Trang chủPolitical ActivitiesSáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện là phù hợp với tiến bộ...

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện là phù hợp với tiến bộ thế giới

Theo GS Trần Ngọc Đường, việc sáp nhập tỉnh này với tỉnh kia không có vấn đề gì về Hiến pháp; việc bỏ cấp huyện và chỉ còn cấp tỉnh, xã cũng là hợp lý, phù hợp với tiến bộ thế giới.

Trao đổi với VietNamNet về kết luận của Bộ Chính trị mới đây yêu cầu Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu định hướng “sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện”, GS.TS Trần Ngọc Đường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bày tỏ rất ủng hộ chủ trương này.

Theo GS Trần Ngọc Đường, việc sáp nhập tỉnh này với tỉnh kia không có vấn đề gì về Hiến pháp. Bởi Hiến pháp không quy định cứng “Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Điều 110, Hiến pháp 2013 quy định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.


GS.TS Trần Ngọc Đường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Minh Đạt



GS Trần Ngọc Đường cũng bày tỏ đồng tình việc bỏ cấp huyện và chỉ còn cấp tỉnh, cấp xã.

“Đây là chủ trương rất phù hợp với tổ chức chính quyền các nước trên thế giới. Cụ thể, họ chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu (cấp tỉnh, cấp xã) mạnh. Đó là tỉnh thành mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh nắm chính quyền ở khu vực, cơ sở đó. Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay”, ông Đường phân tích.

Gom lại để tạo không gian phát triển rộng hơn

Hiện tại, Việt Nam đang có 63 tỉnh, thành, vậy khi nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh nên theo hướng thế nào để phù hợp?

Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương Đảng cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa. Theo định hướng nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn. Song cụ thể sáp nhập còn bao nhiêu tỉnh, thành thì chưa thể nói được nhưng chắc sẽ gom lại.

Và có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa so với hiện nay để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng – có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.

Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, Trung ương đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.

Hiện nay, việc sáp nhập đơn vị hành chính dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó chủ yếu dựa vào quy mô về dân số và diện tích. Vậy theo ông khi nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh có nên tính toán các tiêu chí khác để đảm bảo phù hợp với thực tế, tránh tình trạng sáp nhập cào bằng, cơ học?

Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra những vùng “lủng củng”, phát triển không hợp lý.

Có một thực tế vừa qua, việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập một số tỉnh sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.

Rất nhiều thuận lợi để bỏ cấp huyện

Vậy còn việc bỏ cấp huyện theo ông trong tình hình hiện nay có thuận lợi và khó khăn gì?

Muốn xem việc này lợi, hại thế nào cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, sâu sắc hơn để thực hiện chủ trương này cho tốt, bởi lâu nay ở chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).

Nhưng bước đầu suy nghĩ cho thấy, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi.

Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế, xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển. Đó là một lợi thế rất lớn trong điều kiện phát triển kinh tế hội nhập ngày càng rộng lớn. Khi đó, không bị rào cản bởi ranh giới, lãnh thổ của huyện, quận, phường.

Thứ hai, thu hút nguồn lực lớn hơn của cả tỉnh phục vụ cho một dự án của xã, phường nào đó.

Thứ ba, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.

Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã phường thuận lợi hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không. 

Do vậy cần làm thế nào tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt.

Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ bỏ được một nấc trong  phân cấp, phân quyền. Khi đó sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường, giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.

Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều.

Vậy theo ông thời điểm này đã là chín muồi để tiến hành sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện hay chưa? Việc này nên thực hiện trước hay sau Đại hội 14 của Đảng (tháng 1/2026)?

Theo tôi thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu việc này nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi đã thực hiện sáp nhập, tinh gọn tổ chức bộ máy chính trị ở Trung ương và địa phương thì việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện cần làm bài bản chứ không làm theo ý chí chủ quan được.

Hiện nay quyết tâm của Đảng, nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội 14. Nên việc này cũng có thể làm trước Đại hội 14.

Vấn đề tinh giản bộ máy, sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người, trực tiếp đến lợi ích nên rất phức tạp phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.

Bởi thực tế tinh gọn bộ máy đã được đề ra từ mấy chục năm nhưng thực hiện chưa hiệu quả, chưa đến nơi, đến chốn.

Còn lần này với sự quyết tâm rất lớn của Đảng, nhà nước, làm rất bài bản, có quyết tâm, phương pháp cụ thể, thiết kế bộ máy từ trên xuống dưới và yêu cầu buộc phải thực hiện chứ không phải nêu vấn đề còn ở dưới thực hiện đến đâu tùy ý. 



Nguồn: https://moha.gov.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-noi-bat.aspx?ItemID=56893

Cùng chủ đề

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung. Ngày 18/02/2025, Quốc hội thực hiện quy trình kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự...

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ngày 13 và 14/2, Quốc...

Thủ tướng Chính phủ được dùng các biện pháp cấp bách khác luật khi thật cần thiết

Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành. Sáng ngày 18/02/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi với 463/465...

Tăng thêm 2 Thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Nội vụ là không quá 7

Ngày 06/02/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Tổng Bí thư yêu cầu ‘đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ’

Thảo luận tại tổ sáng 15/2 về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học như đi vào miền đất mới để khai phá, phải có sự ưu tiên. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung. Ngày 18/02/2025, Quốc hội thực hiện quy trình kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự...

