Trang chủNewsThế giớiThuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Mấy ngày gần đây, thế giới rúng động với 3 sự kiện: cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, Hội nghị An ninh Munich và thỏa thuận đất hiếm. Thông tin khá dày, nhưng vẫn còn “điểm mờ”, mâu thuẫn, tuyên bố gây sốc, về mối quan hệ Mỹ, Nga, EU và Ukraine.

Thứ nhất, Tổng thống Donald Trump đang “quay xe”. Không rõ chi tiết Mỹ trao đổi gì với Nga trong cuộc điện đàm tận 90 phút, nhưng có thể suy đoán quan điểm cơ bản qua ý kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, tham vọng của Kiev gia nhập NATO và giành lại toàn bộ lãnh thổ trước năm 2014 là “không thực tế”. Qua danh tính các quan chức hàng đầu của đoàn đàm phán Mỹ với đại diện Nga, có thể thấy 2 nhà lãnh đạo còn trao đổi về quan hệ kinh tế song phương và những vấn đề quan trọng khác của khu vực, thế giới.

Có lý khi nói Tổng thống Donald Trump dứt khoát “quay xe” với người tiền nhiệm trong cách tiếp cận quan hệ song phương Mỹ-Nga, giải quyết xung đột ở Ukraine. Thực sự Mỹ toan tính gì?

Washington không muốn sa lầy trong một cuộc xung đột kéo dài, có nguy cơ đối đầu trực tiếp với Moscow; chi phí gánh vác tốn kém mà khả năng thắng xa vời, rút chân sớm có cơ thu hồi vốn. Chấm dứt xung đột ở Ukraine sẽ gia tăng vai trò chi phối của cường quốc số một trong các vấn đề nóng của thế giới, khu vực.

Hứa hẹn cải thiện quan hệ song phương với Nga, không đẩy Moscow gắn kết sâu hơn với Bắc Kinh, tránh khả năng cùng lúc phải đối đầu trên hai mặt trận, ở Ukraine và cuộc chiến thương mại, kinh tế, công nghệ với Bắc Kinh, bảo vệ ngôi vị cường quốc số một. Câu nói nổi tiếng “chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” một lần nữa được khẳng định.

Thứ hai, Mỹ liệu có “bỏ rơi” đồng minh EU và Kiev? Thuyết âm mưu này dựa trên một loạt sự kiện: Tổng thống Donald Trump điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin trước khi “nói lại” cho Kiev, cử đại diện dự Hội nghị An ninh Munich và những tuyên bố khác nhau của các quan chức Mỹ.

Tại hội nghị, lãnh đạo châu Âu muốn Mỹ giải thích rõ quan hệ 2 bờ Đại Tây Dương, vai trò của NATO, EU, quan điểm giải quyết xung đột ở Ukraine và bày tỏ lập trường chung với Washington. Bỏ qua mối quan tâm của đồng minh, bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ JD. Vance khiến lãnh đạo các quốc gia châu Âu choáng. Ông không ngại động chạm đến những vấn đề tối kị của EU như đảng cực hữu, nhập cư, dân chủ, tự do ngôn luận… Đại diện Mỹ nhấn mạnh, mối đe dọa lớn nhất của EU không phải là Nga, Trung Quốc, mà từ bên trong – sự thoái lui của châu Âu khỏi “một số giá trị cơ bản nhất…”.

Bồi thêm, Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Nga và Ukraine, ông Keith Kellogg nói thẳng, EU sẽ không có chỗ trong bàn đàm phán về xung đột. Kiev cũng không được mời tham dự cuộc thảo luận giữa phái đoàn Mỹ và Nga vào hôm nay (18/2) ở Saudi Arabia. Đây là chuyện chưa từng thấy, đến mức có người cho rằng Mỹ “nổ súng vào đồng minh”! Hay suy diễn rằng Mỹ đến Munich “chỉ để đánh lạc hướng” sự chú ý vào chuyện bí mật giữa Washington và Moscow! Không sốc mới lạ.

Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp
EU và Ukraine sẽ có chỗ trong bàn đàm phán về xung đột kéo dài gần 3 năm qua? (Nguồn: ASP)

Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nói lại cho rõ, Ukraine và EU sẽ là một phần của bất kỳ “cuộc đàm phán thực sự nào”. Không biết quan chức Mỹ lỡ mâu thuẫn hay họ trấn an đồng minh? Thuyết âm mưu không đủ cơ sở, nhưng có thể thấy giữa 2 bờ Đại Tây Dương chia rẽ sâu sắc trong nhiều vấn đề quan trọng và EU đang hoang mang về vai trò của mình.

