Trang chủChính trịNgoại giaoXuất khẩu dầu Nga sau lệnh trừng phạt ‘chia tay nhiệm kỳ’...

Xuất khẩu dầu Nga sau lệnh trừng phạt ‘chia tay nhiệm kỳ’ của ông Biden, Tổng thống Trump sẽ nương tay hay siết thêm? Moscow trông cậy đồng minh?

Bức tranh toàn cảnh về tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu Nga xuất khẩu vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên, đã có thể rút ra một số kết luận quan trọng.

Xuất khẩu dầu Nga sau lệnh trừng phạt ‘chia tay nhiệm kỳ’ của ông Biden, Tổng thống Trump sẽ nương tay hay siết thêm? Moscow trông cậy đồng minh?
Để làm suy yếu đội tàu “hạm đội bóng tối” của Nga và ngăn chặn khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump nới lỏng lệnh trừng phạt, vào ngày 10/1/2025, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã thắt chặt đáng kể các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga. (Ảnh minh họa – Nguồn: Scanpix)

Mặc dù Nga là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, nhưng lĩnh vực xuất khẩu hydrocarbon của nước này gần đây đã hoạt động khá tốt. Năm 2024, doanh thu từ dầu khí của Moscow tăng 26%, đạt mức cao kỷ lục gần 11,1 nghìn tỷ Ruble.

Tuy nhiên, năm 2023, doanh thu từ dầu khí cho ngân sách Nga đã giảm 24% do giá dầu và xuất khẩu khí đốt giảm. Năm 2024, dầu và các sản phẩm từ dầu chiếm 1/4 doanh thu ngân sách liên bang của Nga, trong khi khí đốt đóng góp thêm 5%.

Ngân sách Nga chỉ tăng khi có thêm nguồn thu từ bán dầu khí vào năm 2022, khoảng 11,5 nghìn tỷ Ruble. Vào thời điểm đó, giá dầu tăng vọt do kỳ vọng của thị trường và chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine (tháng 2/2022). Trong nhiều tháng của năm này, giá dầu thô Urals của Nga đã ở mức trên 80 USD/thùng.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), vào tháng 1/2025, sản lượng dầu của Nga thậm chí còn tăng nhẹ so với tháng 12/2024, từ 9,12 lên 9,22 triệu thùng mỗi ngày. Ngoài ra, cũng trong tháng đầu tiên của năm nay, doanh thu từ xuất khẩu dầu và sản phẩm dầu của nước này đã tăng 900 triệu USD (90 tỷ Ruble) so với tháng trước đo, đạt 15,8 tỷ USD (1,6 nghìn tỷ Ruble). Khối lượng xuất khẩu dầu và sản phẩm dầu không thay đổi, nhưng giá trung bình mỗi thùng dầu đã vượt quá mức trần 60 USD/thùng.

Giá trần dầu không còn hiệu quả

Tất cả những điều này cho thấy, lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga, vốn là lệnh trừng phạt rộng rãi nhất tính đến đầu năm 2025, đã không còn ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu hoặc doanh thu ngân sách từ dầu của nước này.

Mức giá trần đối với dầu của Nga được Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Australia đặt ra vào ngày 5/12/2022, trùng với thời điểm áp dụng lệnh cấm vận chuyển dầu bằng đường biển. Theo đó, các hãng vận tải phương Tây, công ty bảo hiểm… chỉ có thể vận chuyển, bảo hiểm dầu của Nga được bán cho các nước thứ ba nếu giá dầu được bán dưới 60 USD/thùng tại cảng bốc hàng.

Ban đầu, giá trần đã làm giảm đáng kể doanh thu từ dầu mỏ của Nga. Ví dụ, theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), trong năm đầu tiên áp dụng lệnh cấm vận và giá trần, Nga đã mất khoảng 23% thu nhập hằng tháng từ xuất khẩu dầu thô Ural.

Tuy nhiên, đến năm thứ hai, con số này đã giảm xuống còn 9%. Lý do được cho là các nhà xuất khẩu của Moscow bắt đầu sử dụng rộng rãi một đội tàu “bóng tối” để che giấu nguồn gốc hàng hóa, chẳng hạn như chuyển hàng từ tàu này sang tàu khác trên biển, tắt Hệ thống nhận dạng tự động (AIS), cung cấp dữ liệu sai…

Để làm suy yếu đội tàu này của Nga và ngăn chặn khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump nới lỏng lệnh trừng phạt, vào ngày 10/1/2025, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã thắt chặt đáng kể các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga.

Tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ

Các lệnh trừng phạt đã được áp dụng đối với một số đơn vị thuộc công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga, Rosneft (cụ thể là dự án Bắc Cực – Vostok Oil), chiếm khoảng 40% tổng sản lượng của cả nước, cũng như các tập đoàn Gazprom Neft, Surgutneftegas cùng các công ty con, hàng chục công ty kinh doanh dầu mỏ và bảo hiểm, và 184 tàu của đội tàu Nga, phần lớn là tàu chở dầu.

Chính quyền ông Biden cũng đưa ra các hạn chế mới đối với gần một trăm cá nhân trong danh sách trừng phạt trước đây. Hiện nay, rất có thể việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Moscow chưa có lợi cho Tổng thống Trump, vì ông muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Mỹ đã cam kết rằng nếu Nga không sẵn sàng đàm phán, danh sách trừng phạt sẽ tăng lên.

Các nhà xuất khẩu của xứ bạch dương có một thời gian gia hạn nhỏ: các tàu bị trừng phạt có thể dỡ dầu tại điểm đến cho tới ngày 27/2 và các giao dịch tài chính phải được hoàn tất trước ngày 12/3. Vì lý do này, bức tranh toàn cảnh về cách các lệnh trừng phạt của Mỹ tác động tới Nga vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số kết luận quan trọng đã có thể được rút ra.

Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ vẫn chưa gây ra sự tăng vọt giá dầu. Giá dầu thô Brent đã tăng từ 77 USD/thùng vào ngày trước thông báo trừng phạt của Mỹ (9/1) lên 82 USD/thùng vào ngày 15/1, nhưng đến đầu tháng 2, đã giảm xuống còn 74 USD/thùng.

Trong khi đó, giá của loại dầu chính của Nga, Urals, đã giảm xuống dưới mức trần 60 USD/thùng vào đầu tháng 2. Như vậy, mức chiết khấu đối với dầu của Nga đã tăng lên 15-16 USD/thùng – cao nhất kể từ tháng 5/2024. Trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, con số này này thường không vượt quá 2-3 USD/thùng.

Một tác động đáng kể khác của lệnh trừng phạt mới của Mỹ là việc dừng hoạt động một số tàu chở dầu. Cụ thể, khoảng 60% tàu chở dầu đang hoạt động (94 chiếc) được liệt kê vào ngày 10/1 trong danh sách đen của Mỹ đã ngừng hoạt động. Nhiều tàu trên thực tế được sử dụng làm kho chứa dầu.

Theo Bloomberg, từ ngày 2-9/2, Nga đã cố gắng đưa dầu lên 21 tàu, so với 29 tàu của tuần trước. Lượng dầu xuất khẩu đã giảm đáng kể, cả về số lượng (xuống còn 2,3 triệu thùng mỗi ngày, thấp hơn 25% so với tuần trước) và về doanh thu (xuống còn 990 triệu USD, thấp hơn 28% so với tuần trước), mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng 12/2022.

Về mặt lý thuyết, Moscow có thể giảm xuất khẩu dầu thô và tăng khối lượng lọc dầu. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã công bố ý định tăng cường lọc dầu vào năm 2025. Tuy nhiên, điều này đang gặp vấn đề do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái liên tục từ Ukraine.

Theo ước tính của Reuters, từ tháng 1 đến đầu tháng 2/2025, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã phá hủy khoảng 10% công suất lọc dầu của Nga. Ngoài ra, khả năng lưu trữ dầu của Nga bị hạn chế và cũng đang bị tấn công.

