Trang chủKinh tếNông nghiệpMột huyện của Đắk Lắk là điển hình nổi bật về giảm...

Một huyện của Đắk Lắk là điển hình nổi bật về giảm nghèo đa chiều, và đây là cách làm hay

Krông Bông là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Huyện đã trở thành điểm sáng trong giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững nhờ huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, khuyến khích nông dân xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nông thôn có hiệu quả kinh tế tốt.

Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò chuyên nghiệp

Nuôi bò vỗ béo là chuyện không mới ở xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông bởi gần như nhà nào cũng nuôi từ 1-2 con bò, có hộ đầu tư nuôi quy mô lớn, với hơn 10 con. Nhưng thay vì mạnh ai nấy làm như trước đây, các hộ dân nơi đây đã “bắt tay” liên kết sản xuất.

Cách một huyện vùng sâu của Đắk Lắk

Chăn nuôi bò thâm canh trở thành mô hình hiệu quả trong công tác giảm nghèo ở huyện vùng sâu Krông Bông.

Theo đó, Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò thâm canh xã Hòa Sơn được Hội Nông dân huyện vận động, định hướng thành lập với mục tiêu hỗ trợ các hộ chăn nuôi bò chuyển từ phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả sang nuôi nhốt hoàn toàn để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tham gia vào mô hình, các thành viên thường xuyên được cập nhật thông tin, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo, chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn con giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh… Những hộ nghèo, khó khăn được tạo điều kiện vay vốn để mua con giống và xây dựng chuồng trại.

Đến nay, Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò thâm canh đã liên kết được 22 thành viên tham gia, duy trì đàn bò gần 200 con. Việc liên kết trong chăn nuôi đã giúp các thành viên nâng cao thu nhập, yên tâm phát triển sản xuất…

Ông Trương Văn Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, chia sẻ: “Tham gia liên kết chăn nuôi bò thâm canh, các thành viên hỗ trợ nhau rất nhiều, nhất là trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Qua kết nối, chia sẻ của các thành viên, sản phẩm đã được các thương lái, cơ sở gia chánh trong và ngoài địa bàn tìm đến thu mua tận nơi. Làm ăn hiệu quả, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, có hộ phát triển đàn bò lên đến 20-30 con, thu nhập ổn định trên 150 triệu đồng/năm”.

Giờ đây, người dân không dừng lại ở việc nuôi một vài con bò, mà đã cùng nhau liên kết chặt chẽ nhằm bảo đảm đầu ra, đầu vào, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi. Về lâu dài bà con còn dự định nuôi bò sinh sản để chủ động nguồn giống, giảm giá thành chăn nuôi.

Cách một huyện vùng sâu của Đắk Lắk

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền được xem là “chìa khóa” mở lối, chỉ đường thoát nghèo, phát triển kinh tế cho người dân ở huyện vùng sâu Krông Bông.

Chỉ tính riêng trong năm 2024, Hội Nông dân huyện Krông Bông đã hướng dẫn thành lập được 5 tổ hội nghề nghiệp nông dân trồng dứa, dâu tằm và vải; 1 chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò thâm canh, 1 HTX dịch vụ nông nghiệp.

Thông qua các mô hình liên kết sản xuất đã giúp nông dân bước đầu hình thành tư duy sản xuất theo chuỗi giá trị, tiếp cận thông tin, tìm kiếm thị trường cho các nông sản mà mình làm ra. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương, từ đó các phong trào thi đua sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững được phát huy tích cực…

Tiếp cận đa chiều, phát huy nội lực

Vừa tiếp sức, vừa khơi dậy ý chí để người dân phát huy nội lực, chủ động vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới là cách làm hiệu quả giúp huyện Krông Bông thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Điển hình là mô hình phát huy vai trò của các tổ dân vận tại các thôn, buôn; thành viên là các đồng chí trong cấp ủy, ban tự quản, chi hội trưởng các đoàn thể, già làng, người có uy tín. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, thành viên các tổ dân vận thôn, buôn đã chủ động tạo mối quan hệ mật thiết, gần gũi với người dân, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giảm nghèo bền vững.

Cách một huyện vùng sâu của Đắk Lắk

Người dân thôn thôn Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk tăng thu nhập từ chuyển đổi trồng cây mì sang trồng dứa.

