Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp 'gốc'

Quản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp ‘gốc’

Thay vì chỉ tập trung siết chặt dạy thêm, điều quan trọng là phải nhìn nhận đúng bản chất của cung – cầu trong học thêm và có các giải pháp đồng bộ để vừa hợp pháp hóa, quản lý hiệu quả vừa giảm dần nhu cầu học thêm trong tương lai.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp 'gốc' - Ảnh 1.

Nội dung dạy thêm, học thêm thu hút sự quan tâm theo dõi của bạn đọc Tuổi Trẻ – Ảnh chụp trang báo

Học thêm, dạy thêm từ lâu đã trở thành một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Trong bối cảnh nền giáo dục đặt nặng thi cử và cạnh tranh, học thêm dường như trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình học tập của học sinh.

Hợp pháp hóa dạy thêm

Trước hết cần thừa nhận rằng học thêm xuất phát từ nhu cầu thực tế của học sinh và phụ huynh, không đơn thuần là kết quả của việc giáo viên lạm dụng quyền lực để ép buộc. Học thêm có thể xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau: học sinh yếu kém cần bổ sung kiến thức, học sinh khá giỏi muốn nâng cao để thi cử hoặc đơn giản là do áp lực từ gia đình mong muốn con em đạt thành tích tốt hơn.

Ngoài ra chính chương trình giáo dục nặng nề, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, sĩ số lớp học đông và áp lực thi cử đã tạo ra một thị trường học thêm sôi động mà dù có cấm, thị trường này vẫn sẽ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như dạy kèm tại nhà, trung tâm luyện thi, dạy học online hay lớp học nhóm do giáo viên tổ chức…

Trong khi đó, dạy thêm cũng là một nhu cầu có thật của giáo viên. Với mức lương hiện tại của Nhà nước, nhiều giáo viên khó có thể trang trải cuộc sống ở đô thị nếu chỉ dựa vào thu nhập chính từ trường học. Hệ quả là một số giáo viên có thể tìm cách rời bỏ trường công lập để mở lớp học thêm tư nhân hoặc những người tốt nghiệp sư phạm nhưng không có cơ hội vào biên chế cũng tham gia thị trường dạy thêm. 

Điều này tạo ra sự cạnh tranh giữa giáo viên công lập và tư nhân, đồng thời làm cho việc cấm đoán dạy thêm trở nên thiếu thực tế bởi nhu cầu vẫn tồn tại, chỉ là dịch chuyển từ chỗ này ra chỗ kia.

Chính vì vậy, thay vì cấm đoán cứng nhắc cần có cách tiếp cận hợp lý hơn: hợp pháp hóa dạy thêm nhưng có kiểm soát theo luật pháp. Một mô hình quản lý chặt chẽ có thể giúp loại bỏ những tiêu cực trong hoạt động này mà không làm gián đoạn nhu cầu thực sự của học sinh.

Cần quy định rõ ràng về việc giáo viên công lập được phép dạy thêm nhưng không được dạy học sinh lớp mình đang phụ trách, không được ép buộc hay cắt xén nội dung giảng dạy trên lớp. Đồng thời những lớp học thêm cần được đăng ký chính thức, công khai học phí, đảm bảo không có tình trạng lạm thu hay dạy chui.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát các trung tâm luyện thi cũng phải chặt chẽ hơn, không chỉ về chất lượng giảng dạy mà còn về nội dung chương trình, tránh tình trạng nhồi nhét kiến thức một cách máy móc theo kiểu “dạy để thi”.

Giải pháp “gốc”

Tuy nhiên, hợp pháp hóa dạy thêm chỉ là một phần của giải pháp. Quan trọng hơn cả là làm sao để giảm thiểu nhu cầu học thêm về lâu dài. Điều này không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần một chiến lược tổng thể, tác động đến cả hệ thống giáo dục từ chương trình, phương pháp giảng dạy đến chính sách tuyển sinh và thu nhập của giáo viên.

Trước hết cần tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục theo hướng giảm tải và cá nhân hóa. Một trong những lý do khiến học sinh phải học thêm là vì chương trình chính khóa quá nặng nề không chỉ do nội dung chương trình mà còn do tài năng sư phạm của giáo viên khiến dạy học không hiệu quả, điều kiện cơ sở vật chất, quy mô lớp học và đặc biệt chính sách thi kiểm tra đánh giá.