Xuất khẩu dầu Nga sau lệnh trừng phạt ‘chia tay nhiệm kỳ’ của ông Biden, Tổng thống Trump sẽ nương tay hay siết thêm? Moscow trông cậy đồng minh?
Lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga, vốn là lệnh trừng phạt rộng rãi nhất tính đến đầu năm 2025, đã không còn ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu hoặc doanh thu ngân sách từ dầu của nước này. (Nguồn: Getty Images)

Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mạo hiểm

Năm 2021, EU là khách hàng mua dầu và các sản phẩm dầu lớn nhất của Nga – chiếm gần một nửa lượng xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận dầu và các sản phẩm dầu của Nga bằng đường biển, lượng mua của khối đã giảm mạnh vào năm 2024.

Trong giai đoạn 2023-2024, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước mua dầu và các sản phẩm dầu lớn nhất của Nga, chiếm khoảng 70% lượng xuất khẩu của xứ bạch dương. Các nước này, được cho là đồng minh của Moscow, đã cứu xuất khẩu dầu Nga khỏi sụp đổ sau lệnh cấm vận của EU.

Tuy nhiên, các quốc gia này chưa sẵn sàng để “chơi” với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố rằng sẽ không cho phép các tàu chở dầu bị trừng phạt vào cảng của mình sau ngày 27/2. Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng thận trọng về các tàu chở dầu bị trừng phạt.

Theo ước tính hiện tại, quốc gia Nam Á thiếu khoảng 14% trong kế hoạch nhập khẩu dầu trong tháng 3. Các đối tác của nước này vẫn hy vọng đảm bảo nguồn cung dầu giá rẻ của Nga.

Đáng chú ý, trước xung đột Ukraine, New Delhi chỉ mua một vài phần trăm dầu nhập khẩu từ Nga, nhưng vào năm 2024, con số này đã tăng lên khoảng một phần ba. Và việc quay lại mua dầu Trung Đông đắt hơn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, các nhà máy lọc dầu và ngân hàng Ấn Độ phải tính đến các lệnh trừng phạt của Mỹ, vì họ sử dụng thị trường tài chính phương Tây.

Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc cũng đang cắt giảm lượng dầu thô mua từ Nga, thậm chí còn nhanh hơn cả Ấn Độ. Dự kiến ​​vào tháng 2, lượng dầu thô nhập khẩu từ xứ bạch dương của quốc gia Đông Bắc Á sẽ giảm xuống còn 500.000 thùng mỗi ngày, so với mức trung bình 1,05 triệu thùng mỗi ngày trong ba tháng trước đó. Trung Quốc đang thay thế nguồn cung cấp của Nga bằng hàng từ Angola và Brazil.

Tham vọng của Nga ở Bắc Cực đang bị đe dọa

Đặc biệt bị ảnh hưởng có thể là các dự án dầu mỏ ở Bắc Cực của Nga. Toàn bộ sản lượng của các dự án tại đây hiện đang được xuất khẩu. Ít nhất 15 tàu chịu lệnh trừng phạt của Mỹ đang vận chuyển dầu Bắc Cực.

Ngoài ra, các chuyến hàng từ cảng Bắc Cực và Sakhalin đòi hỏi tàu chở dầu chuyên dụng có khả năng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt. Việc tìm kiếm tàu ​​thay thế cho những tàu bị trừng phạt sẽ vô cùng khó khăn.

Cũng nằm trong diện trừng phạt là dự án chủ lực của Rosneft, Vostok Oil, được coi là một trong những dự án hydrocarbon triển vọng nhất ở Bắc Cực của Nga. Theo kế hoạch, Vostok Oil bắt đầu sản xuất vào năm 2024, ban đầu là 30 triệu tấn mỗi năm, tăng lên 100 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030, tương đương khoảng 1/5 sản lượng dầu hiện tại của Nga.

Tuy nhiên, dự án này đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm cả các lệnh trừng phạt về công nghệ, và việc đưa vào vận hành giai đoạn đầu tiên đã bị hoãn lại từ năm 2024 đến năm 2026.

Khả năng tránh hoặc đưa mức xuất khẩu giảm về thấp nhất có thể từ tháng 3/2025 của Nga phụ thuộc vào việc liệu họ có thể xây dựng lại các chương trình cung cấp mới trước tháng 3 hay không: các nhà xuất khẩu, công ty bảo hiểm và tàu chở dầu không nằm trong danh sách đen của Mỹ phải có cách để thực hiện thanh toán. Tất nhiên, nhiều bên tham gia vào các chuỗi này vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Hơn nữa, những người chơi mới trên thị trường đang được đăng ký vội vàng.

