Trang chủNewsDu lịchĐón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề...

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bún Vân Cù”

NDO – Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm bún Vân Cù với các hoạt động phong phú, ý nghĩa như: lễ tế, lễ hội ẩm thực di sản bún Việt, văn nghệ, hành trình xe đạp, hành trình khám phá di sản làng bún Vân Cù, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, quảng diễn tái hiện lại nghề làm bún truyền thống… qua đó góp phần quảng bá hình ảnh du lịch cộng đồng đến du khách và người dân.

Ngày 19/2, tại thôn Vân Cù – Nam Thanh, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà (Thành phố Huế) diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bún Vân Cù”. Đây cũng là ngày húy kỵ Bà bún – Tổ nghề làng bún Vân Cù (22 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đến dự lễ có Phó Cục trưởng Cục Di sản – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nông Quốc Thành; các đồng chí Ủy viên Thường vụ Thành ủy Huế: Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố; Hoàng Khánh Hùng, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy; Phạm Thị Minh Huệ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy; lãnh đạo thị xã Hương Trà, Hiệp hội du lịch, Hội Văn hóa ẩm thực thành phố và các sở, ban, ngành liên quan, các nghệ nhân cùng đông đảo người dân và du khách.

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bún Vân Cù” ảnh 1

Các đại biểu lãnh đạo thành phố, các sở, ban, ngành tham dự tại buổi lễ.

Đặc sắc nghề làm bún truyền thống

Làng bún Vân Cù có lịch sử hơn 500 năm hình thành và phát triển. Nghề làm bún Vân Cù không chỉ là một phương thức mưu sinh, mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây. Mỗi sợi bún không chỉ là kết tinh của gạo, nước và bàn tay khéo léo của người thợ, mà còn là sự tự hào, trân trọng của các thế hệ với nghề truyền thống cha ông.

Làng bún Vân Cù có lịch sử hơn 500 năm hình thành và phát triển. Nghề làm bún Vân Cù không chỉ là một phương thức mưu sinh, mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây.

Bún Vân Cù thành phẩm ngày nay được người dân trong làng và các đầu mối thu mua đưa đi giao khắp các chợ, quán ăn, nhà hàng trong tỉnh, góp phần tạo nên thương hiệu cho món “bún bò Huế” nức tiếng gần xa. Sợi bún Vân Cù màu trắng ngà, mùi thơm như hương gạo mới xay.

Điều đặc biệt là không cần ăn kèm cao lương mỹ vị gì, nhiều khi chỉ cần một chén nước mắm chanh tỏi ớt cũng đủ làm thực khách nhớ mãi sợi bún ở ngôi làng ven phía sông Bồ…

Với những người Vân Cù, bún là một phần linh hồn của làng, là ký ức, là bản sắc văn hóa của chính người dân nơi đây. Ước tính, mỗi ngày làng bún Vân Cù xuất ra thị trường khoảng 30 tấn bún; trong đó, trung bình mỗi hộ sản xuất và tiêu thụ 2 tạ bún/ngày, hộ nhiều nhất lên đến 6-7 tạ/ngày. Vào những dịp lễ Tết, sản lượng bún bán ra có thể nhiều hơn gấp đôi, thậm chí gấp 3, 4 lần.

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bún Vân Cù” ảnh 2

Dù qua nhiều thăng trầm, bún Vân Cù vẫn phát huy được giá trị vốn có và lan tỏa muôn nơi.

Sở dĩ bún Vân Cù nổi tiếng và được khách hàng yêu thích là do sợi bún mịn, màu trắng trong, bề mặt bóng, khi ăn không chua mà thơm mùi bột, không bở mà cũng không dai quá. Trong quá trình sản xuất, người làm bún không dùng bất cứ chất phụ gia nào trừ muối sống để ngâm, vo gạo, nuôi bột nhằm làm sạch các tạp chất, khử khuẩn, khử chua. Đây cũng là lí do bún Vân Cù chỉ để được trong môi trường tự nhiên trong 24 giờ, nhưng cũng chính là lợi thế được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.

Sở dĩ bún Vân Cù nổi tiếng và được khách hàng yêu thích là do sợi bún mịn, màu trắng trong, bề mặt bóng, khi ăn không chua mà thơm mùi bột, không bở mà cũng không dai quá.

Khác với những làng nghề truyền thống khác, các sản phẩm đều có thể để được rất lâu, trở thành hàng lưu niệm. Sợi bún tươi Vân Cù được sản xuất và tiêu thụ trong ngày. Điều khiến cho sợi bún bé nhỏ trở thành niềm tự hào của một làng quê, rồi trở thành một làng nghề truyền thống như Vân Cù ngày nay chính là ở chất lượng của bún Vân Cù đã gắn liền với những món ngon đặc trưng của xứ Huế.

Với những đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực, năm 2014, làng nghề bún Vân Cù được công nhận là “làng nghề truyền thống” của tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Thành phố Huế).

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bún Vân Cù” ảnh 3
Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm bún Vân Cù tổ chức trang trọng tại Đình làng Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà)

Gìn giữ, lan tỏa giá trị bản sắc văn hóa

Tại Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, nghề thủ công truyền thống “Nghề làm Bún Vân Cù” được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà Đỗ Ngọc An chia sẻ, lễ đón nhận chính là dấu mốc quan trọng trong hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Đây là một vinh dự đối với người dân Vân Cù và là niềm tự hào chung của nhân dân thị xã Hương Trà, thành phố Huế.

“Nghề làm bún Vân Cù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh một nghề truyền thống, mà còn là sự ghi nhận những giá trị văn hóa của vùng đất này. Đây là vinh dự và cũng là trách nhiệm để nghề làm bún phát triển, thích nghi với cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống”, ông Đỗ Ngọc An nhấn mạnh.

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bún Vân Cù” ảnh 4
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà Đỗ Ngọc An phát biểu tại buổi lễ.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đỗ Ngọc An đã đề nghị cấp ủy, chính quyền xã Hương Toàn và bà con làng Vân Cù cần tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, cộng đồng và du khách, trong đó lấy người dân là chủ thể để làm du lịch cộng đồng, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất bún theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường bền vững.

Nghề làm bún Vân Cù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh một nghề truyền thống, mà còn là sự ghi nhận những giá trị văn hóa của vùng đất này.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đỗ Ngọc An

Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm bún Vân Cù đa dạng về mẫu mã, hình thức và thời hạn sử dụng; kết nối với các nhà hàng, quán ăn để đưa bún Vân Cù trở thành nguyên liệu chính trong các món ăn đặc sản.

Phát triển du lịch cộng đồng làng nghề truyền thống vì làng bún Vân Cù; đưa thông tin làng nghề truyền thống vào các chương trình giáo dục địa phương, lồng ghép vào các chương trình ngoại khóa.., từ đó giữ gìn, phát triển thương hiệu bún Vân Cù vươn xa, góp phần đưa tinh hoa ẩm thực Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bún Vân Cù” ảnh 5

Lễ hội ẩm thực di sản bún Việt – Làng bún Vân Cù.

Theo ông Đỗ Ngọc An, việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa từ các làng nghề truyền thống không chỉ là nhiệm vụ của riêng các nghệ nhân mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. Khi mỗi sản phẩm làng nghề được trân trọng, mỗi chuyến tham quan làng nghề được tổ chức, đó chính là cách chúng ta góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc”.

Diễn ra trong hai ngày 18 và 19/2, Chương trình Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bún Vân Cù với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa như: Lễ tế bà Bún, Lễ hội ẩm thực di sản bún Việt – Làng bún Vân Cù; Chương trình văn nghệ Tự hào di sản làng bún Vân Cù; Hành trình xe đạp về với miền thương Hương Toàn; Hành trình khám phá di sản làng bún Vân Cù, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương.

Đặc biệt, tại chương trình còn diễn ra quảng diễn tái hiện lại nghề làm bún truyền thống của người dân làng Vân Cù, quảng diễn ký ức gánh bún ngày xưa của các mẹ, các mệ trên cánh đồng, đây là một trong những nét truyền thống của nghề làm bún Vân Cù, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh du lịch cộng đồng đến du khách và người dân.

Dịp này, có 2 tập thể và 5 cá nhân được khen thưởng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề bún Vân Cù.





