Trang chủDi sảnLan tỏa di sản văn hóa Cố đô Huế

Lan tỏa di sản văn hóa Cố đô Huế


VHO – Chương trình Giáo dục Di sản tại Huế đã được ngành giáo dục và các đơn vị liên quan triển khai rộng rãi ở các cấp học. Trong suốt hai năm qua, hơn 57.400 lượt học sinh và giáo viên đã tham gia vào các hoạt động giáo dục di sản tại các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

 Lan tỏa di sản văn hóa Cố đô Huế - ảnh 1
Học sinh tham quan, tìm hiểu tại di tích điện Kiến Trung, Đại Nội Huế

 Đa dạng các chương trình giáo dục di sản

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chủ động phối hợp cùng các đơn vị xây dựng kế hoạch và nội dung chương trình giáo dục di sản tại Huế một cách khoa học và phù hợp với từng độ tuổi, cấp học.

Chương trình đã tổ chức nhiều hoạt động với các chủ đề khác nhau, cụ thể như: “Em và Hoàng cung” dành cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi; 8 chương trình dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, bao gồm các hoạt động như: Khám phá và trải nghiệm Di sản Hoàng cung Huế; tham quan Hoàng cung, trải nghiệm và tìm hiểu Ca Huế; “Âm sắc Hoàng cung” – tìm hiểu nghệ thuật diễn xướng Cung đình Huế; tham quan và khám phá vườn Ngự uyển trong Hoàng cung; trải nghiệm giáo dục di sản tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; tham quan, trải nghiệm tại cung An Định; khám phá di tích lầu Tàng Thơ; tìm hiểu và trải nghiệm các lăng vua triều Nguyễn.

Chương trình giáo dục di sản được thiết kế bao gồm cả lý thuyết và thực hành, nhằm cung cấp thông tin, trang bị cho học sinh những kiến thức sâu rộng về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cũng như quá trình bảo tồn và gìn giữ các di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể).

Trong phần thực hành, học sinh có cơ hội tham gia vào các hoạt động như trò chơi cung đình, xem biểu diễn Nhã nhạc, múa cung đình, Ca Huế, lễ đổi gác và tương tác trực tiếp với các nghệ nhân, nghệ sĩ, hướng dẫn viên. Đặc biệt, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã xây dựng ngân hàng “Hỏi đáp di sản” (gồm 450 câu) cùng các công cụ hỗ trợ giảng dạy sáng tạo, phù hợp, giúp học sinh dễ tiếp thu thông tin và hứng thú khám phá di sản.

Bà Dương Nữ Hoài Hương, cán bộ trực tiếp triển khai các chương trình giáo dục di sản tại Huế chia sẻ: Chúng tôi xây dựng lịch trình và số lượng học sinh tham gia mỗi lớp một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng giáo dục. Phương pháp giảng dạy trực quan, gợi mở và tích hợp, kết hợp ứng dụng công nghệ đã giúp truyền tải những thông tin cần thiết đến các em. Qua đó, học sinh không chỉ nắm bắt được lịch sử văn hóa của di sản Huế mà còn phát triển tình yêu và niềm đam mê tìm tòi, nghiên cứu.

“Bên cạnh các chương trình cố định đã được Trung tâm xây dựng, chúng tôi còn phối hợp với bà Andrea Teufel, chuyên gia bảo tồn di sản văn hóa Đức, tổ chức 6 chương trình giáo dục di sản với các chủ đề đa dạng dành cho học sinh tiểu học, trung học và sinh viên đại học.

Các hoạt động nổi bật có thể kể đến: Tô màu di sản, trò chơi trí nhớ Nghệ thuật Huế, giới thiệu về công tác bảo tồn và trùng tu các công trình tại di tích điện Phụng Tiên, chia sẻ về Fresco – kỹ thuật vẽ truyền thống cho tranh tường và trang trí công trình, đặc biệt là dành cho sinh viên chuyên ngành kiến trúc và nghệ thuật, cùng với các hoạt động sáng tạo 3D…”, bà Hoài Hương cho biết.

Hướng đến “Thành phố giáo dục” gắn với “Thành phố di sản”

Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hiện nay, Trung tâm đang thí điểm chương trình Giáo dục di sản cho 163 trường học trên địa bàn TP Huế cũ (nay thuộc hai quận Thuận Hóa và Phú Xuân), với tổng số khoảng 90.000 học sinh tham gia.

Số lượng trường học đăng ký mỗi năm khá lớn, khiến Trung tâm đã phải bố trí tối đa nguồn lực, nhưng vẫn không thể đáp ứng hết nhu cầu trong thời gian chính khóa của năm học. Ngoài ra, thời tiết bất lợi vào mùa mưa kéo dài tại Huế cũng ảnh hưởng đến công tác tổ chức chương trình.