Doanh thu xuất khẩu dầu Nga phụ thuộc vào việc liệu Mỹ có tiếp tục mở rộng danh sách trừng phạt với tốc độ như đã làm vào tháng 1 hay không. Một câu hỏi khác là liệu châu Âu cuối cùng có quyết định hạ giá trần dầu để gây thêm áp lực lên doanh thu ngân sách của Moscow hay không.

Hai ngày sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ được công bố, 6 nước EU (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Latvia, Lithuania và Estonia) đã kêu gọi Ủy ban châu Âu hạ giá trần đối với dầu của Nga để giảm thu nhập của Điện Kremlin. Theo ước tính của CREA, mức giá trần 30 USD/thùng sẽ làm giảm 23% doanh thu xuất khẩu dầu của Moscow trong tháng 1.

Theo thời gian, Nga sẽ tìm cách thích nghi với lệnh “trừng phạt chia tay” nhiệm kỳ của chính quyền ông Biden, mặc dù rất có khả năng Moscow sẽ phải giảm sản lượng dầu trong tương lai gần. Tuy nhiên, nếu các nước phương Tây tiếp tục thắt chặt lệnh trừng phạt, việc thích nghi sẽ ngày càng tốn kém hơn đối với xứ bạch dương.





Nguồn: https://baoquocte.vn/xuat-khau-dau-nga-sau-lenh-trung-phat-chia-tay-nhiem-ky-cua-ong-biden-tong-thong-trump-se-nuong-tay-hay-siet-them-moscow-trong-cay-dong-minh-304964.html

Cùng chủ đề

Thống nhất nâng cấp sớm cao tốc Hà Nội

Bộ trưởng Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên về sự cần thiết đầu tư, nâng cấp đoạn tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên theo quy mô quy hoạch. Thống nhất nâng cấp sớm cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên lên quy mô 6 làn xeBộ trưởng Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên về sự cần thiết đầu tư, nâng cấp đoạn tuyến cao tốc Hà...

Ba lý do bất động sản thấp tầng dưới 15 tỷ tại Ocean City hút cộng đồng doanh chủ về khởi nghiệp

Nằm tại giao điểm hội tụ của những dòng chảy thương mại sôi động nhất ở phía Đông Thủ đô, các sản phẩm BĐS thấp tầng dưới 15 tỷ đồng của Ocean City hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ vào bộ 3 hấp lực đặc biệt, mở ra cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng. Ba lý do bất động sản thấp tầng dưới 15 tỷ tại Ocean City hút cộng đồng doanh chủ về khởi nghiệpNằm tại giao...

Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ thực hiện dự án khu công nghiệp hơn 4.500 tỷ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ vừa được công nhận là nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu công nghiệp Phù Mỹ - giai đoạn 1 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, vốn đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng, quy mô hơn 430 ha. Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ thực hiện dự án khu công nghiệp hơn 4.500 tỷ đồngCông ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ vừa được công nhận...

Tuyên Quang: Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy hỗ trợ nông dân sau Hội nghị đối thoại năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Văn bản số 691/UBND-KT của UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững.Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1426 – QĐ/TU, ngày 20/2/2024 về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Zelensky chưa sẵn sàng ký, Kiev không có lý do để trả 500 tỷ USD?

Theo một nguồn tin Ukraine, Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky chưa sẵn sàng ký thỏa thuận cho phép Mỹ tiếp cận một cách ưu đãi các nguồn khoáng sản đất hiếm của quốc gia Đông Âu.

Nga tuyên bố thời điểm quyết định đối đầu phương Tây, đẩy lùi ba cuộc phản công của Ukraine ở tỉnh Kursk

Hiện nay là thời khắc quyết định đối với Nga trong cuộc đối đầu với phương Tây. Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố trong buổi lễ nhân ngày Bảo vệ Tổ quốc tại Moscow ngày 22/2.

Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, đánh dấu một tuần gây kinh ngạc, giá vàng nhẫn vượt mặt vàng miếng SJC

Giá vàng hôm nay 23/2/2025, giá vàng gây bất ngờ, quay đầu giảm từ mức cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, quý kim đã có một tuần gây kinh ngạc, được thúc đẩy bởi tâm lý bất an trước một thế giới khó đoán định với xung đột, cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và “nỗi sợ bỏ lỡ” của nhà đầu tư. Giá vàng nhẫn theo chân giảm.