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ngày 13 và 14/2, Quốc...

Thủ tướng Chính phủ được dùng các biện pháp cấp bách khác luật khi thật cần thiết

Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành. Sáng ngày 18/02/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi với 463/465...

Tăng thêm 2 Thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Nội vụ là không quá 7

Ngày 06/02/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Tổng Bí thư yêu cầu ‘đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ’

Thảo luận tại tổ sáng 15/2 về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học như đi vào miền đất mới để khai phá, phải có sự ưu tiên. ...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Mời tham dự các hội chợ, triển lãm tháng 3 năm 2025 tại Ấn Độ

Các hội chợ, triển lãm tại Ấn Độ được tổ chức chuyên nghiệp, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội này để quảng bá sản phẩm, thiết lập quan hệ hợp tác và ký kết các hợp đồng giá trị lớn. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Ấn Độ, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ xin giới...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự …

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương tái khởi động Chương trình điện hạt nhân và Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 về việc “Tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh...

Nghị định số 18/2025/NĐ-CP bổ sung quy định mới phù hợp với phát sinh trong thực tế vận hành, các …

Nghị định được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có hoạt động khác liên quan đến điện lực tại Việt Nam.Nghị định bao gồm 04 Chương, 09 Điều và 01 Phụ lục: Chương I – Quy định chung bao gồm 02 điều (từ Điều 1 đến Điều 2).Chương II – Quy định chi tiết về biện pháp bảo đảm, chất lượng điện năng, điều...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương làm việc với Đoàn liên danh phát triển nguồn nhân lực bán dẫn KYUSHU, Nhật Bản

(MPI) – Sáng ngày 19/02/2205, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có buổi làm việc với Đoàn liên danh phát triển nguồn nhân lực bán dẫn KYUSHU, Nhật Bản do ông Ishikawa Isamu, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dẫn đầu. Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: MPI...

Cùng chuyên mục

Bình Dương tổ chức Liên hoan Võ nhạc

Liên hoan Võ nhạc mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025 vừa diễn ra trong không khí sôi động, tràn đầy khí thế tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương. ...

Rùa biển thay đổi cách làm tổ để ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi rùa xanh và rùa đầu to làm tổ ở Cyprus đã phát hiện ra rằng chúng quay trở lại nơi làm tổ thường xuyên sớm hơn mỗi năm để tránh tình trạng cho nhiệt độ tăng cao. Đối với loài rùa biển, nhiệt độ quyết định giới tính sinh học của con non, với nhiều con cái được sinh ra hơn khi trời ấm hơn, cũng như ít con nở...

Khai thác hiệu quả nguồn lực văn học tại địa phương

Những năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật tại các địa phương đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cộng đồng. ...

Ấn Độ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất …

Sản phẩm bị điều tra dự kiến là sợi Elastomeric filament yarn thuộc các mã HS: 5402, 5403 và 5404.Sản phẩm này xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bị Ấn Độ điều tra và áp thuế chống bán phá giá từ những năm 2016. Tuy nhiên năm 2022, Bộ Tài chính Ấn Độ đã dừng áp thuế đối với sản phẩm này sau khi rà soát cuối kỳ. Trong trường hợp khởi xướng, đây là lần thứ...

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha tham gia gian hàng kết nối kinh doanh tại Sự kiện Kinh doanh và …

Ngay tại gian hàng, Thương vụ đã tiếp xúc và trực tiếp kết nối giao thương với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của vùng Madrid trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm thực phẩm, đồ uống, dệt may, y tế, bao bì, mỹ phẩm, tư vấn kinh doanh và dịch vụ nhân sự,… Các thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại, danh mục các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại...

Mới nhất

Hạn chế xe lưu thông qua cầu Đồng Nai cũ từ 0

(NLĐO) - Khu Quản lý đường bộ IV (Cục Đường bộ Việt Nam) cho hay đơn vị đang triển khai công tác kiểm định cầu Đồng Nai...

HLV tuyển Lào sang Việt Nam ‘do thám’ ông Kim Sang-sik

Trận đấu giữa Bình Dương và Sông Lam Nghệ An (SLNA) trên sân Gò Đậu đón chào vị khách đặc biệt là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Lào - ông Ha Hyeok Jun. Nhà càm quân người Hàn Quốc sang Việt Nam theo dõi một số trận đấu tại V.League nhằm có thêm thông tin.Cuối tháng 3,...

Nàng blogger chăm lên đồ đa năng dễ học theo

Cô nàng đã chứng minh rằng bạn không cần phải có tủ quần áo đồ sộ để có thể mặc đẹp mỗi ngày. ...

Trần Thịnh: Câu chuyện kinh doanh từ: “Điện thoại giá rẻ đến thương hiệu Bông Store” | Doanh nhân | Tài Chính

Cửa hàng đầu tiên của tôi khai sinh vào năm 2015 với tên Điện thoại giá rẻ, vì khi đó tôi tập trung vào những dòng điện thoại bình dân dễ tiếp cận. ...

Ra mắt cuốn sách về Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam

(CLO) Sáng 22/2, tại Hà Nội, Nhã Nam phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội và Trung tâm Thông tin Thư viện - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội...

Mới nhất