Suy ngẫm kỹ, hành động của Mỹ không phải hoàn toàn vô lý. Xung đột quá phức tạp, cần đột phá để tháo gỡ bế tắc. Tuy nhiên, một số lãnh đạo châu Âu vẫn ấp ủ ý tưởng tạo thế mạnh cho Kiev trong xung đột cũng như nếu phải đàm phán! Do đó, bước đầu tiên mà mời ngay đại diện EU, Ukraine với những quan điểm cứng nhắc, chỉ thêm rối. Khi Mỹ và Nga đã định hình được khung, đại diện Ukraine, EU có thể tham gia, cũng khó vượt đường ray. Đó là sự thực dụng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump.

Thứ ba, phản ứng của EU và Kiev có xoay chuyển cục diện? EU, đặc biệt là 2 đầu tàu Đức, Pháp và Ukraine phản ứng khá mạnh. Họ nói, không thể giải quyết xung đột, liên quan đến an ninh, lợi ích của châu Âu mà không có đại diện của EU và Kiev. Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố cứng rắn “Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận các thỏa thuận diễn ra sau lưng mà không có sự tham gia của chúng tôi và quy tắc tương tự cũng nên áp dụng cho toàn bộ châu Âu”.

EU hơn một lần nói tới tự chủ chiến lược. Kiev kêu gọi thành lập lực lượng vũ trang chung của châu Âu, trong đó quân đội Ukraine đóng vai trò quan trọng. Thực tế ủng hộ của EU cho Kiev thời gian qua thể hiện năng lực thực sự của họ. EU có nâng mức chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP cũng phải tốn nhiều thời gian, công sức mới phần nào bù đắp lượng vũ khí đã viện trợ, duy trì an ninh của mình, nhất là khi Mỹ giảm viện trợ, đòi hỏi đồng minh tự gánh vác nhiều hơn. Đây là bài toán cực khó, khi EU gặp nhiều vấn đề về kinh tế (tăng trưởng GDP năm 2024 chỉ 0,8%, 2025 còn khó hơn với đòn thuế quan của Mỹ), bất ổn chính trị, xã hội và sự thống nhất nội khối.

Việc Tổng thống Volodymyr Zelensky từ chối thỏa thuận đất hiếm theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump không quá bất ngờ. Mỹ có những tuyên bố, động thái gây bất lợi cho Ukraine, nên Kiev chưa vội chấp nhận để có con bài mặc cả, không để mất lòng EU và lôi kéo châu Âu tiếp tục can dự vào xung đột.

Ngày 17/2, các nhà lãnh đạo châu Âu quyết định nhóm họp khẩn cấp ở Paris, Pháp để bàn cách đối phó với tình thế bất lợi. Chưa biết EU sẽ thống nhất lập trường ra sao và có biện pháp gì mới, nhưng xem ra lực bất tòng tâm. Vẫn là chạy theo những điều người khác hứa hẹn. Có thể đến một giai đoạn nào đó, đại diện EU, Kiev sẽ có chỗ trong hội nghị đàm phán, nhưng họ khó xoay chuyển cục diện, xác lập vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị, kinh tế, an ninh khu vực.

Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp
Các nhà lãnh đạo châu Âu tham dự cuộc họp không chính thức về an ninh châu Âu và Ukraine tại Paris, do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì. (Nguồn: X)

Thứ tư, Mỹ “tặng quà” cho Nga và sắp đến đoạn cuối đường hầm? Ý kiến đó xuất phất từ đánh giá động thái “quay xe” của Mỹ. Tổng thống Donald Trump dường như khẳng định Washington và Moscow mới là “người chơi chính” trong kết thúc xung đột.

