Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếKhông cắt ngắn móng tay khi tiếp xúc thực phẩm chín bị...

Không cắt ngắn móng tay khi tiếp xúc thực phẩm chín bị phạt đến 3 triệu đồng

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, sau tết, dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo ATTP.

Cục đề nghị các tỉnh thành tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt với các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội.

Theo Cục ATTP, các cơ sở hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định ATTP, bị phạt hành chính với mức tiền cao hơn từ 1 – 2 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.

Không cắt ngắn móng tay khi tiếp xúc thực phẩm chín bị phạt đến 3 triệu đồng - Ảnh 1.

Cần cắt ngắn móng tay và dùng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín, thực phẩm ăn ngay

Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với mỗi hành vi sau: bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh; không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; người trực tiếp chế biến thức ăn không đội mũ, đeo khẩu trang, không cắt ngắn móng tay, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay. Mức phạt này tăng gấp 2 lần đối với tổ chức vi phạm.

Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với mỗi hành vi sau: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn; thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh, gây ô nhiễm đối với thực phẩm; cống rãnh thoát nước thải khu vực cửa hàng, nhà bếp bị ứ đọng, không được che kín; không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay; không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh. Đối với tổ chức vi phạm, mức phạt tiền tăng gấp 2 lần.

Người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn kiến thức ATTP và được chủ cơ sở xác nhận không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp… Nguyên liệu chế biến thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Từ ngày 18.2, Cục ATTP triển khai tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Y tế: https://dichvucong.moh.gov.vn, đối với 5 nhóm thủ tục hành chính: đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; đăng ký bản công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm có công dụng mới; đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, GMP; cấp giấy chứng nhận HC, CFS.

Các cá nhân, tổ chức cần truy cập đường dẫn nói trên để đăng ký và nộp hồ sơ. Mọi thắc mắc trong quá trình sử dụng dịch vụ công trực tuyến, cá nhân, tổ chức vui lòng liên hệ số điện thoại hỗ trợ chung: 024.62732173; email: [email protected].

Nam Sơn




Nguồn: https://thanhnien.vn/khong-cat-ngan-mong-tay-khi-tiep-xuc-thuc-pham-chin-bi-phat-den-3-trieu-dong-185250219165811378.htm

Cùng chủ đề

Sức khỏe Giáo hoàng Francis diễn biến phức tạp vì viêm phổi kép

Giáo hoàng Francis vào cuối tuần trước nhập viện vì nhiễm trùng đường hô hấp. Ông vẫn ở bệnh viện cho đến nay do bệnh tình diễn biến phức tạp. Ngày 18-2, tòa thánh cho biết Giáo hoàng Francis đang bị viêm cả hai...

Nhập viện vì tự dùng Tamiflu điều trị cúm

Sau khi tự dùng thuốc Tamiflu điều trị cúm, nữ bệnh nhân 30 tuổi phải vào điều trị tại Bệnh viện E (Hà Nội) do bệnh tăng nặng. ...

Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược

Việt Nam đặt mục tiêu nâng dần tỷ lệ sản xuất và sử dụng nguyên liệu làm thuốc trong nước và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025 phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc phát triển camera do thám mạnh nhất thế giới?

Hệ thống dựa trên laser do một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát triển có khả năng cho phép nước này giám sát các vệ tinh quân sự nước ngoài với độ chính xác vô song, theo South China Morning Post. ...

Mang màu xanh đến văn phòng, tiếp thêm năng lượng làm việc

Mang màu xanh đến văn phòng không chỉ là một xu hướng thời trang mà còn là cách...

Ngày mai, Tư vấn mùa thi tại Đà Nẵng với thông tin mới về thi tốt nghiệp

Ngày mai (23.2), Báo Thanh Niên chính thức tổ chức chương trình Tư vấn mùa thi 2025 tại TP.Đà Nẵng. Chương trình kéo dài cả ngày tại Trường THPT Phan Châu Trinh, với hơn 30 trường ĐH, CĐ và cơ sở giáo dục...

