Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcĐại biểu Quốc hội đề nghị 'mở nút thắt' cho các nhà...

Đại biểu Quốc hội đề nghị ‘mở nút thắt’ cho các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu



Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là nội dung miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro.

Dự thảo Nghị quyết quy định: “Tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về nghiên cứu khoa học”.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ đồng tình với nhiều điểm đã tháo gỡ những nút thắt về thể chế hiện nay như là tăng ngân sách đầu tư cho khoa học, công nghệ và chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Trong nghiên cứu thì chưa thể biết được là có kết quả thu được hay không, giống như người khai thác dầu khí, có khi 10 mũi khoan may ra mới được một mũi khoan có dầu, nhưng dầu khí còn biết rằng, khoan ra ở dưới có dầu, nhưng nghiên cứu khoa học thì chưa biết dưới đấy là gì, cho nên chấp nhận rủi ro còn nhiều hơn. Do vậy, đại biểu cho rằng, đây là một nút thắt, một lối mở rất lớn để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.

dai bieu qh

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng đồng tình với quy định tại Điều 6 là không ghi truy cứu trách nhiệm và được miễn trừ rủi ro, nếu như kết quả nghiên cứu không đạt được khi đã thực hiện đúng quy trình và quy định.

“Tuy nhiên, nếu lại quy định trong này là đúng quy trình, quy định thì quy trình, quy định là gì? Nếu như không cẩn trọng, chúng ta lại quay trở lại quy trình, quy định là theo quy định của pháp luật và quay trở lại như chúng ta hiện nay là tuân thủ quy định pháp luật là không làm được gì.

Do vậy, tôi đề nghị ở đây phải sửa lại là khi đã thực hiện đúng quy trình nghiên cứu mà đề tài đã đăng ký. Như vậy, đề tài đăng ký quy trình thế nào thực hiện đúng, đầy đủ như thế mà không đạt kết quả, thì cũng không phải hoàn trả lại kinh phí”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ.

Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) đề nghị, làm rõ quy trình, quy định theo pháp luật hay quy trình, quy định theo hợp đồng ký kết nghiên cứu.

Ngoài ra, trường hợp xảy ra rủi ro nhiều lần, cơ quan chủ quản phải xem xét lại đề tài, đánh giá tác giả và cân nhắc có nên thực hiện nhiều lần hay không?.

Cùng mối quan tâm, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho hay hiện điều 6 (dự thảo Nghị định) mới thiết kế một phần đó là miễn trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại với nhà nước.

Đặc biệt, đại biểu An đề nghị cần phải có cơ chế miễn trách nhiệm hình sự đối với cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học. “Chúng ta đáp ứng những tiêu chí về tính khách quan, về quy trình, thủ tục song nếu xảy ra chúng ta mới cần miễn, còn không người làm khoa học hết sức rủi ro, vì cùng với dân sự sẽ là trách nhiệm hình sự”, ông nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) thì đề nghị không đưa nội dung miễn trách nhiệm dân sự, hình sự đối với nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu vào dự thảo Nghị định.

“Bởi vì, đây là việc đối nhân, ông nào vi phạm thì phải chịu trước trách nhiệm pháp luật chứ bây giờ riêng ông này được ưu tiên, còn người khác thì không được ưu tiên. Bao nhiêu người cống hiến khác không phải là khoa học, công nghệ cũng thế”, đại biểu Thân nhấn mạnh.

Giải trình, làm rõ hơn ý kiến các đại biểu nêu, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho hay các ý kiến vềquản lýtài chính, quyền tự chủ, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học… là những nội dung có nhiều vướng mắc kéo dài.

Ông cho hay nguyên nhân của những vấn đề này là Nhà nước muốn tránh rủi ro nên đề ra nhiều thủ tục phức tạp, dồn rất nhiều trách nhiệm lên các tổ chức nghiên cứu và kết quả là các cơ sở nghiên cứu không dám nhận những nghiên cứu lớn, có rủi ro cao như các nghiên cứu cơ bản.

“Nhưng nghiên cứu là có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết lần này thí điểm cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết quả cuối cùng. Nhà nước sẽ quản lý thông qua đánh giá các giai đoạn nghiên cứu để tiếp tục cấp kinh phí, đánh giá các cơ sở nghiên cứu có kết quả để giao thực hiện tiếp các đề tài”, ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Hùng cho hay Nghị quyết cho phép Nhà nước cấp tiền cho nghiên cứu thông qua cơ chế quỹ. Nghị quyết cũng quy định về việc miễn trách nhiệm dân sự và không phải hoàn trả lại kinh phí nếu nghiên cứu không đi đến kết quả như dự kiến.


Theo Sở hữu trí tuệ





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-mo-nut-that-cho-cac-nha-khoa-hoc-yen-tam-nghien-cuu/20250218095117662

Cùng chủ đề

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các địa phương, nêu quyết tâm vượt ‘bẫy thu nhập trung bình’

Thủ tướng nói từ năm 1990 đến nay, chỉ có 34 nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước có thu nhập cao, đòi hỏi Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn tới. ...

Trung Quốc phát hiện thứ giúp con người sống sót sau thảm họa hạt nhân

(CLO) Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã tìm ra cách giúp tăng đáng kể tỷ lệ sống sót của chuột khi tiếp xúc với bức xạ cấp tính, mở ra triển vọng cải thiện độ an toàn trong điều trị ung thư và nâng cao cơ hội sống sót...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Ban hành các Nghị quyết về nhân sự cấp cao của Quốc hội

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự của Quốc hội ...

