Trang chủKinh tếNông nghiệpMột người Cà Mau đem theo cái máy gì "bơi" khắp ấp...

Một người Cà Mau đem theo cái máy gì “bơi” khắp ấp trên xóm dưới, hễ gặp ai cũng tán thán?

Sau hơn 2 tháng lắp ráp máy chà gạo bắt cố định trên chiếc phà nhỏ, anh Trần Văn Sang, ngụ ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau len lỏi trên các dòng sông, kênh, rạch đến tận nhà chà gạo cho người dân, giúp anh đem về nguồn thu trên dưới 300 nghìn đồng/ngày.

Video, anh Trần Văn Sang, ngụ ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau chế tạo máy chà chà gạo “di động” bắt cố định trên phà, rồi len lỏi trên các dòng sông, đến tận nhà chà gạo cho người dân, đem về nguồn thu trên dưới 300 nghìn đồng/ngày.

Thức dậy lúc trời còn chưa sáng, anh Sang đã bắt đầu chuẩn bị mọi thứ phục vụ cho chuyến chà gạo trên sông mỗi ngày. Chiếc phà nhỏ chở theo máy chà gạo “di động” của anh chịu khó đi đến từng nhà, len lỏi vào những con rạch nhỏ phục vụ bà con có nhu cầu chà gạo.

Anh Sang cho biết, trước đây 2 vợ chồng anh đi làm hồ, giăng lưới trên sông nhưng cuộc sống bấp bênh nên anh muốn đổi nghề khác ổn định. Từ quyết tâm đó, anh cùng vợ đầu tư lắp ráp máy chà “di động” trên sông với chi phí 120 triệu đồng.

“Độc nhất vô nhị” máy chà gạo của anh nông dân Cà Mau len lõi đến vùng sâu, giúp bà con biến lúa thành gạo - Ảnh 1.

Máy chà gạo “di động” của anh Trần Văn Sang, ngụ ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đến tận nhà dân để phục vụ, trong khi chi phí phải chăng nên rất được người dân trong vùng ủng hộ. Ảnh: Vũ Lịnh

“Với thiết kế nhỏ, gọn, máy được lắp cố định dưới phà để dễ len lỏi trên vùng quê, kênh rạch, và chỉ xay lúa cho hộ gia đình”, anh Sang nói và cho biết, khi mới làm nghề, anh lắp cái loa trên phà để báo hiệu cho bà con biết máy chà đang đến, dần dần khi quen mối, anh cho số điện thoại, ai cần thì gọi là máy chà sẽ chạy tới nơi.

Vì làm nghề trên sông nước nên việc ăn uống, nghỉ ngơi đều trên phà, và chiếc máy chà “di động” lúc này như ngôi nhà thứ hai của gia đình anh Sang. Tuy công việc có phần cực nhọc nhưng phần nào giúp gia đình anh đỡ vất vả hơn trước.

“Độc nhất vô nhị” máy chà gạo của anh nông dân Cà Mau len lõi đến vùng sâu, giúp bà con biến lúa thành gạo - Ảnh 2.

Anh Trần Văn Sang, ngụ ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời cho biết, mỗi bao lúa khi cho vô máy mất tầm khoảng 20 phút là thành gạo, nhưng chỉ với giá 25 nghìn đồng/bao lúa. Anh nói, bản thân cũng là nông dân nên tính giá phục vụ “nông dân” cho bà con bớt cực nhọc khi phải mang lúa đến các điểm tập chung vừa xa, vừa khó để chà gạo. Ảnh: Vũ Lịnh

“Tuy thu nhập không cao nhưng nguồn thu lại ổn định, đôi lúc di chuyển liên xã từ xã Khánh Bình qua tới xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, mỗi chuyến đi như vậy, trừ hết chi phí cũng đem về nguồn thu từ 300-400 ngàn/ngày. Đặc biệt khi cận tết, bà con chà gạo nhiều thì thu nhập cao hơn”, anh Sang cho biết thêm.

Chị Lê Thị Quyên, ngụ xã Khánh Bình – hộ dân sử dụng dịch vụ của anh Sang cho biết, thời gian chà gạo rất nhanh, tầm 15-20 phút là xong một bao lúa.

“Độc nhất vô nhị” máy chà gạo của anh nông dân Cà Mau len lõi đến vùng sâu, giúp bà con biến lúa thành gạo - Ảnh 3.

