Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy thêm ngoài nhà trường: Chất lượng ai kiểm định?

Dạy thêm ngoài nhà trường: Chất lượng ai kiểm định?


Trong bối cảnh học thêm vẫn đang là nhu cầu đối với nhiều học sinh cuối cấp thì việc siết dạy thêm chỗ này cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng phình ra ở chỗ khác. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, các địa phương cần tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng các trung tâm dạy thêm ngoài nhà trường nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học.

Phụ huynh loay hoay tìm chỗ học thêm cho con cuối cấp

Mặc dù Thông tư số 29 của Bộ GD&ĐT quy định nhà trường được tổ chức dạy thêm nhưng không thu tiền đối với 3 đối tượng học sinh, trong đó có học sinh cuối cấp. Tuy vậy, nhiều phụ huynh có con đang học lớp 9, chuẩn bị thi vào lớp 10 tại Hà Nội vẫn cảm thấy lo lắng việc không thu tiền ôn tập đối với học sinh cuối cấp và hạn chế thời lượng không quá 2 tiết/tuần như trong quy định sẽ ảnh hưởng đến động lực của giáo viên và chất lượng giảng dạy tại các nhà trường. Do đó, nhiều phụ huynh vẫn có nhu cầu tìm chỗ học thêm để con có thời gian, cơ hội củng cố và mở rộng kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu của kỳ thi có tính cạnh tranh cao như thi vào lớp 10. Tại nhiều diễn đàn dành cho phụ huynh có con đang học phổ thông, việc tìm các trung tâm dạy thêm, luyện thi uy tín đã trở thành một trong những chủ đề nóng.

Dạy thêm ngoài nhà trường: Chất lượng ai kiểm định? -0
Cần tăng cường kiểm soát chất lượng khi các trung tâm dạy thêm “nở rộ”. Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Lê Phương, phụ huynh có con đang học lớp 9, chuẩn bị thi vào lớp 10 tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết: “Chỉ còn vài tháng nữa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, được ví như khó hơn cả thi đại học sẽ diễn ra. Các con đang học thêm tại trường để ôn thi giờ tự dưng bị dừng, tôi lo con mình không đỗ được vào lớp 10 công lập với khối lượng kiến thức nhiều như vậy mà không học thêm. Theo chị Phương, việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức là nhu cầu lớn đối với học sinh cuối cấp, khi các con phải bước vào những kỳ thi tuyển sinh quan trọng. Do đó, nếu không được học thêm ở trường thì chắc chắn học sinh sẽ phải tìm đến các trung tâm. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng và mức học phí tại các trung tâm cũng là điều khó khăn đối với nhiều phụ huynh. Trong khi đó, nếu được học các thầy cô ở trường, phụ huynh sẽ yên tâm hơn vì thầy cô sẽ hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu trong việc tiếp thu kiến thức và khả năng học tập của học sinh, đồng thời phụ huynh cũng tiết kiệm được chi phí do tận dụng được cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.

Không chỉ phụ huynh cuối cấp, một số phụ huynh có con học lớp 6, 7, 8 cũng có nhu cầu cho con học thêm Tiếng Anh và các lớp kỹ năng vào các buổi chiều trong tuần khi nhiều trường dừng dạy thêm các môn văn hóa và không tổ chức bán trú. Tuy vậy, theo nhiều phụ huynh, trên mạng hiện nay có rất nhiều trung tâm quảng cáo các khóa học về kỹ năng sống, kỹ năng lập trình và hàng loạt các CLB thể thao, mỹ thuật, nghệ thuật với mức học phí khác nhau song chất lượng thực tế như thế nào, nên chọn trung tâm nào để con theo học là điều không dễ đối với nhiều cha mẹ học sinh.

Tránh tình trạng cấp phép ồ ạt, không kiểm soát được chất lượng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay điều mà nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội hết sức quan tâm là những vướng mắc phát sinh trong thực tế triển khai Thông tư 29. Trong đó, băn khoăn lớn nhất là cùng với việc “nở rộ” các trung tâm dạy thêm khi mà tại rất nhiều tỉnh, thành phố lớn, lượng hồ sơ đăng ký kinh doanh liên quan đến lĩnh vực giáo dục đều tăng mạnh thì liệu một mặt bằng học phí mới có được thiết lập và gánh nặng tài chính này sẽ đổ hết lên vai phụ huynh học sinh? Ngoài ra, việc đánh giá, kiểm soát chất lượng đội ngũ giáo viên, từ trình độ chuyên môn, bằng cấp, năng lực sư phạm và nội dung các chương trình học tại trung tâm sẽ thế nào? Phụ huynh học sinh có thể dựa vào những căn cứ nào để biết đâu là chương trình phù hợp, đảm bảo chất lượng? Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc quản lý dạy thêm trong nhà trường, các tỉnh, thành phố cũng cần có kế hoạch nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát các trung tâm dạy thêm, tránh tình trạng cấp phép ồ ạt mà không kiểm soát được chất lượng, đồng thời cũng phải đảm bảo quyền lợi của giáo viên khi đăng ký dạy thêm.