Nếu chương trình học được thiết kế linh hoạt hơn, cho phép học sinh học theo năng lực riêng của mình thay vì áp đặt cùng một chuẩn mực cho tất cả, thì nhu cầu học thêm sẽ giảm đáng kể. 

Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, xây dựng các nền tảng học tập trực tuyến miễn phí hoặc giá rẻ cũng có thể giúp học sinh tự bổ sung kiến thức mà không cần phụ thuộc vào các lớp học thêm truyền thống.

Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ học sinh ngay trong trường học, đặc biệt là những em có học lực yếu. Nếu các trường tổ chức lớp phụ đạo miễn phí hoặc giá rẻ ngay trong khuôn khổ nhà trường, học sinh sẽ không phải tìm đến học thêm bên ngoài. 

Đồng thời mô hình học nhóm, học kèm giữa các học sinh cũng có thể được khuyến khích để tạo ra môi trường hỗ trợ lẫn nhau, giảm sự phụ thuộc vào giáo viên dạy thêm.

Cuối cùng, để hạn chế tình trạng giáo viên công lập bỏ việc ra ngoài dạy thêm cần cải thiện thu nhập cho đội ngũ giáo viên. Nếu giáo viên có một mức lương đủ sống, họ sẽ không còn phải tìm đến dạy thêm như một nguồn thu nhập bắt buộc. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tăng lương cơ bản hoặc mở ra các cơ hội nghề nghiệp khác trong ngành giáo dục như tham gia nghiên cứu, giảng dạy trực tuyến, làm tư vấn…

Đặc biệt phụ huynh xin cũng đừng quá bận tâm vì thành tích để ép buộc con em mình học thêm gây tổn hại về sức khỏe tâm sinh lý sau này của các cháu.

Giải pháp căn cơ vẫn phải là cải cách từ gốc: giảm tải chương trình học, đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi chính sách tuyển sinh và đảm bảo thu nhập cho giáo viên.

Khi những yếu tố này được cải thiện, nhu cầu học thêm sẽ tự nhiên giảm xuống, tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi học sinh có thể phát triển đúng với khả năng của mình mà không cần đến những lớp học thêm đắt đỏ và căng thẳng.

Đổi mới chính sách tuyển sinh

Việc thay đổi chính sách tuyển sinh cũng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay nhu cầu học thêm phần lớn xuất phát từ áp lực thi cử, đặc biệt là vào lớp 6, lớp 10 và đại học. Nếu hệ thống tuyển sinh chỉ dựa vào một kỳ thi duy nhất, học sinh buộc phải chạy đua với nhau và phải tìm đến học thêm như một giải pháp tất yếu.

Thay vào đó có thể áp dụng các phương thức xét tuyển đa dạng hơn, kết hợp giữa điểm số, đánh giá năng lực và các tiêu chí khác như hoạt động ngoại khóa, dự án cá nhân. Khi áp lực thi cử được giảm bớt, nhu cầu học thêm cũng sẽ không còn căng thẳng như hiện nay.



Nguồn: https://tuoitre.vn/quan-ly-day-them-hoc-them-can-giai-phap-goc-20250220085932191.htm

Cùng chủ đề

Khi nào công bố quy chế tuyển sinh đại học, có gì mới?

Khi nào Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025? Quy chế sẽ có điểm mới quan trọng nào đáng lưu ý? ThS Cù Xuân Tiến - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên...

Cuộc đua thu hút nhân tài AI toàn cầu

Nhờ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện dịch vụ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo (AI) đã khơi mào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. ...

Hơn 2.000 người đi bộ hướng về bệnh nhân nghèo

Sáng 22-2, hơn 2.000 người đã đi bộ đồng hành cùng ngành y tế TP Cần Thơ với thông điệp 'Ngành y tế Cần Thơ - 70 năm làm theo lời Bác' và 'Đi bộ hướng về bệnh nhân nghèo'. Hơn 2.000 người tham...

Tăng Duy Tân hát Tái sinh sẽ ra sao?

Sau khi Tăng Duy Tân ‘tung’ bản thu Tái sinh do mình thể hiện, khán giả liền so sánh với Tùng Dương. Vậy cùng trình bày ca khúc, ai hát hay hơn? Khán giả Hồ Hương nhận xét nếu là nhạc sĩ hát bài...