Người dân ở các vùng nông thôn huyện Trần Văn Thời cho biết, khi sử dụng dịch vụ máy chà gạo của anh Sang, nếu ai lấy gạo, lấy cám thì tiền công mỗi bao lúa là 25.000 đồng, còn nếu chà xong chủ lúa chỉ lấy gạo, đưa cám cho anh thì chỉ tốn 10.000 đồng/bao lúa, nó rất tiện lợi. Ảnh: Vũ Lịnh

“Nếu ai lấy gạo, lấy cám thì tiền công mỗi bao lúa là 25.000 đồng, còn nếu chà xong chủ lúa chỉ lấy gạo, đưa cám cho chủ phà thì chỉ tốn 10.000 đồng/bao”, chị Quyên nói.

Tương tự, chị Lâm Thị Nhi, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình nói rằng, từ khi có máy chà “di động” này, nông dân đỡ phải chở lúa đi xa, tiện cho bà con ở đây, trong khi giá thành hợp lý nên bà con rất vui mừng khi được anh Sang phục vụ.

Máy chà “di động” của anh Sang được xem là “độc nhất vô nhị”, đã giải quyết nhu cầu chà gạo cho nhiều bà con ở vùng nông thôn. Nó còn mang nét đặc trưng của loại hình giao thương mà chỉ có thể tìm thấy ở miền Tây nói chung, và huyện Trần Văn Thời nói riêng mỗi khi đến mùa chà gạo.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-nguoi-ca-mau-dem-theo-cai-may-gi-boi-khap-ap-tren-xom-duoi-he-gap-ai-cung-tan-than-20250220135505039.htm

Cùng chủ đề

Giá vàng ‘rớt’ thêm, nhiều người mới mua lỗ nặng

Giá vàng giảm mạnh sau khi lập đỉnh lịch sử. Nhiều thương hiệu lớn niêm yết giá vàng SJC hai chiều mua vào - bán ra lần lượt là 89,4 - 91,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC cuối ngày 20-2 đã vọt lên...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La chỉ đạo xử lý thông tin Báo Nhân Dân phản ánh

NDO - Chiều 22/2, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Sơn La nhận được Công văn số 762/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc kiểm tra, xử lý, báo cáo theo thông tin Báo Nhân Dân đã phản ánh về việc hàng loạt các phòng khám, chữa bệnh hoạt động không có giấy phép. Nội dung Công văn số 762/UBND-KGVX, nêu rõ: Trước đó, vào hồi 18 giờ 18 phút,...

Công an điều tra thông tin chủ quán cà phê ở Đà Nẵng hành hung bé trai 10 tuổi

Công an đang điều tra, làm rõ thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một chủ quán cà phê nổi tiếng ở Đà Nẵng hành hung bé trai 10 tuổi. Tối 22/2, trao đổi với PV, thiếu tá Võ Văn Dũng – Trưởng Công an phường Mân Thái (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) xác nhận, đơn vị đang làm rõ thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một chủ quán cà phê trên...

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX Ngày 22/2, cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier ra mắt độc giả, phác họa một bức tranh toàn diện về đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX. ...

Góc nhìn và cơ hội cho sinh viên y dược trong lĩnh vực truyền thông y tế

Talkshow Mảnh: Truyền thông Giáo dục sức khỏe vừa diễn ra tại Đại học Y Dược TP.HCM (ĐHYD), chia sẻ những góc nhìn và cơ hội mới cho sinh viên y dược trong lĩnh vực truyền thông y tế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng cây cà na ra quả dại, biến thành đặc sản Sóc Trăng, làng trên xóm dưới có việc, thu nhập tốt

Cây cà na là loại mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạch ở ĐBSCL, ít hiệu quả kinh tế, chế biến thành món ăn vặt.Tuy nhiên, loại cây dại này đã giúp anh anh Ngô Tuấn Thanh ở phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có thu nhập...

Mỹ nhân dân tộc Tày ở Hà Giang duy nhất đăng quang Hoa hậu, có bạn trai là Phó giám đốc

Chia sẻ với Dân Việt, Hoa hậu Nông Thúy Hằng cho biết, bạn trai sinh năm 1991 là mối tình đầu của cô. ...

Cũng là nuôi gà, nông dân Lâm Đồng cho ăn một thứ ấu trùng, gà thịt chắc, lớn nhanh, chuồng sạch

Gia đình ông Lưu Văn Đức, bà Lê Thị Hương (Thôn 10, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đang nuôi gà Minh Dư, một giống gà cổ truyền thịt chắc, trọng lượng lớn. Ông Lưu Văn Đức cho biết, gà Minh Dư của gia đình được nuôi theo mô...

Một xã xa xôi nông thôn mới Bình Phước, đầu tư 200 tỷ xây công trình gì mà xã đẹp hẳn lên?

Đắk Nhau là xã vùng sâu, xa, nhận được sự quan tâm đặc biệt của huyện Bù Đăng (Bình Phước) khi đầu tư kinh phí hơn 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. ...

