Trang chủKinh tếNông nghiệpKhông khí lạnh khá mạnh sắp tràn về, liệu nồm ẩm ở...

Không khí lạnh khá mạnh sắp tràn về, liệu nồm ẩm ở miền Bắc có bị thổi bay?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày 20 – 21/2, thời tiết miền Bắc tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch đông kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao.

Không khí lạnh mạnh sắp tràn về, liệu nồm ẩm ở Bắc Bộ có chấm dứt?

Những ngày gần đây, thời tiết tại Đông Bắc Bộ và Hà Nội duy trì tình trạng sương mù, mưa phùn dày đặc và bầu trời âm u cả ngày. Điều này khiến độ ẩm không khí luôn ở mức cao, dẫn đến hiện tượng nồm ẩm.

Chuyên gia khí tượng nhận định Bắc Bộ sẽ duy trì tình trạng mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù rải rác, độ ẩm cao trong vài ngày tới.

Không khí lạnh khá mạnh sắp tràn về, liệu nồm ẩm ở miền Bắc có bị

Không khí lạnh khá mạnh sắp tràn về, liệu nồm ẩm ở miền Bắc có bị “thổi bay”? Ảnh: TL.

Liên quan đến tình hình thời tiết không khí lạnh kèm mưa nồm ẩm, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: “Đợt nồm ẩm đang diễn ra ở Hà Nội và nhiều nơi ở miền Bắc sẽ kéo dài hết tuần này. 

Nồm ẩm là hiện tượng thời tiết thường xuyên xảy ra vào mùa Xuân ở miền Bắc. Mỗi đợt nồm ẩm thường kéo dài từ vài ngày đến cả tuần. 

Nồm ẩm sẽ diễn ra trong giai đoạn từ giữa tháng 2 và kéo dài đến đầu tháng 4. Hiện tượng này chỉ chấm dứt hoặc thay đổi khi không khí lạnh mạnh tràn về hoặc có nắng”.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày 20 và 21/2, thời tiết miền Bắc tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch đông kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao.

Trời mưa nhỏ, sương mù ở phía Đông Bắc bộ tập trung vào đêm và sáng. Đến trưa mưa giảm, trời nhiều mây, âm u. Riêng khu vực Tây Bắc trưa chiều trời nắng. Cùng với đó là độ ẩm trong không khí luôn ở mức cao, từ 80-90% khiến cảm giác ẩm ướt xuất hiện.

Dự báo trong hai ngày tới, nhiệt độ tại Hà Nội và các tỉnh Bắc bộ nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng ở mức 14-17 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 13 độ C, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại do một đợt không khí lạnh cường độ mạnh tràn về.

Ban ngày, nhiệt độ ở Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc ở mức 17-19 độ C, khu vực Tây Bắc 19-22 độ C, riêng Điện Biên, Sơn La 22-25 độ C, có nơi trên 26 độ C. Thời tiết mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù cũng duy trì trong hai ngày tới ở khu vực Bắc Trung bộ.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, đợt nồm ẩm đang diễn ra ở Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc bộ khả năng kéo dài đến cuối tuần này.

Dự báo khoảng đêm ngày 22/2, một khối không khí lạnh khá mạnh sẽ tràn xuống nước ta, hiện tượng nồm ẩm có khả năng giảm.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc bộ, Bắc Trung Bộ từ ngày 22 đến 24/2 có mưa và mưa nhỏ rải rác. Ngày 25 và 26/2 có mưa rào và giông rải rác. Từ khoảng đêm 23 đến 26/2, vùng núi và trung du Bắc bộ trời rét đậm, có nơi rét hại. Khu vực Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét.

Tại Hà Nội, từ khoảng ngày 22 đến 25/2 trời nhiều mây, có mưa nhỏ, mưa rào và dông. Nhiệt độ thấp khả năng duy trì ở mức 13-15 độ C.

Cơ quan khí tượng nhận định thời tiết nhiều mây, mưa nhỏ ở Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc bộ khả năng kéo dài tới khoảng ngày 26/2.

Các chuyên gia khí tượng dự báo rằng trong những ngày tới, Bắc Bộ vẫn tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù rải rác, đồng thời độ ẩm cao kéo dài. Tình trạng này không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Mức độ ẩm cao là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang và hen suyễn. Ngoài ra, làn da cũng dễ bị kích ứng, viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh ngoài da do tiếp xúc lâu với môi trường ẩm ướt.