“Mặc dù chúng tôi đã đầu tư rất nhiều cho công tác giáo dục di sản, nhưng vẫn gặp phải một số khó khăn về nhân sự và tài chính. Vì vậy, để các chương trình ngày càng chất lượng, có chiều sâu, đáp ứng tốt yêu cầu của ngành giáo dục và mong muốn của phụ huynh, học sinh, rất cần sự chung tay, huy động nguồn lực từ nhiều đơn vị”, đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chia sẻ.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Huế, cho biết: “Kể từ năm 2013, khi Bộ VHTTDL và Bộ GD&ĐT có văn bản hướng dẫn tổ chức giáo dục di sản văn hóa trong trường học, nhiều hoạt động đa dạng đã được triển khai tại Huế. Đặc biệt, từ năm 2019, Sở GD&ĐT đã ký kết biên bản ghi nhớ với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về việc triển khai chương trình giáo dục di sản văn hóa Huế trong trường học. Chính sự phối hợp này đã giúp công tác giáo dục di sản văn hóa được đẩy mạnh và thực hiện bài bản, mang lại những kết quả tích cực”.

“Huế sở hữu hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO vinh danh, cùng với nhiều di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh tiêu biểu. Đặc biệt, 100% học sinh trên địa bàn được miễn phí vé tham quan khi tham gia Chương trình giáo dục di sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và lan tỏa chương trình. Giáo dục di sản văn hóa không chỉ giúp học sinh hình thành và nâng cao ý thức bảo vệ di sản, mà còn khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, giúp các em có định hướng nghề nghiệp và phát triển toàn diện. Đồng thời, chương trình cũng góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, hạnh phúc”, ông Nguyễn Tân nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, ngành giáo dục cũng phối hợp với Sở VHTTDL cùng các đơn vị tổ chức nhiều chương trình giáo dục di sản văn hóa gắn với các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu khác, như: Hệ thống di tích quốc gia đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế, Nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Làng cổ Phước Tích…

“Trước mỗi năm học, các trường chủ động xây dựng kế hoạch tham gia Chương trình và đăng ký với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để triển khai hợp lý, thuận lợi. Tuy nhiên, một số trường ở vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn về kinh phí và phương tiện đi lại, do đó, chương trình linh động tổ chức dưới các hình thức khác. Trung tâm cũng đã cử nghệ nhân và hướng dẫn viên về trực tiếp hỗ trợ ngay tại trường học”, ông Nguyễn Tân cho biết.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT thành phố Huế cũng chia sẻ rằng, ngành đang hướng đến việc xây dựng mô hình “Thành phố giáo dục” gắn liền với “Thành phố di sản”. Mục tiêu là kết hợp bảo tồn di sản văn hóa và phát triển giáo dục, tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện, hạnh phúc, đồng thời gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc cũng như của địa phương. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/lan-toa-di-san-van-hoa-co-do-hue-120892.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy giá trị tài sản vô giá

VHO - Ngày 15.2.2025 (18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội), huyện Đan Phượng trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng. Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng và Lễ hội truyền thống đình Đại Phùng được tổ chức trang trọng,...

Cụm di tích Từ Lương Xâm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Tối 12.2 UBND TP Hải Phòng, UBND quận Hải An đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt với cụm di tích Từ Lương Xâm – căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025.  Đến dự lễ đón nhận có các Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành; Thứ trưởng Bộ VHTTDL...

Cần nhanh chóng có phương án xử lý

VHO - Liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP Bắc Giang) vào rạng sáng ngày 10.2, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) đã nhanh chóng đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang chỉ đạo cơ quan chức năng đánh giá mức độ thiệt hại, đề xuất phương án xử lý. Sáng 11.2, Sở VHTTDL Bắc Giang đã có công văn báo cáo Cục, đề xuất giải pháp...

Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy kịp thời tại di tích

VHO - Một ngày sau vụ cháy nghiêm trọng ở di tích quốc gia Chùa Làng Vẽ, ngày 11.2.2025, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang tiếp tục ban hành công văn số 244/SVHTTDL - QLDSVH gửi Bảo tàng tỉnh, Phòng VHTT, Trung tâm VHTTTT các huyện, thị xã, thành phố, nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tại bảo tàng, nhà trưng bày, nhà truyền thống và các di...

Hàng ngàn du khách đổ về Thành Nam dự đêm khai ấn

VHO - Đêm 11.2 (tức 14 tháng Giêng Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (TP. Nam Định) , Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã diễn ra trang trọng, thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương. Cùng với việc tổ chức đa dạng các hoạt động văn hoá văn nghệ, công tác quản lý và tổ chức có nhiều thay đổi,...