Trồng rau diếp cá, trồng cây công trình mà giàu, một nông dân Long An nhận Bằng khen của Thủ tướng

Khoảng năm 2019, ông Hoàn, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) chuyển từ trồng rau xà lách xoong sang trồng rau diếp cá. Thời điểm dịch Covid-19, giá rau hơn 50.000 đồng/kg, ông thu lợi nhuận lớn. Hiện tại, ông thu hoạch hơn 150kg rau diếp cá, cho...

Bài đọc nhiều

Bứt phá ngoạn mục trong ứng dụng mạ khay, cấy máy

Hội thi là cơ hội để nông dân, hợp tác xã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm gieo cấy lúa bằng máy hiệu quả, qua đó thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.Hội thi có sự tham gia của 12 đội thi đến từ 10 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba vì, Sóc Sơn, Mê Linh và Đông Anh. “Máy cấy trong tay, mùa vàng chắc...

Một xã ở Yên Bái đang là vùng quê đáng sống, đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Năm 2020, xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới. Dù bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (YAGI), nhưng đến cuối năm 2024 xã Minh Xuân tiếp tục khẳng định vị thế khi...

Trồng sầu riêng như trồng cây tiền tỷ ở miền Tây, giá quay xe, dân bất ngờ nghe thương lái nói 1 câu

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng đã đưa sầu riêng trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cao nhất trong mấy năm gần đây, do đó diện tích sầu riêng "bùng nổ" khắp nơi với kỳ vọng làm giàu. Thế nhưng hiện nay sầu riêng chưa vào chính vụ đã...

Nông dân ngoại thành Hà Nội mặc áo mưa đi cấy lúa dưới tiết trời lạnh giá

Dưới tiết trời giá lạnh kèm mưa phùn, nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) trùm khăn kín mít, mặc áo mưa ra đồng hối hả cấy lúa cho kịp thời vụ. ...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Cùng chuyên mục

Trồng cây cà na ra quả dại, biến thành đặc sản Sóc Trăng, làng trên xóm dưới có việc, thu nhập tốt

Cây cà na là loại mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạch ở ĐBSCL, ít hiệu quả kinh tế, chế biến thành món ăn vặt.Tuy nhiên, loại cây dại này đã giúp anh anh Ngô Tuấn Thanh ở phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có thu nhập...

Cũng là nuôi gà, nông dân Lâm Đồng cho ăn một thứ ấu trùng, gà thịt chắc, lớn nhanh, chuồng sạch

Gia đình ông Lưu Văn Đức, bà Lê Thị Hương (Thôn 10, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đang nuôi gà Minh Dư, một giống gà cổ truyền thịt chắc, trọng lượng lớn. Ông Lưu Văn Đức cho biết, gà Minh Dư của gia đình được nuôi theo mô...

Một xã xa xôi nông thôn mới Bình Phước, đầu tư 200 tỷ xây công trình gì mà xã đẹp hẳn lên?

Đắk Nhau là xã vùng sâu, xa, nhận được sự quan tâm đặc biệt của huyện Bù Đăng (Bình Phước) khi đầu tư kinh phí hơn 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. ...

Trồng rau diếp cá, trồng cây công trình mà giàu, một nông dân Long An nhận Bằng khen của Thủ tướng

Khoảng năm 2019, ông Hoàn, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) chuyển từ trồng rau xà lách xoong sang trồng rau diếp cá. Thời điểm dịch Covid-19, giá rau hơn 50.000 đồng/kg, ông thu lợi nhuận lớn. Hiện tại, ông thu hoạch hơn 150kg rau diếp cá, cho...

Thủ tướng yêu cầu lập “tổ công tác đặc biệt” kiểm tra hiện trạng sử dụng đất tại các nông lâm trường

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập "Tổ công tác đặc biệt" của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra hiện trạng sử dụng đất tại các nông lâm trường quốc doanh. ...

Mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác sẽ tạo ra những sản phẩm truyền hình mang bản sắc riêng

(CLO) Chiều ngày 22/2, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả hợp tác giữa các Đài PT-TH Duyên...

Kết nối chặt chẽ doanh nghiệp và đại học, sinh viên sẽ sớm tiếp cận thực tế công việc

Chiều 22-2, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức tọa đàm "Liên kết đại học - địa phương - doanh nghiệp: Hợp lực vì sự phát triển kinh tế và xã hội", với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và...

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam-Lào-Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Hun Sen và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. ...

Khen thưởng 12 học sinh đoạt giải Nhất kỳ thi chọn HSG Quốc gia

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 – 2025. Sáng 11/2, tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh có thành...

Vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam

Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới 90,7 triệu USD mỗi năm. Một ca điều trị thông thường mất khoảng 400 USD, còn ca nặng có thể lên đến 1.400 USD. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới...

Mới nhất