Hôm nay 22-2: Tư vấn tuyển sinh tại Phú Yên, Khánh Hòa

Trong sáng và chiều nay 22-2, chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025 do báo Tuổi Trẻ tổ chức diễn ra tại Phú Yên và Khánh Hòa. Cụ thể, từ 7h sáng 22-2, chương trình diễn ra tại Trường đại học Xây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bỗng dưng… muộn phiền, suy sụp, cách nào sống lạc quan ở tuổi trung niên?

Lứa tuổi 40 trở lên đánh dấu bước chuyển mình của mỗi người sang giai đoạn mới. Đó cũng là thời điểm mỗi chúng ta phải đối diện với các biến động dồn dập của cuộc đời. Các chuyên gia khuyên những người ở...

Khi nào công bố quy chế tuyển sinh đại học, có gì mới?

Khi nào Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025? Quy chế sẽ có điểm mới quan trọng nào đáng lưu ý? ThS Cù Xuân Tiến - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên...

Cuộc đua thu hút nhân tài AI toàn cầu

Nhờ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện dịch vụ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo (AI) đã khơi mào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. ...

Sáp nhập tỉnh: đột phá và thách thức

Việc Bộ Chính trị đề ra chủ trương nghiên cứu sáp nhập các tỉnh là rất phù hợp, kịp thời, bắt đúng bệnh tình trạng phát triển manh mún, đầu tư dàn trải và kém hiệu quả trong phân bổ nguồn lực thời gian qua. ...

Hơn 97.000 bạn trẻ chia sẻ mùa xuân trong Xuân tình nguyện 2025

Thành Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM đã tổng kết chiến dịch Xuân tình nguyện 2025 và cho biết số chiến sĩ tham gia năm nay tăng 1,2 lần so với năm ngoái. Chỉ huy trưởng chiến dịch Phạm Lê Minh Khang cho...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Cùng chuyên mục

“Hiệu ứng Scully” truyền cảm hứng cho trẻ em gái theo đuổi STEM

Gillian Anderson nổi tiếng với vai đặc vụ Scully trong loạt phim “The X-Files” (Hồ sơ tuyệt mật), nơi bà áp dụng khoa học vào các cuộc điều tra cùng người bạn đồng hành Mulder. Scully đã truyền...

Cô gái cất bằng đại học, bỏ nghề tiếp viên hàng không để về quê nuôi lợn

TRUNG QUỐC - Có bằng cử nhân và làm tiếp viên hàng không nhưng đôi khi vẫn phải xin tiền cha mẹ để mua sắm, cô gái quyết định từ bỏ thành phố lớn để về quê chăn nuôi và kiếm được 200.000 nhân dân tệ (khoảng 693 triệu đồng) sau 2 tháng. Cô gái 27 tuổi Dương Yên Hi sinh ra trong một gia đình nông thôn ở tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. Sau khi tốt...

Khi nào công bố quy chế tuyển sinh đại học, có gì mới?

Khi nào Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025? Quy chế sẽ có điểm mới quan trọng nào đáng lưu ý? ThS Cù Xuân Tiến - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên...

Trường ĐH Cửu Long tiếp tục đón nhận tin vui

(NLĐO) – Trường ĐH Cửu Long luôn cố gắng phấn đấu trong quá trình đào tạo, thực hiện đúng tiêu chuẩn và quy định của Bộ GD-ĐT ...

Có nên quy đổi điểm trúng tuyển đại học về một thang chung?

Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay, các trường ĐH đang sử dụng nhiều phương thức khác nhau để xét tuyển. Việc có thang điểm trúng tuyển chung sẽ tạo ra một mặt bằng xét tuyển giữa các trường, các phương thức, giúp tránh tình trạng các trường sử dụng nhiều cách quy đổi điểm không đồng nhất, dễ dẫn...

Mới nhất

Khi nào công bố quy chế tuyển sinh đại học, có gì mới?

Khi nào Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025? Quy chế sẽ có điểm mới quan trọng nào đáng lưu ý? ...

Trường ĐH Cửu Long tiếp tục đón nhận tin vui

(NLĐO) – Trường ĐH Cửu Long luôn cố gắng phấn đấu trong quá trình đào tạo, thực hiện đúng tiêu chuẩn và quy...

Cuộc đua thu hút nhân tài AI toàn cầu

Nhờ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện dịch vụ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo (AI) đã khơi mào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. ...

Mới nhất