Trang chủNewsThế giớiTham vọng UAV vũ trang của Đài Loan

Tham vọng UAV vũ trang của Đài Loan

Từ thực tế chiến trường Ukraine, Đài Loan đang đẩy mạnh phát triển máy bay không người lái nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trong bối cảnh tình hình eo biển không ngừng căng thẳng.

Mới đây, tờ Nikkei Asia có bài ghi nhận các chương trình phát triển máy bay không người lái (UAV) mà Đài Loan đang theo đuổi.

Tham vọng UAV vũ trang của Đài Loan- Ảnh 1.

Một chiếc UAV đang được HY Tech thử nghiệm

UAV lưỡng dụng

Bài báo dẫn lời ông Daniel Chou, Giám đốc điều hành HY Tech, cho biết công ty ông đang phát triển các dòng UAV để sử dụng trong các trường hợp thiên tai. Tuy nhiên, để đối phó các lo ngại thảm họa phi tự nhiên – như Trung Quốc đại lục tấn công – là động cơ lớn nhất để Đài Loan tăng cường các chương trình UAV như vậy.

Kể từ năm 2023, chính quyền Đài Loan đã thúc đẩy khái niệm “UAV dân sự dùng trong quân sự”. Các công ty như HY Tech là một phần của hệ sinh thái sản xuất UAV như vậy, nhằm đáp ứng tham vọng của Đài Loan trong cuộc chạy đua tăng cường năng lực phòng vệ. Trong bài phát biểu nhậm chức vào tháng 5.2025, nhà lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức tuyên bố sẽ biến đảo này trở thành “trung tâm châu Á của chuỗi cung ứng UAV cho các nền dân chủ toàn cầu”.

Sau khi bùng nổ xung đột Ukraine, đảng Dân Tiến của ông Lại xem UAV đóng vai trò quan trọng để thiết lập một chiến lược quân sự bất đối xứng. Theo tờ Politico, vào năm 2022, chính quyền Đài Bắc đã thành lập nhóm chuyên trách để tập hợp các nhà sản xuất địa phương nhằm thúc đẩy triển khai UAV cho cả mục đích thương mại lẫn quân sự. Mục tiêu đặt ra là các nhà sản xuất của Đài Loan đến năm 2028 có thể cho ra 15.000 chiếc UAV mỗi tháng.

Hồi tháng 9.2024, Bộ Thương mại Mỹ cử một phái đoàn đến Đài Loan bao gồm 26 nhà sản xuất UAV và hệ thống chống UAV bao gồm Northrop Grumman, Shield AI và Textron Systems. Mục đích của chuyến đi là thúc đẩy sự hợp tác giữa cả hai bên trong sản xuất UAV.

Từ nhiều năm qua, Đài Loan được xem là “cái rốn” của ngành công nghiệp bán dẫn. Các công ty Đài Loan chiếm đến gần 90% thị trường sản xuất chip tiên tiến. Nhờ đó, Đài Loan có khả năng tự chủ cao trong việc sản xuất UAV nên mục tiêu trên được đánh giá là hoàn toàn khả thi.

Chiến lược then chốt

Trả lời Thanh Niên ngày 17.2, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) phân tích: “Trong bối cảnh căng thẳng quanh eo biển Đài Loan dâng cao thì Đài Bắc đang có sự bất lợi về mặt quân sự. Khoảng cách hai bên cơ bản chỉ khoảng 160 km, nên nếu xảy ra xung đột thì hỏa lực của Bắc Kinh có thể bao trùm Đài Loan. Nhiều năm qua, Đài Loan đã nỗ lực thiết lập các căn cứ không quân được núi che chở. Tuy nhiên, ngoài một số căn cứ kiên cố thì các căn cứ còn lại đều dễ bị tấn công. Trong phạm vi 800 km từ Đài Loan, có hơn 30 căn cứ không quân của Trung Quốc, nhưng Mỹ chỉ có một căn cứ ở Okinawa, Nhật Bản (cách Đài Loan 770 km). Do đó, Đài Loan không thể dựa vào sức mạnh không quân truyền thống và cần tìm hỏa lực thay thế trong trường hợp bị tấn công”.

TS Nago phân tích tiếp: “Trong bối cảnh như vậy, UAV là “đồ chơi” hứa hẹn khả năng tác chiến hiệu quả cho Đài Loan. Nhìn từ chiến trường ở Ukraine, UAV đóng vai trò toàn diện từ trinh sát và giám sát, tấn công như nhiều loại tên lửa tầm xa có cảm biến chính xác… Ở Ukraine, hệ thống gây nhiễu chống lại UAV cũng được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu công nghệ tự động phát triển đủ, UAV có thể vượt qua các hệ thống gây nhiễu”.

“Ngoài ra, cơ sở để sản xuất UAV có thể thiết lập dễ dàng, không cần các cơ sở quy mô. Như Iran đã phát triển và bảo dưỡng UAV trong các hang động nhỏ. Vì thế, ngay cả khi bị Bắc Kinh kiểm soát bầu trời, Đài Loan vẫn có thể sản xuất, bảo dưỡng và vận hành UAV. Do đó, chính quyền Đài Loan đang tập trung vào UAV là dễ hiểu”, TS Nagao nhấn mạnh.

Cũng trả lời Thanh Niên, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) phân tích: “Tham vọng UAV của Đài Loan dựa trên bài học kinh nghiệm từ cuộc xung đột Ukraine. Đài Bắc hiểu rằng Bắc Kinh có lợi thế áp đảo về nguồn lực và sức mạnh quân sự. Đây cũng chính là tương quan giữa Nga và Ukraine. Bất chấp tương quan này, Ukraine đã sử dụng UAV để ngăn chặn quân đội và các cuộc tấn công của Nga. Qua đó, Đài Bắc hiểu rằng UAV là một công cụ giá rẻ và hiệu quả để ứng phó các cuộc tấn công hoặc phong tỏa mà Trung Quốc có thể thực hiện. Cụ thể, UAV có thể tấn công, đồng thời áp đảo các hệ thống radar. Khi gặp các cuộc tấn công bất ngờ, UAV có thể giúp Đài Loan kéo dài thời gian để chờ đồng minh hỗ trợ”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tham-vong-uav-vu-trang-cua-dai-loan-185250217223633353.htm

Cùng chủ đề

Tổng thống Putin: Lực lượng Nga tiến vào khu vực mới ở Ukraine

(Dân trí) - Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố cho biết, các lực lượng quân đội Nga đã tiến vào vùng Sumy phía đông bắc Ukraine lần đầu tiên kể từ năm 2022. Trong bài phát biểu ngắn gọn về tình hình chiến trường với các phóng viên ở St. Petersburg, một ngày sau khi Mỹ và Nga tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên trong 3 năm ở Ả rập Xê út, Tổng thống Putin nhấn...

Ukraine tấn công đường ống dