Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiao thẩm quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục

Giao thẩm quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục

Hiện dự thảo Luật Nhà giáo sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8. Trong đó, đề xuất giao thẩm quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý.

Minh bạch tuyển dụng

Dự thảo Luật được điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

bai chinh
Tiết học tại Trường THCS Thống Nhất (quận Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NTCC.

Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng. Cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện hoặc chủ trì tham mưu việc phân cấp tuyển dụng; cơ sở giáo dục ngoài công lập tự chủ thực hiện tuyển dụng theo quy chế tổ chức hoạt động của mình.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa nhìn nhận, có thể coi đây là chế tài pháp lý để tháo gỡ các nút thắt trong cơ chế quản lý giáo dục mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã từng phát biểu tại một phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: “Ngành giáo dục đang nắm tất cả mọi thứ, trừ 2 thứ: Giáo viên và tài chính”. Tuy nhiên, đây là chính sách mới, xác định vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về nhà giáo, trong đó có vai trò quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lý GDĐT. Vì vậy, để bảo đảm chặt chẽ, Dự thảo Luật quy định rõ “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà giáo” trước khi giao Bộ GDĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về nhà giáo.

Trao đổi với báo chí về vấn đề minh bạch, đảm bảo chất lượng tuyển dụng, sử dụng nhà giáo khi người đứng đầu cơ sở giáo dục có quyền rất lớn trong tuyển dụng giáo viên, TS Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GDĐT) cho biết, để thực hiện quy định trên của Luật, cơ quan soạn thảo phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ GDĐT… trong đó quy định quy trình, thủ tục, điều kiện tuyển dụng nhà giáo đảm bảo công khai, minh bạch, phòng ngừa tiêu cực. Mặt khác, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, ngành Nội vụ và ngành giáo dục sẽ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác tuyển dụng, thực hiện các cơ chế giám sát đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất điều động giáo viên như trong quân đội

Đối với việc điều động vị trí công tác, dự thảo đề xuất trước hết nhà giáo phải đáp ứng yêu cầu của vị trí công tác sẽ đảm nhận. Công tác điều động nhà giáo phải thực hiện công khai, minh bạch, khách quan, đúng quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc điều động hoặc chủ trì thực hiện việc điều động theo phân cấp, ủy quyền.

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo đã công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên được cơ sở giáo dục nơi nhà giáo công tác và cơ quan quản lý giáo dục theo thẩm quyền giải quyết cho thuyên chuyển khi nơi đến đồng ý tiếp nhận.

Nhà giáo được cơ quan quản lý giáo dục quản lý trực tiếp đồng ý cho thuyên chuyển thì cơ sở giáo dục nơi nhà giáo chuyển đi chấm dứt hợp đồng với nhà giáo, cơ sở giáo dục hoặc cơ quan, đơn vị nơi nhà giáo chuyển đến thực hiện việc tiếp nhận.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, thực tế ghi nhận có nhiều trường hợp công tác ở miền núi đủ 3 năm và xin thuyên chuyển nhưng nhiều nơi không đồng ý với nhiều lý do khác nhau. Từ đó dẫn đến tình trạng cô giáo cắm bản 10 – 20 năm. Vì vậy, đề xuất này cần được nghiên cứu, quy định rành mạch hơn. Phó Chủ tịch Quốc hội đề xuất cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược cũng phải làm như quân đội. Điều là phải đi, nếu không đi là nghỉ việc.



Nguồn: https://daidoanket.vn/giao-tham-quyen-tuyen-dung-cho-nganh-giao-duc-10300295.html

Cùng chủ đề

Đảm bảo quyền lợi của học sinh khi Trường quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập và các nhà đầu tư, các trường có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận học sinh chuyển từ Trường quốc tế...

Tin tức sáng 8-2: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo; Cổ phiếu của đại gia thép SMC có khả năng bị hủy niêm yết; TP.HCM lên phương án chống cháy rừng mùa khô... ...

Thông tin mới nhất về chính sách tiền lương, nghỉ hưu trước tuổi của nhà giáo

TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.  TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo ...

‘Học thêm dù tự nguyện cũng không được thu tiền’

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị bổ sung quy định, dù phụ huynh tá»± nguyện cho con học thêm thì giáo viên cÅ©ng không được thu tiền. Nội dung trên được đề cập khi cho ý kiến về một số vấn đề lớn tại dự thảo Luật Nhà giáo, phiên họp 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (7/2).Dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhiều nội dung liên quan những việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vững tin bước vào nhiệm kỳ mới

Trong 2 ngày 21 và 22/2, Đảng bộ quân sự thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ 16, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đảng bộ được Quân khu 3 chọn làm Đại hội trước, để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo tổ chức Đại hội cơ sở thuộc Quân khu. ...

Sống chậm ở Bảo Lộc

Nhiều du khách vẫn nghĩ thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là nơi dừng chân hơn là một điểm đến. Nhưng tới đây, du khách sẽ bất ngờ bởi những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, Bảo Lộc còn được dân phượt mệnh danh là nơi săn mây đẹp quanh năm. ...

Phát huy tài nguyên văn hóa, con người Thủ đô

Ngày 21/2, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì gặp mặt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Gần 100 đại biểu văn nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, kiều bào tham dự. ...

Tuyển sinh lớp 10 sẽ “dễ thở” hơn

Trong bối cảnh tình hình dạy thêm học thêm ít nhiều có xáo trộn, khiến việc ôn thi tuyển sinh lớp 10 của học sinh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng kỳ thi năm nay sẽ “dễ thở” hơn, sự cạnh tranh sẽ không quá gắt gao nữa. ...

Cẩn trọng với lừa đảo dịch vụ du lịch trên không gian mạng

Sau Tết, nhu cầu du lịch, du xuân tăng cao nên tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch cũng “nở rộ” gây thiệt hại về tài sản cho nhân dân và làm mất uy tín cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Soobin Hoàng Sơn, Hoa hậu Thanh Thủy lọt đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Sáng 20/2, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức họp báo công bố danh sách 19 đề cử xuất sắc lọt vào vòng bình chọn trực tuyến của Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Năm 2024, ban tổ chức đã nhận được 159 hồ sơ đề cử từ 55 đơn vị trên cả nước, trong đó có 3 hồ sơ tự ứng cử. Người được đề...

Cùng chuyên mục

Một trường công lập có sân thể thao đa năng theo chuẩn quốc tế

Ngày 22.2, hội thao truyền thống cụm 3 năm 2025 của ngành GD-ĐT TP.HCM đã diễn ra tại Trường Trung học Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM (Q.5, TP.HCM). ...

Khảo sát ý kiến dư luận xã hội về Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức lấy ý kiến dư luận xã hội về Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm.

Bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sau khi “tố” hiệu trưởng

(NLĐO) - Cho rằng nữ hiệu trưởng có nhiều vi phạm, 1 thầy giáo đã làm đơn phản ánh lên cấp trên và bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ về mặt Đảng. ...

Dạy 2 buổi/ngày có ‘lách’ quy định dạy thêm?

Sau khi quy định mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, nhiều nhà trường và địa phương tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với cấp THCS, THPT. Vậy, đây có phải là cách 'lách' quy định về dạy thêm hay không?. ...

Trường ĐH Sư phạm TPHCM có nhiều vi phạm khi hợp tác với Công ty AIC

Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận Trường ĐH Sư phạm TPHCM có những hạn chế, thiếu sót, vi phạm liên quan đến dự án có mức đầu tư 17,42 tỷ đồng, trong đó có vi phạm khi ký hợp đồng với Công ty AIC. Tự ký gia hạn hợp đồng với Công ty AIC trước khi Bộ GD-ĐT có quyết định  Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa có kết luận về việc Thanh tra dự án đầu tư trang thiết bị giảng...

Mới nhất

Một trường công lập có sân thể thao đa năng theo chuẩn quốc tế

Ngày 22.2, hội thao truyền thống cụm 3 năm 2025 của ngành GD-ĐT TP.HCM đã diễn ra tại Trường Trung học Thực hành...

Triển lãm gần 200 sản phẩm khoa học, công nghệ

NDO - Ngày 22/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Nhà điều hành của đơn vị này, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Triển lãm thu hút gần 200 sản phẩm khoa học, công nghệ tiêu...

Lưu ý đặc biệt với xe đi cao tốc Nội Bài

TPO - Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ tổ chức thi công loạt gói thầu sửa chữa hư hỏng mặt đường, hệ thống an toàn giao thông một số đoạn thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ cuối tháng 2, do đó có thể dẫn đến ùn...

Ông Trump siết đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ

Động thái của ông Trump diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại và cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. ...

Giảm phụ thuộc Trung Quốc, Apple sản xuất iPhone 16e tại Ấn Độ

Việc quyết định chọn Ấn Độ là nơi sản xuất iPhone 16e khiến Apple đối mặt với rủi ro với mức thuế cao của Mỹ và tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề.

Mới nhất