Chia sẻ với PV Báo CAND về vấn đề này, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Để quản lý tốt việc dạy thêm ngoài nhà trường, có một số vấn đề cần làm rõ. Thứ  nhất, ai là người được phép và đủ điều kiện được dạy thêm tại các trung tâm? Thứ hai, chương trình như thế nào được xem là phù hợp, đạt chuẩn để dạy, các chương trình có nội dung trùng với mục tiêu chương trình GDPT mới có được dạy thêm hay không? Thứ ba, việc quảng cáo, quảng bá chương trình, khóa học như thế nào là phù hợp và như thế nào là không phù hợp? Ai sẽ quản lý được việc này nhằm tránh tình trạng quảng cáo thổi phồng lên như quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay?

Từ những phân tích trên, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc kiểm tra, đăng ký đối với các trung tâm dạy thêm phải minh bạch. Và để làm được điều này, cần sử dụng công nghệ, số hóa để cơ quan chức năng có thể quản lý được. Ví dụ, chúng ta cần nghĩ đến một cơ chế để quản lý việc học thêm và dạy thêm trên nền tảng trực tuyến thống nhất toàn quốc và theo từng địa phương. Bất cứ một chương trình dạy thêm nào đều phải đăng ký trên hệ thống này, trong đó nêu rõ đề cương chi tiết học phần, các chuẩn đầu ra để đảm bảo không trùng với chương trình chính khóa, không trùng lắp về yêu cầu cần đạt đã được thỏa mãn trong chương trình GDPT. Hệ thống cũng thể hiện rõ lịch sử, kinh nghiệm của giáo viên giảng dạy, kinh nghiệm, bằng cấp chứng chỉ như thế nào; khóa học có đối tượng nào đăng ký, chi phí như thế nào, kết quả đạt được như thế nào sau khi học… Nếu không làm được điều này sẽ rất khó kiểm soát chất lượng. Hệ quả là gánh nặng tài chính của các gia đình không được giải quyết khi phải chi tiền nhiều hơn nhưng không đạt được kỳ vọng, học sinh vẫn thụ động. Ngoài ra, việc quản lý dạy thêm cũng cần hướng tới việc làm thế nào để bảo vệ được quyền lợi cho nhà giáo tham gia dạy thêm tại các trung tâm với điều kiện chương trình do thầy cô thiết kế phù hợp với yêu cầu, tập trung vào các năng lực chưa được thể hiện đầy đủ ở chương trình GDPT mới. Còn với các đối tượng khác như giáo viên tự do thì phải quản lý bằng các chứng chỉ cần có theo đúng quy định.

PGS.TS Trần Thành Nam cũng cho biết, cũng cần hướng tới việc quy định rõ hơn các trung tâm chỉ được dạy thêm cái gì bởi hiện nay Thông tư 29 đã quy định rõ, việc bồi dưỡng kiến thức cho các đối tượng học sinh không đạt chuẩn hay học sinh tài năng đều thuộc trách nhiệm của giáo viên và nhà trường. Cùng với đó, quy hoạch các nội dung nào, chương trình, môn học nào cần thiết mà các trung tâm cần khai thác để tránh trùng lấn, lãng phí. Chẳng hạn như các trung tâm có thể tập trung vào giảng dạy các kỹ năng của công dân ở thế kỷ 21 như thiết kế tư duy, tư duy tài chính, giải quyết vấn đề sáng tạo, ứng phó với bạo lực học đường…



Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/day-them-ngoai-nha-truong-chat-luong-ai-kiem-dinh–i759490/

Cùng chủ đề

Bế mạc sự kiện môi trường tầm quốc gia tại Quảng Nam

(NLĐO) - Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia lần đầu được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa, lan tỏa thông điệp chung sống hài hòa với thiên nhiên. ...

Buổi chiều ở chợ Bến Thành trong mắt sinh viên truyền thông đa phương tiện

Chiều 21-2, 50 sinh viên khối ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Nguyễn Tất Thành thực hành tác nghiệp thực tế buổi đầu tiên tại chợ Bến Thành, TP.HCM. ...

Rùa biển thay đổi cách làm tổ để ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi rùa xanh và rùa đầu to làm tổ ở Cyprus đã phát hiện ra rằng chúng quay trở lại nơi làm tổ thường xuyên sớm hơn mỗi năm để tránh tình trạng cho nhiệt độ tăng cao. Đối với loài rùa biển, nhiệt độ quyết định giới tính sinh học của con non, với nhiều con cái được sinh ra hơn khi trời ấm hơn, cũng như ít con nở...