Để giảm tác động của độ ẩm cao, người dân có thể sử dụng các biện pháp như thiết bị hút ẩm, quạt thông gió hoặc vật liệu hút ẩm tự nhiên như than hoạt tính, vôi sống. 

Đồng thời, việc vệ sinh cá nhân thường xuyên, lau khô cơ thể, chọn trang phục thoáng khí, dễ thấm hút mồ hôi cũng giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến nồm ẩm. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cũng là cách để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh trong thời tiết này.





Nguồn: https://danviet.vn/hot-khong-khi-lanh-kha-manh-sap-tran-ve-lieu-nom-am-o-mien-bac-co-bi-thoi-bay-20250220091924783.htm

Cùng chủ đề

Giá vàng ‘rớt’ thêm, nhiều người mới mua lỗ nặng

Giá vàng giảm mạnh sau khi lập đỉnh lịch sử. Nhiều thương hiệu lớn niêm yết giá vàng SJC hai chiều mua vào - bán ra lần lượt là 89,4 - 91,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC cuối ngày 20-2 đã vọt lên...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La chỉ đạo xử lý thông tin Báo Nhân Dân phản ánh

NDO - Chiều 22/2, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Sơn La nhận được Công văn số 762/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc kiểm tra, xử lý, báo cáo theo thông tin Báo Nhân Dân đã phản ánh về việc hàng loạt các phòng khám, chữa bệnh hoạt động không có giấy phép. Nội dung Công văn số 762/UBND-KGVX, nêu rõ: Trước đó, vào hồi 18 giờ 18 phút,...

Công an điều tra thông tin chủ quán cà phê ở Đà Nẵng hành hung bé trai 10 tuổi

Công an đang điều tra, làm rõ thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một chủ quán cà phê nổi tiếng ở Đà Nẵng hành hung bé trai 10 tuổi. Tối 22/2, trao đổi với PV, thiếu tá Võ Văn Dũng – Trưởng Công an phường Mân Thái (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) xác nhận, đơn vị đang làm rõ thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một chủ quán cà phê trên...

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX Ngày 22/2, cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier ra mắt độc giả, phác họa một bức tranh toàn diện về đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX. ...

Góc nhìn và cơ hội cho sinh viên y dược trong lĩnh vực truyền thông y tế

Talkshow Mảnh: Truyền thông Giáo dục sức khỏe vừa diễn ra tại Đại học Y Dược TP.HCM (ĐHYD), chia sẻ những góc nhìn và cơ hội mới cho sinh viên y dược trong lĩnh vực truyền thông y tế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng cây cà na ra quả dại, biến thành đặc sản Sóc Trăng, làng trên xóm dưới có việc, thu nhập tốt

Cây cà na là loại mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạch ở ĐBSCL, ít hiệu quả kinh tế, chế biến thành món ăn vặt.Tuy nhiên, loại cây dại này đã giúp anh anh Ngô Tuấn Thanh ở phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có thu nhập...

Mỹ nhân dân tộc Tày ở Hà Giang duy nhất đăng quang Hoa hậu, có bạn trai là Phó giám đốc

Chia sẻ với Dân Việt, Hoa hậu Nông Thúy Hằng cho biết, bạn trai sinh năm 1991 là mối tình đầu của cô. ...

Cũng là nuôi gà, nông dân Lâm Đồng cho ăn một thứ ấu trùng, gà thịt chắc, lớn nhanh, chuồng sạch

Gia đình ông Lưu Văn Đức, bà Lê Thị Hương (Thôn 10, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đang nuôi gà Minh Dư, một giống gà cổ truyền thịt chắc, trọng lượng lớn. Ông Lưu Văn Đức cho biết, gà Minh Dư của gia đình được nuôi theo mô...

Một xã xa xôi nông thôn mới Bình Phước, đầu tư 200 tỷ xây công trình gì mà xã đẹp hẳn lên?

Đắk Nhau là xã vùng sâu, xa, nhận được sự quan tâm đặc biệt của huyện Bù Đăng (Bình Phước) khi đầu tư kinh phí hơn 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. ...

Trồng rau diếp cá, trồng cây công trình mà giàu, một nông dân Long An nhận Bằng khen của Thủ tướng

Khoảng năm 2019, ông Hoàn, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) chuyển từ trồng rau xà lách xoong sang trồng rau diếp cá. Thời điểm dịch Covid-19, giá rau hơn 50.000 đồng/kg, ông thu lợi nhuận lớn. Hiện tại, ông thu hoạch hơn 150kg rau diếp cá, cho...

Bài đọc nhiều

Bứt phá ngoạn mục trong ứng dụng mạ khay, cấy máy

Hội thi là cơ hội để nông dân, hợp tác xã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm gieo cấy lúa bằng máy hiệu quả, qua đó thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.Hội thi có sự tham gia của 12 đội thi đến từ 10 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba vì, Sóc Sơn, Mê Linh và Đông Anh. “Máy cấy trong tay, mùa vàng chắc...

Một xã ở Yên Bái đang là vùng quê đáng sống, đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Năm 2020, xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới. Dù bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (YAGI), nhưng đến cuối năm 2024 xã Minh Xuân tiếp tục khẳng định vị thế khi...

Trồng sầu riêng như trồng cây tiền tỷ ở miền Tây, giá quay xe, dân bất ngờ nghe thương lái nói 1 câu

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng đã đưa sầu riêng trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cao nhất trong mấy năm gần đây, do đó diện tích sầu riêng "bùng nổ" khắp nơi với kỳ vọng làm giàu. Thế nhưng hiện nay sầu riêng chưa vào chính vụ đã...

Nông dân ngoại thành Hà Nội mặc áo mưa đi cấy lúa dưới tiết trời lạnh giá

Dưới tiết trời giá lạnh kèm mưa phùn, nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) trùm khăn kín mít, mặc áo mưa ra đồng hối hả cấy lúa cho kịp thời vụ. ...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Cùng chuyên mục

Trồng cây cà na ra quả dại, biến thành đặc sản Sóc Trăng, làng trên xóm dưới có việc, thu nhập tốt

Cây cà na là loại mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạch ở ĐBSCL, ít hiệu quả kinh tế, chế biến thành món ăn vặt.Tuy nhiên, loại cây dại này đã giúp anh anh Ngô Tuấn Thanh ở phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có thu nhập...

Cũng là nuôi gà, nông dân Lâm Đồng cho ăn một thứ ấu trùng, gà thịt chắc, lớn nhanh, chuồng sạch

Gia đình ông Lưu Văn Đức, bà Lê Thị Hương (Thôn 10, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đang nuôi gà Minh Dư, một giống gà cổ truyền thịt chắc, trọng lượng lớn. Ông Lưu Văn Đức cho biết, gà Minh Dư của gia đình được nuôi theo mô...

Một xã xa xôi nông thôn mới Bình Phước, đầu tư 200 tỷ xây công trình gì mà xã đẹp hẳn lên?

Đắk Nhau là xã vùng sâu, xa, nhận được sự quan tâm đặc biệt của huyện Bù Đăng (Bình Phước) khi đầu tư kinh phí hơn 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. ...

Trồng rau diếp cá, trồng cây công trình mà giàu, một nông dân Long An nhận Bằng khen của Thủ tướng

Khoảng năm 2019, ông Hoàn, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) chuyển từ trồng rau xà lách xoong sang trồng rau diếp cá. Thời điểm dịch Covid-19, giá rau hơn 50.000 đồng/kg, ông thu lợi nhuận lớn. Hiện tại, ông thu hoạch hơn 150kg rau diếp cá, cho...

Thủ tướng yêu cầu lập “tổ công tác đặc biệt” kiểm tra hiện trạng sử dụng đất tại các nông lâm trường

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập "Tổ công tác đặc biệt" của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra hiện trạng sử dụng đất tại các nông lâm trường quốc doanh. ...

Mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác sẽ tạo ra những sản phẩm truyền hình mang bản sắc riêng

(CLO) Chiều ngày 22/2, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả hợp tác giữa các Đài PT-TH Duyên...

Kết nối chặt chẽ doanh nghiệp và đại học, sinh viên sẽ sớm tiếp cận thực tế công việc

Chiều 22-2, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức tọa đàm "Liên kết đại học - địa phương - doanh nghiệp: Hợp lực vì sự phát triển kinh tế và xã hội", với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và...

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam-Lào-Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Hun Sen và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. ...

Khen thưởng 12 học sinh đoạt giải Nhất kỳ thi chọn HSG Quốc gia

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 – 2025. Sáng 11/2, tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh có thành...

Vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam

Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới 90,7 triệu USD mỗi năm. Một ca điều trị thông thường mất khoảng 400 USD, còn ca nặng có thể lên đến 1.400 USD. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới...

Mới nhất