Nguồn hàng vụ mới gây áp lực lên thị trường, Việt Nam giữ vững vị trí xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 23/2/2025 tại thị trường trong nước giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 161.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đến Tehran bàn chuyện nóng quốc tế và khu vực

Bộ Ngoại giao Iran ngày 22/2 cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov sẽ đến Tehran đầu tuần tới để gặp người đồng cấp Abbas Araghchi thảo luận về "các diễn biến trong khu vực và quốc tế".

Bài đọc nhiều

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Quốc: Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định nước này luôn đặt Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Ngày 18/2, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã đến chào xã giao Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại...

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại

Theo đó, Kế hoạch nhằm thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực thông tin đối ngoại; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong chỉ đạo, triển khai công tác thông tin đối ngoại từ TP đến các sở, ban, ngành và địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại trên...

Những người xây cây cầu hữu nghị Việt Nam-Anh

Nếu như vào những năm 2000, Việt Nam vẫn còn là một cái tên mới mẻ tại Vương quốc Anh, quốc gia Đông Nam Á năng động giờ đây được nhiều doanh nghiệp và người dân Anh nhắc đến như một thiên đường du lịch, ẩm thực và một điểm đến đầu tư giàu tiềm năng. Thành quả này đến từ những nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, trong...

Cùng chuyên mục

Nguồn hàng vụ mới gây áp lực lên thị trường, Việt Nam giữ vững vị trí xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 23/2/2025 tại thị trường trong nước giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 161.000 đồng/kg.

Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, đánh dấu một tuần gây kinh ngạc, giá vàng nhẫn vượt mặt vàng miếng SJC

Giá vàng hôm nay 23/2/2025, giá vàng gây bất ngờ, quay đầu giảm từ mức cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, quý kim đã có một tuần gây kinh ngạc, được thúc đẩy bởi tâm lý bất an trước một thế giới khó đoán định với xung đột, cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và “nỗi sợ bỏ lỡ” của nhà đầu tư. Giá vàng nhẫn theo chân giảm.

Câu chuyện của hai doanh nghiệp tiên phong

Baoquocte.vn. Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, uy tín trên thương trường; xây dựng giá trị bền vững lâu dài; tạo ra những tác động tích cực cho môi trường và xã hội chính là những lợi ích khi doanh nghiệp phát triển bền vững.

Trung Quốc sẽ giảm lãi suất cơ bản vào tháng tới?

Bắc Kinh sẽ giảm lãi suất cơ bản sớm nhất có thể trong tháng 3/2025, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản vào ngày 20/2.

Đại sứ Lào tại Việt Nam: ASEAN

"Bằng cách tập trung vào phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và đoàn kết khu vực, ASEAN đang sẵn sàng tạo ra một tương lai thịnh vượng và toàn diện cho người dân của mình', Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh nhấn mạnh với TG&VN khi đánh giá về mục tiêu kiên định hướng tới tương lai của ASEAN giữa muôn vàn biến động.

Mới nhất

Lợi ích đáng ngạc nhiên của ly nước ấm buổi sáng trong thời tiết lạnh

Trong y học cổ truyền, nước ấm hoặc nước nóng thường được kê đơn để giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và...

6 dấu hiệu cơ thể đang kêu cứu vì thiếu nước!

Bạn có biết cơ thể bạn có thể bị mất nước từ rất lâu trước khi cảm thấy khát! Vì vậy, đừng bỏ...

Hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại...

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 55/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Nghị định hướng dẫn chi tiết Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có...

Ba Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia họp triển khai Kết luận Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng

Chiều 22/2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại Kết luận của...

Không xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba trở lên là chủ trương cấp thiết

NDO - Trong bối cảnh mức sinh chung trên cả nước đang có xu hướng giảm sâu, đặc biệt ở vùng thành thị, định hướng "không xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba trở lên" là chủ trương rất cấp thiết.  Chủ trương đúng đắn, phù hợp, có cơ sở thực tiễn Văn...

Mới nhất