụ đã...

Nông dân ngoại thành Hà Nội mặc áo mưa đi cấy lúa dưới tiết trời lạnh giá

Dưới tiết trời giá lạnh kèm mưa phùn, nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) trùm khăn kín mít, mặc áo mưa ra đồng hối hả cấy lúa cho kịp thời vụ. ...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy hỗ trợ nông dân sau Hội nghị đối thoại năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Văn bản số 691/UBND-KT của UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững.Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1426 – QĐ/TU, ngày 20/2/2024 về...

Trồng cây cà na ra quả dại, biến thành đặc sản Sóc Trăng, làng trên xóm dưới có việc, thu nhập tốt

Cây cà na là loại mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạch ở ĐBSCL, ít hiệu quả kinh tế, chế biến thành món ăn vặt.Tuy nhiên, loại cây dại này đã giúp anh anh Ngô Tuấn Thanh ở phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có thu nhập...

Cũng là nuôi gà, nông dân Lâm Đồng cho ăn một thứ ấu trùng, gà thịt chắc, lớn nhanh, chuồng sạch

Gia đình ông Lưu Văn Đức, bà Lê Thị Hương (Thôn 10, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đang nuôi gà Minh Dư, một giống gà cổ truyền thịt chắc, trọng lượng lớn. Ông Lưu Văn Đức cho biết, gà Minh Dư của gia đình được nuôi theo mô...

Một xã xa xôi nông thôn mới Bình Phước, đầu tư 200 tỷ xây công trình gì mà xã đẹp hẳn lên?

Đắk Nhau là xã vùng sâu, xa, nhận được sự quan tâm đặc biệt của huyện Bù Đăng (Bình Phước) khi đầu tư kinh phí hơn 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. ...

Trồng rau diếp cá, trồng cây công trình mà giàu, một nông dân Long An nhận Bằng khen của Thủ tướng

Khoảng năm 2019, ông Hoàn, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) chuyển từ trồng rau xà lách xoong sang trồng rau diếp cá. Thời điểm dịch Covid-19, giá rau hơn 50.000 đồng/kg, ông thu lợi nhuận lớn. Hiện tại, ông thu hoạch hơn 150kg rau diếp cá, cho...

Mới nhất

Bộ Y tế yêu cầu rà soát sự cố y khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

NDO - Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Bệnh viện Phụ sản Trung ương trước thông tin phản ánh của báo chí về sự cố y khoa với sản phụ Q.A. Theo nội dung công văn, Vụ nhận được thông tin trên báo chí phản ánh về...

Cần 4.000 tỷ đồng để mở rộng đường Bùi Văn Hòa

Đường Bùi Văn Hòa kết nối QL1 và QL51 cũng như sẽ có vai trò quan trọng khi cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi vào khai thác. Tuy nhiên, hiện tuyến đường này đã quá tải, xuống cấp. ...

Mới nhất