Nhìn nhận một cách khách quan, động thái của Washington phần nào đó có lợi cho Nga, thậm chí nâng cao vị thế của Moscow trước EU và Kiev. Nhưng không phải Mỹ thân thiện, ủng hộ Nga mà là tìm kiếm những lợi ích chung, theo tính toán của Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn trước thềm Hội nghị An ninh Munich, chính Phó Tổng thống JD Vance công khai đề cập việc Mỹ có thể sử dụng “đòn bẩy quân sự và kinh tế” để gây sức ép buộc Nga chấp thuận thỏa thuận theo ý định của Washington. Tuyên bố đó có thể nhằm trấn an đồng minh, gây áp lực, tạo thế đàm phán, mặc cả với Moscow. Nó cũng cho thấy toan tính, cách thức hành động của Mỹ.

Đã có những điều chỉnh về cách tiếp cận và xuất hiện khả năng đàm phán giải quyết xung đột ở Ukraine, trong tổng thể quan hệ song phương Mỹ-Nga và một số vấn đề của thế giới, khu vực. Thực tế, các cuộc đàm phán trên thế giới và ở Việt Nam (đặc biệt cuộc đấu ngoại giao trường kỳ ở Paris từ năm 1968 đến 1973) khẳng định thực lực, kết cục chiến trường, trong đó có những trận quyết chiến chiến lược mới là đòn quyết định.

Do đó, Nga vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực trên mặt trận quân sự, nhất là dứt điểm “cái gai Kursk” và giành thêm một số địa bàn quan trọng trên chiến trường; trụ vững về kinh tế, duy trì cơ bản ổn định chính trị, xã hội và củng cố, mở rộng liên kết, hợp tác với các đồng minh, đối tác. Đó mới là nhân tố quyết định.

***

Những động thái gây sốc, sự mâu thuẫn trong một số tuyên bố và thuyết âm mưu cho thấy nhiều vấn đề: các quan điểm trái chiều, sự chia rẽ lợi ích, các bên buộc phải điều chỉnh chính sách, phần nào là sự rối ren trong đối sách và những sự chưa rõ ràng… Có điều chắc chắn, con đường đến hòa bình thực sự còn dài, vô cùng gập ghềnh và nhiều chông gai. Nhưng ít nhất cũng có cái để hy vọng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/the-gioi-rung-dong-thuyet-am-muu-hay-la-su-roi-ren-binh-phap-304665.html

Cùng chủ đề

Những thử thách lớn đang chia rẽ mối quan hệ Mỹ và Liên minh châu Âu

(CLO) Diễn ra từ ngày 14 đến 16/2/2025, Hội nghị an ninh Munich đã chứng kiến những sự kiện gây sốc trong mối quan hệ giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), tới mức đài truyền hình nước chủ nhà Đức phải đặt câu hỏi liệu Mỹ và EU có...

‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Đằng sau những tuyên bố mạnh mẽ mới đây của Mỹ ở chính trường châu Âu gây bất an không chỉ ở châu lục mà còn chỉ dấu cho những thay đổi mang tính bước ngoặt trên phạm vi toàn cầu.

Từ chối giao mỏ đất hiếm khổng lồ cho ông Trump, kho báu của Ukraine lớn mức nào?

Tổng thống Ukraine Zelensky nói rất khó để Ukraine "sống sót" nếu không có sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ. Tuy nhiên, Kyiv từ chối giao mỏ khoáng sản cho chính quyền ông Trump. Ukraine có tài nguyên giàu có, giá trị ra sao? Theo Washington Post, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa từ chối đề xuất của Mỹ về việc nắm giữ khoảng 50% quyền khai thác khoáng sản đất hiếm của nước này và đang cố gắng...

Thủ tướng Đức phản pháo Mỹ tại Hội nghị An ninh Munich

Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15.2 lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ phe cực hữu và nói rằng Đức sẽ không chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc bầu cử của nước này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khả năng răn đe từ vũ khí hạt nhân của Nga không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk

Ngày 21/2, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin tuyên bố việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus và trong tương lai là tổ hợp tên lửa Oreshnik sẽ không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk bằng sức mạnh.

Thủ tướng Hungary cảnh báo nền kinh tế châu Âu sụp đổ, không mong đợi bất kỳ quyết định tích cực nào từ Brussels,...

Ngày 21/2, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo nền kinh tế châu Âu có thể sụp đổ do giá năng lượng cao. Ông thậm chí còn cảnh báo hồi tuần trước rằng, Liên minh châu Âu (EU) có thể không còn tồn tại nếu tiếp tục các chính sách kinh tế hiện tại.

Thị trường ổn định, bất ngờ về khách hàng lớn thứ 2 của tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 22/2/2025 tại thị trường trong nước nối dài chuỗi ngày đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.500 đồng/kg.

