Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCông trường đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long: Vẫn...

Công trường đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long: Vẫn ‘đói’ cát, đá

Các đơn vị thi công các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng cao tốc miền Tây tiếp tục “đói” cát, đá nghiêm trọng. Vì sao?

Tính toán làm đường cao tốc bằng cầu cạn

Công trường đường cao tốc ở ĐBSCL: vẫn 'đói' cát, đá - Ảnh 3.

Đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đoạn qua TP Tân An, tỉnh Long An được thi công bằng cầu cạn – Ảnh: M.TRƯỜNG

Đó là khẳng định của ông Trần Văn Thi, giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT), đơn vị đang thực hiện nhiều dự án cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh câu chuyện thiếu cát, đá cho cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Ông Thi nói: Cầu cạn có ưu thế kỹ thuật nhờ vào vật liệu công nghiệp đồng đều, ổn định, dễ kiểm soát chất lượng và tiến độ thi công. Cầu cạn cũng không gặp phải vấn đề xử lý nền đất yếu chờ lún, giúp giảm thiểu thời gian thi công và tăng tốc độ dự án, cũng không bị ảnh hưởng bởi lún nên đảm bảo ổn định lâu dài.

* Nhưng giải pháp cầu cạn không chỉ có ưu điểm, thưa ông?

– Xây dựng cầu cạn là giải pháp đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới nơi có địa hình phức tạp hoặc đất yếu, giúp giảm tác động môi trường. Trong đó, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan và đặc biệt là Trung Quốc đã triển khai nhiều công trình cầu cạn quy mô lớn.

Tại Việt Nam, cầu cạn đã được áp dụng trong nhiều dự án, trong đó tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 39,8km, có 13,2km cầu cạn, đã chứng minh hiệu quả trong khu vực địa hình phức tạp.

Tuy nhiên, nhược điểm của giải pháp làm cầu cạn là chi phí xây dựng ban đầu cao gấp 1,5 – 2 lần nền đường đắp, tùy thuộc vào điều kiện địa chất và công nghệ. Vật liệu xây dựng như bê tông, thép, phụ gia phần lớn phải nhập khẩu, dễ gây khan hiếm và đội giá khi nhiều dự án triển khai cùng lúc. Thiết kế cầu cạn phức tạp hơn, đặc biệt ở các nút giao và đường gom, khó điều chỉnh sau khi hoàn thành. Quá trình bảo trì, sửa chữa đòi hỏi công nghệ cao và chi phí lớn.

* Nhiều chuyên gia cho rằng giải pháp thi công cầu cạn vẫn là phương án hợp lý cho đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long đang quá thiếu cát, thưa ông?

– Như tôi đã nói ở trên, cầu cạn không phải là giải pháp hoàn hảo toàn diện, nhưng lại là một phương án hiệu quả trong điều kiện đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng.

Đối với các dự án đang triển khai thi công, việc lựa chọn phương án đầu tư xây dựng phân kỳ và sử dụng nền đường trên đất yếu là một quyết định hợp lý nhằm sớm hoàn thành tuyến cao tốc Bắc – Nam trong khi ngân sách còn hạn chế và đây là giải pháp phù hợp với thực tế.

Với những dự án chuẩn bị đầu tư, các cơ quan chức năng cần tiến hành đánh giá toàn diện. Có thể là kết hợp giữa nền đường đắp thông thường tại những khu vực có sẵn nguồn vật liệu và cầu cạn tại những khu vực có điều kiện địa chất phức tạp hoặc thiếu vật liệu đắp.

Ngoài ra, cần mạnh dạn áp dụng công nghệ vật liệu mới, như bê tông cường độ cao hay siêu cao, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ thi công hiện đại phù hợp với cầu cạn, như công nghệ MSS (Movable Scaffolding System – hệ đà giáo di động) và công nghệ LG (Launching Gantry – lắp ghép phân đoạn trên đà giáo di động), nhằm giảm chi phí dự án và đảm bảo tuổi thọ bền vững của công trình.

* Với những dự án đã và sẽ triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có thể chuyển từ thi công bằng phương pháp đắp nền sang phương pháp thi công cầu cạn được không, thưa ông?