Nguồn: https://nhandan.vn/don-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-bun-van-cu-post860683.html

Cùng chủ đề

Trả lại hành khách túi xách chứa nhiều USD và giấy tờ quan trọng bỏ quên trên tàu

Tiếp viên đường sắt đã nhặt được túi của hành khách chứa hơn 37 triệu đồng, 1.304 USD cùng nhiều giấy tờ quan trọng.  Sự việc xảy ra trên tàu SE30 xuất phát ga Sài Gòn lúc 17h50 ngày 21/2. Tàu chạy đến ga Giã lúc 4h25 ngày 22/2 thì tiếp viên phụ trách toa số 2 Vũ Hương Giang trong lúc dọn giường đã phát hiện 1 túi xách màu đen tại giường số 7. Tiếp viên đã báo...

Tăng trưởng cao liên tục mới vượt qua bẫy thu nhập trung bình

Nhiều địa phương đã cùng hiến kế, góp vốn và đưa ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư và thu hút dòng vốn tư nhân nhằm khơi thông các động lực tăng trưởng. Đẩy mạnh...

Sành điệu dễ dàng với trang phục đồng bộ

Trang phục đồng bộ đa dạng về phong cách, từ set suit thanh lịch, bộ đồ thể thao...

1.000 giường bệnh lấp đầy

NDO - Trước những yêu cầu của Chính phủ về tiến độ, tránh lãng phí nguồn lực để sớm đưa vào sử dụng, PGS,TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị đã sẵn sàng tiếp nhận đưa vào sử dụng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai. 1.000 giường bệnh lấp đầy từ 3-6 tháng Trong buổi làm việc về cơ chế và giải pháp tháo gỡ khó...

Thủ tướng New Zealand: Việt Nam là ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần thứ hai từ ngày 25 đến 28/2. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Christopher Luxon đến Việt Nam kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 11/2023. Chính sách đối ngoại của New Zealand dưới...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

1.000 giường bệnh lấp đầy

NDO - Trước những yêu cầu của Chính phủ về tiến độ, tránh lãng phí nguồn lực để sớm đưa vào sử dụng, PGS,TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị đã sẵn sàng tiếp nhận đưa vào sử dụng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai. 1.000 giường bệnh lấp đầy từ 3-6 tháng Trong buổi làm việc về cơ chế và giải pháp tháo gỡ khó...

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập

NDO - Sáng ngày 21/2, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã chủ trì “Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong xu hướng hội nhập” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì tổ chức cùng chuỗi sự kiện Hội nghị Tiểu ban Khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APRC) của IOSCO. Hội nghị còn có sự tham dự của ông Rodrigo Buenaventura - Tổng thư ký Tổ...

Bến Tre đặt mục tiêu đón 2,82 triệu lượt khách du lịch

NDO - Sáng 21/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre tổ chức họp mặt doanh nghiệp Du lịch tỉnh Bến Tre đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025 và biểu dương 20 doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp cho hoạt động du lịch năm 2024. Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre thông tin, năm 2024 tỉnh đón trên 2,5 triệu lượt khách du lịch, tăng...

SHB cho vay ưu đãi giới trẻ mua nhà với lãi suất chỉ từ 3,99%/năm

Bám sát chỉ đạo, định hướng của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ có thể mua được nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) ngay lập tức đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm nhằm giúp khách hàng sớm chạm tay vào giấc mơ “an cư, lạc nghiệp”. Từ nay đến ngày 31/12/2025, SHB triển khai gói vay...

Thái Bình gắn biển công trình chào mừng 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

NDO - Nhà Khám bệnh và điều trị thuộc Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng và Tòa nhà Bệnh viện Đa khoa thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) là những công trình tiêu biểu được Sở Y tế tỉnh Thái Bình tổ chức gắn biển chào mừng 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam. Dự án đầu tư xây công trình Nhà khám bệnh và điều trị Bệnh viện đa khoa Đông Hưng được Hội...

Bài đọc nhiều

Nóng hầm hập với điểm check-in dốc Con Rồng mới nổi ở Vũng Tàu

(NLĐO)- Ngay tại trung tâm du lịch sầm uất nhất của TP Vũng Tàu, một con dốc có từ lâu bỗng nhiên sốt rần rần trên mạng xã hội. ...

Gìn giữ nét đẹp hội làng

Mỗi độ Xuân về khắp các làng quê lại mở hội làng. Đây là hoạt động mang đậm nét văn hóa lâu đời, gắn kết cộng đồng, tăng tính đoàn kết, cũng là dịp để những di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc được các cộng đồng thực hành, trình diễn... Tuy nhiên, qua thời gian, hội làng hôm nay đã có nhiều thay đổi, tại một số hội làng ít nhiều bị biến tướng, thương mại hóa... ...