Chi gần 20 triệu USD mua tàu mới, vận tải Hải An đặt kế hoạch kỷ lục

Nếu đạt mục tiêu doanh thu hơn 4.200 tỉ đồng, năm 2025 sẽ đánh dấu mức doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hải An từ khi thành lập năm 2009. Hoạt động kinh doanh chính của Hải An là vận...

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập

NDO - Sáng ngày 21/2, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã chủ trì “Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong xu hướng hội nhập” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì tổ chức cùng chuỗi sự kiện Hội nghị Tiểu ban Khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APRC) của IOSCO. Hội nghị còn có sự tham dự của ông Rodrigo Buenaventura - Tổng thư ký Tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm

Theo quyết định, đoàn có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng. Thời hạn tổ chức kiểm tra từ ngày 20/2 đến 20/3. Thông tư số 29 về quản lý dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 14/2. Điểm đáng chú ý của Thông tư 29...

Cần bảo đảm an toàn và đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết

Chúng tôi nhận thấy, việc các em không được đến trường đang gây ra nhiều hệ luỵ như: các em không theo kịp chương trình học, đảo lộn việc sắp xếp giờ dạy học của nhà trường, do nghỉ học nhiều ngày nên một số em khi quay lại học sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp...

Hà Nội kích hoạt “Tháng tự học ngoại ngữ”, để nhân rộng trên toàn quốc

Lễ kích hoạt "Tháng tự học ngoại ngữ" năm 2025 là hoạt động quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại. Phong trào thiết thực này nhằm khuyến khích học sinh các trường phổ thông trên địa...

Điều chỉnh hợp đồng, sớm thi công đưa 2 bệnh viện nghìn tỷ vào hoạt động

Tối 19/2, Bộ Y tế thông tin về tiến độ thực hiện dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Phủ Lý, Hà Nam sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 34/NQ-CP. Theo Bộ Y tế, 2 dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và...

Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm hoàn toàn dạy thêm, học thêm, chỉ chấn chỉnh tiêu cực

Trước những quan điểm đối lập này, Bộ  Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, không cấm hoàn toàn dạy thêm, học thêm, mà nhằm quản lý chặt chẽ hơn để khắc phục những tiêu cực trước đây. Phụ huynh lo vì trường tạm dừng dạy thêm Ngày 30/12/2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành Thông tư...

Bài đọc nhiều

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Buổi chiều ở chợ Bến Thành trong mắt sinh viên truyền thông đa phương tiện

Chiều 21-2, 50 sinh viên khối ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Nguyễn Tất Thành thực hành tác nghiệp thực tế buổi đầu tiên tại chợ Bến Thành, TP.HCM. ...

Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên đại học chính quy

Năm nay, Học viện Cảnh sát nhân dân được Bộ Công an giao tuyển 530 sinh viên đại học chính quy và 150 sinh viên đào tạo học văn bằng 2 nghiệp vụ công an, từ nguồn các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trình độ đại học. ...

Gia đình thứ hai tại Việt Nam cho sinh viên Lào, Campuchia

Chiều 21/2, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân - kiều bào, chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại...

Trường phổ thông Năng khiếu công bố cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10

Chiều 21-2, Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã công bố cấu trúc đề thi và đề thi minh họa - kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026. Theo đó, cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10...

Trường đại học Ngoại thương sẽ có cơ sở mới ở Bắc Ninh

Theo nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, Trường đại học Ngoại thương cơ sở Bắc Ninh sẽ nằm ở thành phố Từ Sơn với quy hoạch khoảng 33,66 ha. Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký quyết...

Mới nhất

Petrovietnam đạt doanh thu khủng ngay tháng 1/2025

Bất chấp những biến động của giá dầu và thách thức từ thị trường, Petrovietnam vẫn duy trì hoạt động an toàn, ổn định, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong tháng 1/2025. Bất chấp những biến động của giá dầu và thách thức từ thị trường, Petrovietnam vẫn duy trì hoạt động an...

Đột biến giao dịch ở cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoán

Đã rất lâu rồi, nhà đầu tư mới thấy sắc tím hiện diện ở cổ phiếu REE của CTCP Cơ điện lạnh - một trong 2 doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đột biến giao dịch ở cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoánĐã rất lâu rồi, nhà đầu tư mới thấy...

Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên đại học chính quy

Năm nay, Học viện Cảnh sát nhân dân được Bộ Công an giao tuyển 530 sinh viên đại học chính quy và 150 sinh viên đào tạo học văn bằng 2 nghiệp vụ công an, từ nguồn các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trình độ...

Khai thác hiệu quả nguồn lực văn học tại địa phương

Những năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật tại các địa phương đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cộng đồng. ...

Mới nhất