– Thời gian qua, dù đã áp dụng các “cơ chế đặc thù” để cung cấp cát sông và cát biển, nhưng tình trạng thiếu cát ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ngày càng nghiêm trọng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cần hiện thực hóa các giải pháp như làm cầu cạn và đường trên cao, không nhất thiết phải đợi lâu hơn, ngay cả đối với các dự án đang triển khai.

Với các dự án đang triển khai, nếu chỉ xét đơn thuần về kỹ thuật, việc chuyển từ giải pháp đường cao tốc truyền thống sang cầu cạn là khả thi. Nhưng việc áp dụng với các dự án đang triển khai sẽ gặp phải nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề pháp lý, tài chính và tác động xã hội.

Không ít ý kiến lo ngại rằng nếu điều chỉnh giải pháp xây dựng cầu cạn, các công trình sẽ phải trình lại cấp có thẩm quyền, dẫn đến thủ tục kéo dài, làm chậm tiến độ và cần thời gian thử nghiệm lâu trước khi triển khai đại trà.

* Nếu chuyển từ thi công đắp nền sang thi công cầu cạn, cần lưu ý gì, thưa ông?

– Để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tối ưu hóa nguồn lực, các chủ đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng nhiều các yếu tố. Đó là thủ tục điều chỉnh phức tạp.

Thay đổi thiết kế đồng nghĩa với thay đổi chủ trương đầu tư ban đầu, cần phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại, kéo dài thời gian thực hiện. Các thay đổi về thiết kế cơ sở và dự toán cần được cập nhật và trình duyệt lại, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Việc chuyển từ nền đắp sang cầu cạn phát sinh chi phí lớn. Theo quy định của Luật Đầu tư, nếu chi phí vượt mức, phải có giải trình rõ ràng và xin phê duyệt bổ sung nguồn vốn, điều này ảnh hưởng đến ngân sách và tiến độ triển khai.

Thay đổi giải pháp kỹ thuật cũng sẽ làm thay đổi giá trị các gói thầu, yêu cầu phải đấu thầu lại hoặc điều chỉnh hợp đồng với nhà thầu, dẫn đến mất thời gian và làm kéo dài dự án, chưa kể các tranh chấp có thể phát sinh.

Dự án sau khi điều chỉnh sẽ phải qua các bước thẩm định và giám sát nghiêm ngặt, tạo áp lực lớn về tiến độ và chất lượng. Việc thay đổi giải pháp có thể kéo dài thời gian thực hiện, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và tiến độ công trình…

Làm cao tốc trên cầu cạn, với các vật liệu sẵn có như xi măng, thép, đá và cát, sẽ giúp giảm sử dụng cát san lấp, hạn chế khai thác cát và ngăn ngừa sạt lở bờ sông, bờ biển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung.

PGS.TS Trần Chủng (nguyên cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng):

Về dài hạn, cao tốc trên cầu cạn sẽ rẻ hơn nhiều

Đồng bằng Nam Bộ là vùng có nền đất yếu với tầng bùn khá dày, nên việc xử lý nền đất yếu cho công trình xây dựng nói chung, công trình giao thông nói riêng luôn là bài toán kinh tế – kỹ thuật thực sự khó khăn. Để giải quyết bài toán này, có hai kỹ thuật có thể được áp dụng đan xen gồm làm đường cao tốc đi trên nền đất được xử lý và trên hệ thống cầu cạn.

Trong nhiều năm qua, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trừ các công trình có tải trọng tập trung lớn phải sử dụng cọc đóng, cọc khoan nhồi thậm chí có nơi cọc sâu trên 100m, phần lớn các công trình còn lại đều chọn giải pháp xử lý nền bằng phương pháp gia cố nền. Đây là công nghệ xử lý nền đất yếu tiên tiến được Viện KHCN xây dựng Việt Nam (IBST) tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Thụy Điển từ năm 1978.

Giải pháp gia cố nền đất yếu này được đánh giá là kinh tế (tiết kiệm chi phí) song cần vật liệu gia tải (đất hoặc cát dày từ 2,5 – 3m) rất lớn và thời gian gia tải khá lâu (trên 9 tháng) để nước thoát ra từ tầng đất yếu cho tới khi đạt độ cố kết yêu cầu. Giá thành của công nghệ này đã trở thành định mức để so sánh với các công nghệ xử lý nền đất yếu khác, trong đó có giải pháp cầu cạn.

