Trang chủKinh tếNông nghiệpNông thôn mới: Không chỉ là đường, trường, trạm...

Nông thôn mới: Không chỉ là đường, trường, trạm…


Chương trình nông thôn mới 2021-2025 tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Hơn 78% số xã đạt chuẩn, thu nhập bình quân tăng gần 1,5 lần so với năm 2020.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Ngày 20/2, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2026 – 2030.

Hơn 50% sản phẩm OCOP được tiêu thụ qua các kênh thương mại điện tử

Báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho thấy, chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đã có những đóng góp quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Giai đoạn 2021-2025 đánh dấu bước tiến quan trọng trong phát triển nông thôn Việt Nam. Hơn 78% xã đạt chuẩn NTM, vượt trội so với các giai đoạn trước. Hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ với hơn 60.000 km đường giao thông nâng cấp, kết nối vùng sản xuất với thị trường. Hơn 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm, thúc đẩy kinh tế và giao thương.

Hệ thống điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được cải thiện đáng kể: gần 100% hộ dùng điện lưới, hơn 95% dân số tiếp cận nước sạch. Chất lượng giáo dục và y tế nâng cao, với hơn 90% trường học đạt chuẩn quốc gia và 85% trạm y tế có bác sĩ thường xuyên.

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương triển khai hiệu quả các mô hình xử lý rác thải tại nguồn, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng giải pháp xanh trong sản xuất nông nghiệp.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai mạnh mẽ, với hơn 15.500 sản phẩm đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, tạo ra giá trị kinh tế cao và nâng cao vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế. Đáng chú ý, hơn 50% sản phẩm OCOP được tiêu thụ qua các kênh thương mại điện tử, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Ngô Trường Sơn – Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng lên đáng kể, đạt mức trên 55 triệu đồng/năm, tăng gần 1,5 lần so với năm 2020. Đặc biệt, các khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa đã có sự cải thiện rõ rệt nhờ vào các chương trình hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề và phát triển hợp tác xã nông nghiệp.

Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn đạt trên 80%, trong khi hơn 70% hộ nông dân áp dụng mô hình sản xuất bền vững, sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học. Nhờ đó, môi trường sống nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Theo ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, giai đoạn 2021-2025, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM) có nhiều điều chỉnh quan trọng nhằm nâng cao chất lượng. Bộ tiêu chí cấp xã vẫn giữ 19 tiêu chí nhưng bổ sung 8 chỉ tiêu, nâng tổng số lên 57 chỉ tiêu để phản ánh đầy đủ hơn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Đến cuối năm 2024, cả nước có hơn 78% số xã đạt chuẩn NTM.

Xây dựng nông thôn mới tri thức và bền vững

Giai đoạn 2026 – 2030, tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới từng thôn, bản, ấp, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.

Cần xây dựng một nông thôn đáng sống, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
Xây dựng một nông thôn đáng sống, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

Mục tiêu cụ thể đến 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất có 20% số xã đạt chuẩn NTM kiễu mẫu; không còn xã dưới 15 tiêu chí. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 – 3 lần so với năm 2020, tương đương 104 – 125 triệu đồng/người/năm.

Theo TS. Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), một trong những yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển bền vững là xây dựng hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng thời tăng cường kết nối giữa đô thị và nông thôn.

Theo đó, việc hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng, phát triển các trung tâm logistics nông nghiệp, chợ đầu mối, kho lạnh sẽ góp phần giảm thiểu chi phí vận chuyển và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, việc mở rộng hạ tầng số cũng được coi là yếu tố quan trọng, tạo nền tảng cho sự phát triển của thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Song song với phát triển hạ tầng, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa nông thôn cũng đóng vai trò không thể thiếu. Các làng nghề truyền thống, mô hình du lịch cộng đồng, và kinh tế hợp tác xã cần được khai thác hiệu quả để vừa tạo sinh kế bền vững cho người dân, vừa gìn giữ những giá trị văn hóa bản địa. Đây không chỉ là động lực kinh tế mà còn là cách để bảo vệ di sản văn hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Ông Lê Minh Hoan- Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ: “Thế giới đang thay đổi rất nhanh và nông thôn Việt Nam không thể mãi đi theo lối mòn cũ. Nếu bạn muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những điều chưa từng làm. Nếu trước đây chúng ta nói về nông thôn mới với đường sá, trường trạm, nhà cửa khang trang thì giờ đây chúng ta cần nhấn mạnh hơn đến một nông thôn tri thức, một nông thôn có tính kết nối cao và một nền kinh tế nông thôn phát triển bền vững”.

Theo ông Lê Minh Hoan cho rằng, cần xây dựng cộng đồng nông thôn tri thức – đưa tri thức về làng quê; phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy nghề truyền thống; thúc đẩy du lịch nông nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế trang trại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng một nông thôn đáng sống, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

“Xây dựng nông thôn mới không phải là một đích đến mà là một hành trình liên tục đổi mới, sáng tạo và phát triển. Chúng ta không chỉ cần một nông thôn “mới” về hình thức mà còn phải mới trong tư duy, trong cách làm, mới trong tổ chức sản xuất và phát triển cộng đồng”, ông Lê Minh Hoan chia sẻ.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nong-thon-moi-khong-chi-la-duong-truong-tram-160667.html

Cùng chủ đề

Khuyến nghị ngân sách cacbon thứ 7 của Anh có gì đặc biệt?

Đảng Lao Động của Anh sẽ phải đối mặt với các lựa chọn chính sách quan trọng khi các khuyến nghị cho ngân sách cacbon thứ 7 của Anh được công bố. Việc coi bảo vệ môi trường là đối lập với tăng trưởng có thể làm xa lánh cộng đồng doanh nghiệp Vào tuần tới, Đảng Lao Động sẽ phải đối mặt với các lựa chọn chính sách quan trọng, có thể...

Hợp nhất nhiều sở, ngành ở Ninh Bình

Ngày 22/2, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn và các quyết định về công tác cán bộ. ...

Nhiều khó khăn trong quản lý vật tư nông nghiệp

Vật tư nông nghiệp được bán tràn lan trên mạng xã hội Thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân sử dụng các loại vật tư nông nghiệp, như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc rõ ràng để sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Tuy nhiên, việc quản lý vật tư nông nghiệp vẫn còn khó khăn, do toàn...

Xây dựng nông thôn hiện đại: Thu nhập dân cư phải cao không kém khu vực đô thị

DNVN - Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2040 phải bảo đảm xây dựng thành công nông thôn hiện đại với kinh tế nông thôn phát triển; thu nhập của dân cư cao không thua kém khu vực đô thị và tỷ lệ nghèo thấp. ...

Giá gạo ở Nhật tăng gần 90%

Giá bán lẻ gạo trung bình tại Nhật tăng gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái, chạm mốc 3.829 yen (khoảng 645.000 đồng)/túi 5kg. Đài NHK ngày 18-2 dẫn thông tin từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết trong tuần đầu tiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP đạt 7,5% nửa đầu năm 2025

Ngày 20/2/2025, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam tổ chức tọa đàm về tổng quan kinh tế Việt Nam và thế giới trong nửa đầu năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều khách hàng của Ngân hàng, các nhà quản lý, và các nhà lãnh đạo ngành cùng thảo luận về các xu hướng kinh tế quan trọng đang định hình thị trường toàn cầu và Việt Nam. Phát biểu...

Chuỗi hội thảo hỗ trợ thúc đẩy thương mại Việt Nam và Anh

Đại sứ quán Anh và Bộ Công Thương Việt Nam đồng tổ chức chuỗi hội thảo tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm thảo luận về các cơ hội thương mại hàng hóa song phương trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hội thảo thứ nhất được tổ chức tại Hà...

Bộ Tài chính không đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm

Theo Bộ Tài chính, trong Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) mới nhất gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đã đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành. Tiền...

Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn

Seoul, Hàn Quốc, ngày 20/2/2025, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI) tổ chức “Diễn đàn đầu tư Việt Nam” và chuỗi hoạt động kết nối trong khuôn khổ Triển lãm SEMICON Korea 2025, nhằm thúc đẩy hợp tác và đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ...

Bài đọc nhiều

Bứt phá ngoạn mục trong ứng dụng mạ khay, cấy máy

Hội thi là cơ hội để nông dân, hợp tác xã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm gieo cấy lúa bằng máy hiệu quả, qua đó thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.Hội thi có sự tham gia của 12 đội thi đến từ 10 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba vì, Sóc Sơn, Mê Linh và Đông Anh. “Máy cấy trong tay, mùa vàng chắc...

Một xã ở Yên Bái đang là vùng quê đáng sống, đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Năm 2020, xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới. Dù bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (YAGI), nhưng đến cuối năm 2024 xã Minh Xuân tiếp tục khẳng định vị thế khi...

Trồng sầu riêng như trồng cây tiền tỷ ở miền Tây, giá quay xe, dân bất ngờ nghe thương lái nói 1 câu

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng đã đưa sầu riêng trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cao nhất trong mấy năm gần đây, do đó diện tích sầu riêng "bùng nổ" khắp nơi với kỳ vọng làm giàu. Thế nhưng hiện nay sầu riêng chưa vào chính vụ đã...

Nông dân ngoại thành Hà Nội mặc áo mưa đi cấy lúa dưới tiết trời lạnh giá

Dưới tiết trời giá lạnh kèm mưa phùn, nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) trùm khăn kín mít, mặc áo mưa ra đồng hối hả cấy lúa cho kịp thời vụ. ...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Cùng chuyên mục

Trồng cây cà na ra quả dại, biến thành đặc sản Sóc Trăng, làng trên xóm dưới có việc, thu nhập tốt

Cây cà na là loại mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạch ở ĐBSCL, ít hiệu quả kinh tế, chế biến thành món ăn vặt.Tuy nhiên, loại cây dại này đã giúp anh anh Ngô Tuấn Thanh ở phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có thu nhập...

Cũng là nuôi gà, nông dân Lâm Đồng cho ăn một thứ ấu trùng, gà thịt chắc, lớn nhanh, chuồng sạch

Gia đình ông Lưu Văn Đức, bà Lê Thị Hương (Thôn 10, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đang nuôi gà Minh Dư, một giống gà cổ truyền thịt chắc, trọng lượng lớn. Ông Lưu Văn Đức cho biết, gà Minh Dư của gia đình được nuôi theo mô...

Một xã xa xôi nông thôn mới Bình Phước, đầu tư 200 tỷ xây công trình gì mà xã đẹp hẳn lên?

Đắk Nhau là xã vùng sâu, xa, nhận được sự quan tâm đặc biệt của huyện Bù Đăng (Bình Phước) khi đầu tư kinh phí hơn 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. ...

Trồng rau diếp cá, trồng cây công trình mà giàu, một nông dân Long An nhận Bằng khen của Thủ tướng

Khoảng năm 2019, ông Hoàn, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) chuyển từ trồng rau xà lách xoong sang trồng rau diếp cá. Thời điểm dịch Covid-19, giá rau hơn 50.000 đồng/kg, ông thu lợi nhuận lớn. Hiện tại, ông thu hoạch hơn 150kg rau diếp cá, cho...

Thủ tướng yêu cầu lập “tổ công tác đặc biệt” kiểm tra hiện trạng sử dụng đất tại các nông lâm trường

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập "Tổ công tác đặc biệt" của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra hiện trạng sử dụng đất tại các nông lâm trường quốc doanh. ...

Mới nhất

Vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam

Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới 90,7 triệu USD mỗi năm. Một ca điều trị thông thường mất khoảng 400 USD, còn ca nặng có thể lên đến 1.400 USD. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới...

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo trường hợp sự cố y khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Chiều 22/2, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với trường hợp bệnh nhân Q.A.

Mới nhất