Trước đây, cuộc sống người dân thôn Ea Lang, xã Cư Pui phụ thuộc vào trồng lúa, sắn nên dù vất vả cũng chỉ đủ ăn. Để nâng cao giá trị trên diện tích canh tác, những năm qua, tổ dân vận thôn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 

Dần dần, bà con hiểu và hưởng ứng tích cực. Đến nay, thôn Ea Lang đã chuyển đổi được hơn 15 ha sắn, ngô, đậu kém hiệu quả sang trồng cây dứa; trồng cỏ phát triển đàn trâu, bò gần 120 con; mở rộng diện tích cây keo lai…

Tiêu biểu như hộ ông Hoàng Văn Tiến, được cán bộ tổ dân vận thôn vận động và tạo điều kiện cho đi tham quan, học hỏi mô hình trồng dứa ở một số địa phương. Ông quyết định chuyển đổi 3 ha trồng ngô, sắn năng suất thấp sang trồng cây dứa. 

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, sau một năm cây dứa đã cho thu hoạch, đem lại số lãi hơn 100 triệu đồng. Từ nguồn thu này, gia đình ông Tiến có điều kiện sửa sang lại nhà cửa, mua sắm thêm được nhiều vật dụng, phương tiện có giá trị.

Ông Nguyễn Ngọc Pháp – Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Bông, cho biết huyện Krông Bông có hơn 107.000 dân, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 42%. Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, địa phương xác định công tác truyền thông là yếu tố quan trọng giúp người nghèo nắm vững, hiểu đúng và đầy đủ các chính sách, nhằm tận dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ để chủ động vươn lên thoát nghèo.

Cách một huyện vùng sâu của Đắk Lắk

Người dân xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, Đắk Lắk phát triển mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện gia đình.

Đồng thời, cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Krông Bông tăng cường hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản về thông tin, việc làm, giáo dục, y tế, nước sạch…, tạo điều kiện cho người dân, nhất là hộ DTTS thoát khỏi tình trạng nghèo đói theo tiêu chí đa chiều, bao trùm.

Hỗ trợ người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS về chính sách vay vốn, hỗ trợ các chi phí đào tạo nghề, đào tạo ngôn ngữ, các chi phí ăn, ở, đi lại…, tạo điều kiện cho người lao động giảm bớt gánh nặng khi đi xuất khẩu lao động.

Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 24,24% (bình quân mỗi năm giảm 3,67%). Quan trọng hơn là đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể, nhất là hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-huyen-cua-dak-lak-la-dien-hinh-noi-bat-ve-giam-ngheo-da-chieu-va-day-la-cach-lam-hay-20250216190057352.htm

Cùng chủ đề

Bỗng dưng… muộn phiền, suy sụp, cách nào sống lạc quan ở tuổi trung niên?

Lứa tuổi 40 trở lên đánh dấu bước chuyển mình của mỗi người sang giai đoạn mới. Đó cũng là thời điểm mỗi chúng ta phải đối diện với các biến động dồn dập của cuộc đời. Các chuyên gia khuyên những người ở...

Khi nào công bố quy chế tuyển sinh đại học, có gì mới?

Khi nào Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025? Quy chế sẽ có điểm mới quan trọng nào đáng lưu ý? ThS Cù Xuân Tiến - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên...

Cuộc đua thu hút nhân tài AI toàn cầu

Nhờ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện dịch vụ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo (AI) đã khơi mào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. ...

Sáp nhập tỉnh: đột phá và thách thức

Việc Bộ Chính trị đề ra chủ trương nghiên cứu sáp nhập các tỉnh là rất phù hợp, kịp thời, bắt đúng bệnh tình trạng phát triển manh mún, đầu tư dàn trải và kém hiệu quả trong phân bổ nguồn lực thời gian qua. ...

Phát triển trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0

DNVN - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 374/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chích chòe lửa, loài chim cảnh hót “đã lỗ tai”, thi đấu ở Bình Phước, một con bé tý giành giải Nhất

Sáng nay 19-1 vừa qua, Hội Sinh vật cảnh thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) phối hợp Câu lạc bộ chim - cá cảnh thành phố tổ chức hội thi chim chích chòe lửa đấu hót thành phố Đồng Xoài mở rộng năm 2025. Hội thi thu hút 16 lồng...

Công viên hiện đại bậc nhất Hà Nội được chi hơn 66 tỷ đồng để cải tạo, sửa chữa

Mở cửa từ năm 2014, công viên Cầu Giấy là một trong những công viên được xây dựng bài bản, hiện đại bậc nhất Thủ đô. Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, công viên Cầu Giấy đang được triển khai cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí của người...

Cây cổ thụ rỏi mật có tuổi đời 500 năm ở Quảng Nam được công nhận cây di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có quyết định 434 về việc công nhận cây rỏi mật (Garcinia celebica L.) có tuổi đời hơn 500 tuổi tại Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây...

1.300 cây hồng xiêm giống ra quả ngọt ngon đã trao cho hội viên, nông dân Lào Cai

Ngày 21/2, Hội Nông dân TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai tổ chức hỗ trợ cây giống hồng xiêm cho hội viên nông dân xã Thống Nhất. ...