Với cầu cạn, dù có nhiều ưu điểm như tiến độ thực hiện nhanh, thân thiện hơn với môi trường, ít phải giải phóng mặt bằng và ít bị tác động của biến đổi khí hậu… nhưng rào cản lớn nhất đó là vốn đầu tư ban đầu.

Từ cao tốc TP.HCM – Trung Lương, có thể thấy suất đầu tư ban đầu cho 1km cầu cạn cao gần gấp 3 lần so với 1km cao tốc đi trên nền đất. Chưa kể, khi cần mở rộng mặt đường cao tốc, cầu cạn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật.

Tuy vậy theo tôi, nếu nhìn dài hạn sau một thời gian và các giá trị tổng thể về đất đai, môi trường, thời gian đưa công trình vào khai thác… cao tốc trên cầu cạn sẽ rẻ hơn nhiều.



Nguồn: https://tuoitre.vn/cong-truong-duong-cao-toc-o-dbscl-van-doi-cat-da-20250221081439471.htm

Cùng chủ đề

Nhà thầu cao tốc vẫn gặp khó vì thiếu đá

Trong bối cảnh nhiều dự án cao tốc phải hoàn thành trong năm 2025, nguy cơ thiếu nguồn vật liệu đá vẫn thường trực. Ở nhiều địa phương, dù giá đá tăng cao hơn nhiều so với dự toán, nhà thầu cũng không có để mua. ...

Nhìn từ trên cao các nút giao quan trọng kết nối cao tốc Bắc – Nam với Hà Tĩnh

TPO - Trên tuyến cao tốc Bắc – Nam dài 102km qua Hà Tĩnh có 6 nút giao, trong đó có nút giao quan trọng kết nối thành phố Hà Tĩnh và Khu công nghiệp Vũng Áng. 23/01/2025 | 06:16 TPO - Trên tuyến cao tốc...

Hình hài tuyến cao tốc hơn 100km qua Hà Tĩnh sắp hoàn thành

TPO - Sau gần 2 năm thi công, tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh dài hơn 102km nhiều vị trí đã gần hoàn thiện. Các đơn vị thực hiện dự án đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ ở giai đoạn nước rút, kịp bàn giao vào tháng 4/2025. TPO - Sau gần 2 năm thi công, tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh dài hơn 102km nhiều vị trí đã gần hoàn thiện. Các đơn vị thực...

Không để các dự án cao tốc qua miền Tây chậm tiến độ do thiếu cát, đá

TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải cùng các cơ quan liên quan, nhà thầu chủ động làm việc với các địa phương để đẩy nhanh cung ứng vật liệu san lấp, tuyệt đối không để các dự án cao tốc qua Đồng bằng sông Cửu Long bị chậm tiến độ do thiếu cát, đá. TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phải đảm bảo công suất khai thác cát cho cao tốc

Chiều 20/11, tại tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan.Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi môn học để chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học khác, nên không?

Nhiều học sinh lớp 10, 11 có dự định đổi môn học để chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học khác. Điều này liệu có ảnh hưởng đến việc xét tuyển đại học, cao đẳng? Đại học tuyển sinh các tổ hợp môn...

Mỹ: Sản xuất kinh doanh gần như đình trệ, thị trường nhà ở ảm đạm

Lãi suất thế chấp không thay đổi trong nhiều tháng, kết hợp giá nhà tăng cao khiến khả năng chi trả vẫn là một thách thức lớn đối với người mua nhà ở Mỹ. Theo số liệu khảo sát do S&P Global công bố...

Ông Trump siết đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ

Động thái của ông Trump diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại và cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Hãng tin AFP, ngày 21-2, Tổng...

Hy hữu: Nắp lon nước ngọt trong dạ dày cháu bé 11 tuổi

Cháu bé đau tức vùng ngực, được người nhà đưa đến bệnh viện. Bác sĩ siêu âm phát hiện nắp lon nước ngọt đường kính khoảng 5cm trong dạ dày. Ngày 22-2, bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã nội soi...