Bài đọc nhiều

Cần nhanh chóng có phương án xử lý

VHO - Liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP Bắc Giang) vào rạng sáng ngày 10.2, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) đã nhanh chóng đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang chỉ đạo cơ quan chức năng đánh giá mức độ thiệt hại, đề xuất phương án xử lý. Sáng 11.2, Sở VHTTDL Bắc Giang đã có công văn báo cáo Cục, đề xuất giải pháp...

Phát huy giá trị tài sản vô giá

VHO - Ngày 15.2.2025 (18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội), huyện Đan Phượng trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng. Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng và Lễ hội truyền thống đình Đại Phùng được tổ chức trang trọng,...

Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy kịp thời tại di tích

VHO - Một ngày sau vụ cháy nghiêm trọng ở di tích quốc gia Chùa Làng Vẽ, ngày 11.2.2025, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang tiếp tục ban hành công văn số 244/SVHTTDL - QLDSVH gửi Bảo tàng tỉnh, Phòng VHTT, Trung tâm VHTTTT các huyện, thị xã, thành phố, nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tại bảo tàng, nhà trưng bày, nhà truyền thống và các di...

Cụm di tích Từ Lương Xâm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Tối 12.2 UBND TP Hải Phòng, UBND quận Hải An đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt với cụm di tích Từ Lương Xâm – căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025.  Đến dự lễ đón nhận có các Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành; Thứ trưởng Bộ VHTTDL...

Thánh địa Mỹ Sơn – một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam

Thánh địa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam.   Kỳ quan nhân loại Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song...

Cùng chuyên mục

Phát huy giá trị tài sản vô giá

VHO - Ngày 15.2.2025 (18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội), huyện Đan Phượng trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng. Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng và Lễ hội truyền thống đình Đại Phùng được tổ chức trang trọng,...

Cụm di tích Từ Lương Xâm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Tối 12.2 UBND TP Hải Phòng, UBND quận Hải An đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt với cụm di tích Từ Lương Xâm – căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025.  Đến dự lễ đón nhận có các Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành; Thứ trưởng Bộ VHTTDL...

Cần nhanh chóng có phương án xử lý

VHO - Liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP Bắc Giang) vào rạng sáng ngày 10.2, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) đã nhanh chóng đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang chỉ đạo cơ quan chức năng đánh giá mức độ thiệt hại, đề xuất phương án xử lý. Sáng 11.2, Sở VHTTDL Bắc Giang đã có công văn báo cáo Cục, đề xuất giải pháp...

Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy kịp thời tại di tích

VHO - Một ngày sau vụ cháy nghiêm trọng ở di tích quốc gia Chùa Làng Vẽ, ngày 11.2.2025, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang tiếp tục ban hành công văn số 244/SVHTTDL - QLDSVH gửi Bảo tàng tỉnh, Phòng VHTT, Trung tâm VHTTTT các huyện, thị xã, thành phố, nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tại bảo tàng, nhà trưng bày, nhà truyền thống và các di...

Hàng ngàn du khách đổ về Thành Nam dự đêm khai ấn

VHO - Đêm 11.2 (tức 14 tháng Giêng Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (TP. Nam Định) , Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã diễn ra trang trọng, thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương. Cùng với việc tổ chức đa dạng các hoạt động văn hoá văn nghệ, công tác quản lý và tổ chức có nhiều thay đổi,...

Mới nhất

Một trường công lập có sân thể thao đa năng theo chuẩn quốc tế

Ngày 22.2, hội thao truyền thống cụm 3 năm 2025 của ngành GD-ĐT TP.HCM đã diễn ra tại Trường Trung học Thực hành...

Triển lãm gần 200 sản phẩm khoa học, công nghệ

NDO - Ngày 22/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Nhà điều hành của đơn vị này, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Triển lãm thu hút gần 200 sản phẩm khoa học, công nghệ tiêu...

Lưu ý đặc biệt với xe đi cao tốc Nội Bài

TPO - Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ tổ chức thi công loạt gói thầu sửa chữa hư hỏng mặt đường, hệ thống an toàn giao thông một số đoạn thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ cuối tháng 2, do đó có thể dẫn đến ùn...

Ông Trump siết đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ

Động thái của ông Trump diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại và cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. ...

Giảm phụ thuộc Trung Quốc, Apple sản xuất iPhone 16e tại Ấn Độ

Việc quyết định chọn Ấn Độ là nơi sản xuất iPhone 16e khiến Apple đối mặt với rủi ro với mức thuế cao của Mỹ và tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề.

Mới nhất