Bài đọc nhiều

Thuốc Tamiflu điều trị cúm, dùng sao cho đúng?

Dùng Tamiflu cần đúng thời điểm, đúng đối tượngHiện số ca mắc cúm vẫn...

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Ghi nhật ký ăn uống có giúp giảm cân?

Đang lan truyền rất nhiều cách ăn hay trào lưu ăn để giảm cân. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chỉ có một công thức chung đó là cân bằng năng lượng đầu vào và đầu ra, cùng với kết hợp lối sống lành mạnh. ...

Ăn phần nào của thịt gà là tốt nhất cho sức khỏe?

Theo Yahoo Life, thịt gà là một trong những 'ngôi sao' trên bàn ăn nhờ giá cả phải chăng, sự đa dạng trong cách chế biến và giá trị dinh dưỡng lành mạnh hơn so với các loại thịt khác. Thịt gà là nguồn...

Ăn sáng và tối sớm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Một nghiên cứu đăng trên trang Nature Communications chỉ ra rằng thời gian dùng bữa có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim. Thời gian ăn uống nào tối ưu cho sức khỏe tim mạch?Không có một quy tắc cố định cho...

Cùng chuyên mục

Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm

Thời tiết mùa Đông-Xuân nồm ở Việt Nam đang trở thành yếu tố đáng lo ngại đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với sự bùng phát của các bệnh lý hô hấp, trong đó cúm là mối đe dọa tiềm tàng trong thời gian này. Thời tiết mùa Đông-Xuân nồm ở Việt Nam đang trở thành yếu tố đáng lo ngại đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với sự bùng phát của...

Người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An bị vắt dài 8cm sống trong mũi, thừa nhận một việc rất nhiều đàn ông hay...

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương (Nghệ An) vừa gắp thành công con vắt dài 8cm ra khỏi mũi một bệnh nhân nam 37 tuổi. ...

Hơn 2.000 người đi bộ hướng về bệnh nhân nghèo

Sáng 22-2, hơn 2.000 người đã đi bộ đồng hành cùng ngành y tế TP Cần Thơ với thông điệp 'Ngành y tế Cần Thơ - 70 năm làm theo lời Bác' và 'Đi bộ hướng về bệnh nhân nghèo'. Hơn 2.000 người tham...

Táo đỏ – vị thần dược đối với sức khỏe, nhưng ăn theo cách này lại gây phản ứng ngược

GĐXH - Theo nghiên cứu, táo đỏ chứa nhiều dưỡng chất, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, ăn không đúng cách có thể gây tác dụng ngược. ...

Ổi rẻ tiền và được xem là ‘siêu trái cây’, vì sao?

Ổi là loại trái cây vô cùng quen thuộc với người Việt, không chỉ nổi tiếng bởi hương vị dễ ăn và mùi thơm độc đáo, ổi còn được xem là 'siêu trái cây' bởi hàm lượng dinh dưỡng, nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe. ...

Mới nhất

Người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An bị vắt dài 8cm sống trong mũi, thừa nhận một việc rất nhiều đàn ông hay...

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương (Nghệ An) vừa gắp thành công con vắt dài 8cm ra khỏi mũi một bệnh nhân nam 37 tuổi. ...

Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21/2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Đặc sản tên lạ ở Lạng Sơn được ví như thần dược, chỉ xuất hiện dịp đầu năm

Không chỉ được xem như đặc sản giải nhiệt, giải ngấy sau Tết, rau sau sau còn được người dân Lạng Sơn ưa chuộng bởi giá thành bình dân và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Lá sau sau non là loại rau rừng quen thuộc xuất hiện nhiều ở một số tỉnh miền Bắc như...

Bắt khẩn cấp tài xế xe khách

(NLĐO) - Liên quan vụ tai nạn thảm khốc giữa xe đầu kéo và xe khách khiến nhiều người thương vong, cơ quan công an đã bắt...

Những quy định dạy thêm, học thêm tại TP Thủ Đức mà giáo viên cần biết

(NLĐO)- TP Thủ Đức giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức, rà soát, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn ...

Mới nhất