Ông Trump ‘khơi’ lại thuế kỹ thuật số, sẵn sàng áp thuế trả đũa

Ông Trump yêu cầu khôi phục cuộc điều tra thuế kỹ thuật số và đe dọa sẽ áp thuế trả đũa với các quốc gia đánh thuế công ty của Mỹ. Gặp khó trong đàm phán thuế toàn cầuSau khi chính quyền ông Trump...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 tăng không ngừng nghỉ, nhẫn trơn lên kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng không ngừng nghỉ, liên tiếp lập các đỉnh cao lịch sử mới. Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng thêm 3 triệu đồng trong 3 ngày, vọt lên 91 triệu đồng/lượng - mức kỷ lục lịch sử với nhẫn trơn. Tới 20h ngày 5/2 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.871 USD/ounce. Đây là đỉnh cao lịch sử mới. Vàng giao...

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng, tăng hiệu quả chi tiêu công, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước trong năm 2025 và những năm tiếp theo. ...

Pi Network chuẩn bị bước vào giai đoạn Open Network

Ngày 20/2, Pi Network - một trong những nền tảng tiền ảo gây nhiều tranh cãi - sẽ chính thức bước vào giai đoạn Open Network, mở ra một bước tiến quan trọng sau hơn 6 năm hoạt động.

Đà Nẵng hỗ trợ doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đường vào… cụm công nghiệp

HĐND TP Đà Nẵng đã thống nhất thông qua việc hỗ trợ chi phí sử dụng chung đường vào khu công nghiệp Hòa Cầm cho các tổ chức, doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Cẩm Lệ. Ngày 20-2, tại kỳ họp HĐND TP Đà...

Ngành thép Hàn Quốc chao đảo vì thuế Mỹ

Mức thuế thép nhập khẩu 25% của Mỹ đe dọa đẩy Pohang - thủ phủ thép Hàn Quốc - vào khủng hoảng, khi ngành công nghiệp chủ lực này đối mặt nguy cơ suy thoái. Những năm gần đây, thị trường thép Hàn Quốc...

Cùng chuyên mục

Mỹ: Sản xuất kinh doanh gần như đình trệ, thị trường nhà ở ảm đạm

Lãi suất thế chấp không thay đổi trong nhiều tháng, kết hợp giá nhà tăng cao khiến khả năng chi trả vẫn là một thách thức lớn đối với người mua nhà ở Mỹ. Theo số liệu khảo sát do S&P Global công bố...

Ông Trump siết đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ

Động thái của ông Trump diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại và cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Hãng tin AFP, ngày 21-2, Tổng...

Bất ngờ lãi suất vay mua nhà sau ưu đãi

(NLĐO) - Nhiều ngân hàng tung các gói cho vay mua nhà, lãi suất thấp "khủng" từ 3,99%, 5,5%/năm thời gian đầu. Lãi suất các khoản vay cũ hiện tại cao hơn nhiều. ...

Ông Trump ‘khơi’ lại thuế kỹ thuật số, sẵn sàng áp thuế trả đũa

Ông Trump yêu cầu khôi phục cuộc điều tra thuế kỹ thuật số và đe dọa sẽ áp thuế trả đũa với các quốc gia đánh thuế công ty của Mỹ. Gặp khó trong đàm phán thuế toàn cầuSau khi chính quyền ông Trump...

Tiếp tục không có đơn hàng, một công ty may gần 50 năm tuổi hợp tác kinh doanh sân pickleball

(NLĐO)- Thời hạn hợp tác là 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng và giá trị hợp đồng ước tính khoảng 1,8 tỉ đồng. ...

Mới nhất

Xe sơmi rơmoóc trong vụ tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La hết hạn kiểm định

(NLĐO) - Xe sơmi rơmoóc trong vụ tai nạn khiến 6 người tử vong ở Sơn La được Cục Đăng kiểm xác định đã hết hạn kiểm...

Một trường công lập có sân thể thao đa năng theo chuẩn quốc tế

Ngày 22.2, hội thao truyền thống cụm 3 năm 2025 của ngành GD-ĐT TP.HCM đã diễn ra tại Trường Trung học Thực hành...

Triển lãm gần 200 sản phẩm khoa học, công nghệ

NDO - Ngày 22/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Nhà điều hành của đơn vị này, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Triển lãm thu hút gần 200 sản phẩm khoa học, công nghệ tiêu...

Lưu ý đặc biệt với xe đi cao tốc Nội Bài

TPO - Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ tổ chức thi công loạt gói thầu sửa chữa hư hỏng mặt đường, hệ thống an toàn giao thông một số đoạn thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ cuối tháng 2, do đó có thể dẫn đến ùn...

Ông Trump siết đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ

Động thái của ông Trump diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại và cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. ...

Mới nhất