Thông qua Đề án chi hơn 6.000 tỷ đồng cho cán bộ nghỉ hưu

Chiều 20/2, Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thông qua, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách, phục vụ yêu cầu sắp xếp tinh gọn bộ máy. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trái cây nội và ngoại trên ‘đường đua’ giá rẻ

Trong xu hướng nguồn cung lương thực, thực phẩm thiết yếu dồi dào sau Tết, ngành hàng trái cây cũng được bán buôn sôi động tại thị trường TP Hồ Chí Minh. ...

Cần nguồn vốn hơn 4 triệu tỷ đồng để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025

DNVN - Việt Nam cần nguồn vốn hơn 4 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 160 tỷ USD để đạt tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025. ...

Trái phiếu doanh nghiệp tháng 1/2025: Phát hành mới giảm hơn 93%

DNVN - Hoạt động phát hành mới trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 1/2025 kém sôi động, chỉ đạt 5.554 tỷ đồng, giảm mạnh 93,2% so với tháng trước. Đáng chú ý, toàn bộ lượng phát hành đều thuộc hình thức phát hành công chúng và chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng. ...

Cổ phiếu KPF bị đình chỉ giao dịch từ ngày 26/2

DNVN - Theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, cổ phiếu KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji bị chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch từ ngày 26/2 tới. ...

Giá cao, người có nhu cầu mua nhà ở rất khó khăn

Các chuyên gia nhận xét, tại thị trường Hà Nội, phân khúc căn hộ để bán đã ghi nhận được nhiều tín hiệu phục hồi tích cực trong thời gian qua. ...

Bài đọc nhiều

Chatbot AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước

NDO - Ngày 18/2, tỉnh Bình Phước tổ chức công bố và triển khai chức năng Chatbot AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước. Đây là một bước tiến mới trong công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính và xây dựng chính quyền số hiện đại, minh bạch, hiệu quả của tỉnh. Chatbot AI trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước được tích hợp công nghệ...

Thúc đẩy năng suất quốc gia từ lợi thế vốn có

Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Việt Nam đề ra mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Việt Nam đã xác định quan điểm về đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng "Chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng...

Nâng cao năng lực ứng dụng AI cho giáo viên

Trong đó, công tác tập huấn được coi trọng, để giáo viên/nhân viên nhà trường có thể sử dụng thành thạo được AI trong công việc, từng bước phổ biến kiến thức, hiểu biết về AI để giúp...

DeepSeek: Trong kỳ vọng, ngoài hoài nghi

Chính quyền nhiều TP trên khắp Trung Quốc đã ra mắt các dịch vụ trực tuyến có sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek. Trong khi đó các quan chức địa phương tại đất nước tỉ dân cũng đang nghiên cứu...

4.000 ngôi sao phát nổ, phơi bày điều khủng khiếp

(NLĐO) - Những phát hiện mới từ 4.000 ngôi sao chết thách thức sự hiểu biết về năng lượng tối và cách vũ trụ giãn nở. ...

Cùng chuyên mục

Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia

NDO - Công ty Truyền tải điện 3 quản lý, vận hành lưới điện trên địa bàn 9 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thời gian qua, công ty đã có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều độ và vận hành lưới điện truyền tải, nhất là nguồn năng lượng tái tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia. Ngày 21/2, tại thành phố Đà...

Bắt được 22 tín hiệu radio khó giải thích từ “nghĩa địa sao”

(NLĐO) - Một đài thiên văn ở Canada đã bát được các tín hiệu radio (vô tuyến) bùng nổ phát ra từ một thế giới 11 tỉ tuổi "sống dậy từ nấm mồ". ...

Tỉ phú Musk thề sửa tính năng có lợi cho ông Zelensky trên X

Tỉ phú Musk tuyên bố tính năng ghi chú cộng đồng trên X đang bị lợi dụng theo hướng có lợi trong các bài đăng về ông Zelensky và thề sẽ sửa các lỗi này. "Rõ ràng một cuộc khảo sát do chính ông...

Tìm thấy mộ “người chồng bị lãng quên” của nữ pharaoh lừng danh

(NLĐO) - Sau gần 1,5 thế kỷ kể từ khi tìm thấy xác ướp "lưu lạc", mộ phần của vị pharaoh có "vương triều bị lu mờ" Thutmose II đã lộ diện. ...

Học sinh lớp 11 sáng tạo mô hình tự động phân loại rác thải dùng năng lượng mặt trời

Mô hình phân loại rác thải sử dụng năng lượng điện mặt trời của hai học sinh Huỳnh Nguyễn Lê Anh Thư và Nguyễn Đức Anh (lớp 11 Lý, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), là một trong 10 dự án giành giải nhất cuộc thi Khoa học, Kỹ...

Mới nhất

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập

NDO - Sáng ngày 21/2, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã chủ trì “Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong xu hướng hội nhập” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì tổ chức cùng chuỗi sự kiện Hội nghị Tiểu ban Khu vực châu Á-Thái Bình Dương...

Phát hiện hoạt chất cực tốt trong cà phê

'Tiêu thụ nhiều polyphenol từ cà phê và các thực phẩm như sô cô la, rượu vang đỏ... có thể giúp giảm...

Đi bộ thế nào để khỏe người, đẹp dáng?

Có một nhầm lẫn phổ biến cho rằng đi bộ là bài tập đơn giản, không đủ giúp giảm cân, tuy nhiên các...

4 dấu hiệu cảnh báo xương đang lão hóa nhanh, dễ mắc bệnh

Xương là bộ khung nâng đỡ cơ thể, giúp con người vận động linh hoạt và bảo vệ các cơ quan quan trọng....

Báo động lọt, lộ thông tin khách hàng

(NLĐO) - Gỡ vưỡng cho nhiều dự án bất động sản và Cảnh báo tác hại do lạm dụng nhuộm tóc là 2 bài đáng chú ý khác. ...

Mới nhất