Lạc lối về với hoa mận trắng muốt trên cao nguyên Bắc Hà

(Tổ Quốc) - Lập xuân, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) lại bừng lên sắc trắng tinh khôi của hoa mận. Khắp các triền đồi, thung lũng, những cành mận khẳng khiu bỗng chốc phủ kín hoa, tạo nên khung cảnh thơ mộng như tranh vẽ. ...

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa

Đối với Khánh Hòa, tài nguyên biển, đảo và nền văn hóa biển, đảo được tích lũy lâu đời đã trở thành “chìa khóa” để khai mở, tạo dựng vị thế là một trong những trung tâm du lịch biển, đảo của cả nước.Khánh Hòa: Hành trình tạo dựng sản phẩm du lịch đặc sắcKhánh Hòa: Giữ gìn và tôn tạo “màu xanh” cho du lịch Nha TrangKhánh Hòa: Nhóm bạn trẻ phát triển du lịch sinh thái, quảng...

Cùng chuyên mục

Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm

(Tổ Quốc) - Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo Cù Lao Chàm, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào công tác bảo...

Sống chậm ở Bảo Lộc

Nhiều du khách vẫn nghĩ thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là nơi dừng chân hơn là một điểm đến. Nhưng tới đây, du khách sẽ bất ngờ bởi những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, Bảo Lộc còn được dân phượt mệnh danh là nơi săn mây đẹp quanh năm. ...

Du lịch – “điểm sáng” trong phát triển kinh tế, xã hội của Bến Tre

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre tin tưởng năm nay, ngành du lịch tỉnh sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, biến thách thức thành thời cơ, là “điểm sáng” trong phát triển kinh tế-xã hội.Chuyên gia Thái Lan hỗ trợ Bến Tre phát triển du lịch cộng đồng bền vữngBến Tre đón trên 1,9 triệu lượt du khách trong 9 tháng năm 2024Du lịch Bến Tre: Nhiều tín hiệu tích cực...

Bến Tre đặt mục tiêu đón 2,82 triệu lượt khách du lịch

NDO - Sáng 21/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre tổ chức họp mặt doanh nghiệp Du lịch tỉnh Bến Tre đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025 và biểu dương 20 doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp cho hoạt động du lịch năm 2024. Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre thông tin, năm 2024 tỉnh đón trên 2,5 triệu lượt khách du lịch, tăng...

Kích cầu du lịch tỉnh Đắk Lắk

(Tổ Quốc) - Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025). ...

Mới nhất

Lý do Bộ Y tế đề xuất không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(NLĐO) - Bộ Y tế đề xuất bãi bỏ các quy định về xử lý vi phạm chính sách dân số không còn phù hợp, trong đó...

Học sinh Phú Yên thích thú trải nghiệm ngành học tại ngày hội tư vấn tuyển sinh

Tại Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 do báo Tuổi Trẻ tổ chức ở Phú Yên, gian tư vấn của các trường thu hút đông học sinh đến nghe trực tiếp về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm... ...

Bộ Quốc phòng trả lời việc chậm cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân của quân nhân tại ngũ

Nhiều gia đình có con đang tại ngũ được Bộ Quốc phòng cấp thẻ bảo hiểm y tế còn chậm, thường sau khoảng 3 đến 4 tháng mới có thẻ, ảnh hưởng đến việc khám sức khỏe. Bộ Quốc phòng đã có trả lời về vấn đề...

Nhân loại vừa ‘đào trúng’ kho báu gồm 300 hố đen hiếm nhất vũ trụ?

Các nhà thiên văn học đã sử dụng Thiết bị Quang phổ Năng lượng Tối (DESI) để phát hiện một kho báu gồm...

Một xã xa xôi nông thôn mới Bình Phước, đầu tư 200 tỷ xây công trình gì mà xã đẹp hẳn lên?

Đắk Nhau là xã vùng sâu, xa, nhận được sự quan tâm đặc biệt của huyện Bù Đăng (Bình Phước) khi đầu tư kinh phí hơn 200 tỷ đồng xây dựng...

Mới nhất