Hàng nghìn giáo viên Hà Nội mong điều chỉnh chính sách thu nhập: Sắp có tin vui?

Hàng nghìn giáo viên Hà Nội đang mong đợi tiền thưởng Tết và thu nhập tăng thêm tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND. ...

Bài đọc nhiều

Bứt phá ngoạn mục trong ứng dụng mạ khay, cấy máy

Hội thi là cơ hội để nông dân, hợp tác xã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm gieo cấy lúa bằng máy hiệu quả, qua đó thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.Hội thi có sự tham gia của 12 đội thi đến từ 10 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba vì, Sóc Sơn, Mê Linh và Đông Anh. “Máy cấy trong tay, mùa vàng chắc...

Một xã ở Yên Bái đang là vùng quê đáng sống, đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Năm 2020, xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới. Dù bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (YAGI), nhưng đến cuối năm 2024 xã Minh Xuân tiếp tục khẳng định vị thế khi...

Nông dân ngoại thành Hà Nội mặc áo mưa đi cấy lúa dưới tiết trời lạnh giá

Dưới tiết trời giá lạnh kèm mưa phùn, nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) trùm khăn kín mít, mặc áo mưa ra đồng hối hả cấy lúa cho kịp thời vụ. ...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Lào Cai: Chủ động các giải pháp tưới tiêu để sản xuất vụ xuân

Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa phương đã và đang có nhiều giải pháp đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất vụ xuân của bà con nông dân.Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ...

Cùng chuyên mục

Chích chòe lửa, loài chim cảnh hót “đã lỗ tai”, thi đấu ở Bình Phước, một con bé tý giành giải Nhất

Sáng nay 19-1 vừa qua, Hội Sinh vật cảnh thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) phối hợp Câu lạc bộ chim - cá cảnh thành phố tổ chức hội thi chim chích chòe lửa đấu hót thành phố Đồng Xoài mở rộng năm 2025. Hội thi thu hút 16 lồng...

Cây cổ thụ rỏi mật có tuổi đời 500 năm ở Quảng Nam được công nhận cây di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có quyết định 434 về việc công nhận cây rỏi mật (Garcinia celebica L.) có tuổi đời hơn 500 tuổi tại Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây...

1.300 cây hồng xiêm giống ra quả ngọt ngon đã trao cho hội viên, nông dân Lào Cai

Ngày 21/2, Hội Nông dân TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai tổ chức hỗ trợ cây giống hồng xiêm cho hội viên nông dân xã Thống Nhất. ...

Nông dân Nam Định trồng bắp cải “khổng lồ” theo kiểu Nhật Bản, thương lái xuống tiền mua cả ruộng

Sau Tết, thành viên Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Giao Hà (huyện Giao Thủy, Nam Định) thắng lớn khi những cây bắp cải "khổng lồ" trồng hữu cơ, bên ngoài xanh mơn mởn, bên trong trắng nõn nà, trọng lượng từ 3kg trở lên được...

Bột mì khuấy kiểu gì mà ăn với cá lóc nướng, xưa nhà nghèo, nay đại gia cho là đặc sản Bình Định?

Khoảng 40 năm trước, món bột mì nhứt khuấy thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn sáng tại các gia đình ở những vùng quê nghèo Bình Định. Nhưng nay, món ăn dân dã này kèm cá lóc nướng lại trở thành đặc sản trứ danh của xứ Nẫu. ...

Mới nhất

Người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An bị vắt dài 8cm sống trong mũi, thừa nhận một việc rất nhiều đàn ông hay...

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương (Nghệ An) vừa gắp thành công con vắt dài 8cm ra khỏi mũi một bệnh nhân nam 37 tuổi. ...

Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21/2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Đặc sản tên lạ ở Lạng Sơn được ví như thần dược, chỉ xuất hiện dịp đầu năm

Không chỉ được xem như đặc sản giải nhiệt, giải ngấy sau Tết, rau sau sau còn được người dân Lạng Sơn ưa chuộng bởi giá thành bình dân và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Lá sau sau non là loại rau rừng quen thuộc xuất hiện nhiều ở một số tỉnh miền Bắc như...

Bắt khẩn cấp tài xế xe khách

(NLĐO) - Liên quan vụ tai nạn thảm khốc giữa xe đầu kéo và xe khách khiến nhiều người thương vong, cơ quan công an đã bắt...

Những quy định dạy thêm, học thêm tại TP Thủ Đức mà giáo viên cần biết

(NLĐO)- TP Thủ Đức giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức, rà soát, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn ...

Mới nhất