Giá vàng tiếp tục “tạo đột phá”, mốc 3.000 USD gần hơn bao giờ; Nga và Trung Quốc thiếu vàng?

Giá vàng hôm nay 22/2/2025: Giá vàng thế giới được hưởng lợi đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những ngày gần đây, do nhiều yếu tố bấp bênh tác động đến nền kinh tế. Tuy nhiên, động lực tăng giá trên thị trường được nhận định có thể đang bắt đầu giảm. Thị trường trong nước có những diễn biến mới, không theo xu hướng của thế giới.

Bộ Công an và UN Women thúc đẩy thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Ngày 20-21/2, Bộ Công an phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS) 2024–2030.

Bài đọc nhiều

Xác suất tiểu hành tinh va chạm trái đất cao nhất lịch sử NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chính thức cập nhật xác xuất tiểu hành tinh 2024 YR4 có thể tấn công trái đất vào năm 2032, lên mức cao nhất đối với bất kỳ tiểu hành tinh nào trong lịch sử...

Tổng thống Zelensky nói Mỹ ‘muốn lấy lòng Tổng thống Putin’

Tổng thống Ukraine cho rằng Mỹ đang muốn làm Tổng thống Nga Vladimir Putin 'hài lòng' khi tìm cách giải quyết xung đột tại Ukraine, nhưng ông tuyên bố Ukraine 'sẽ không ký bất cứ thứ gì chỉ để được hoan nghênh'. ...

Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bị gạt khỏi bàn hòa đàm

Cuộc đàm phán kéo dài 4 tiếng rưỡi trong ngày 18/2 giữa hai phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ tại Saudi Arabia đã kết thúc và đạt được thành công.

Ông Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr lên tiếng sau khi nước này không được tham dự đối thoại Mỹ - Nga tại Ả Rập Xê Út, dù cuộc đối thoại tập trung giải quyết xung đột tại Ukraine. ...

Cùng chuyên mục

Khả năng răn đe từ vũ khí hạt nhân của Nga không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk

Ngày 21/2, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin tuyên bố việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus và trong tương lai là tổ hợp tên lửa Oreshnik sẽ không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk bằng sức mạnh.

Trung Quốc trấn an về tập trận ngoài khơi Australia, Mỹ đặt điều kiện cho thượng đỉnh với Nga, lại sự cố cáp ngầm...

Thụy Sỹ tái lập hiện diện tại Triều Tiên, IS kêu gọi tấn công khủng bố nhiều thành phố châu Âu, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đệ trình dự luật Mỹ rút hoàn toàn khỏi LHQ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên vùng biển gần Úc

Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc ngày 21.2 tập trận bắn đạn thật tại vùng biển quốc tế nằm giữa Úc và New Zealand, buộc một số chuyến bay thương mại phải đổi lộ trình. ...

Mới nhất

Có thật sự vô hại?

Nhiều người thường coi đồi mồi là tình trạng 'hiển nhiên' của da khi lớn tuổi nên ít để tâm. Tuy nhiên, hiểu...

Đang nằm võng, nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay

TPO - Công an đang điều tra, làm rõ vụ nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay, phải nhập viện điều trị. TPO - Công an đang điều tra, làm rõ vụ nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay, phải nhập viện điều trị. ...

Huế bắt tay với Vingroup xây dựng đô thị xanh, thúc đẩy sử dụng xe điện

Thành phố Huế và Tập đoàn Vingroup sẽ hợp tác toàn diện trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. ...

Khả năng răn đe từ vũ khí hạt nhân của Nga không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk

Ngày 21/2, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin tuyên bố việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus và trong tương lai là tổ hợp tên lửa Oreshnik sẽ không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk bằng sức mạnh.

Thủ tướng Hungary cảnh báo nền kinh tế châu Âu sụp đổ, không mong đợi bất kỳ quyết định tích cực nào từ Brussels,...

Ngày 21/2, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo nền kinh tế châu Âu có thể sụp đổ do giá năng lượng cao. Ông thậm chí còn cảnh báo hồi tuần trước rằng, Liên minh châu Âu (EU) có thể không còn tồn tại nếu tiếp tục các chính sách kinh tế hiện tại.

Mới nhất

Có thật sự vô hại?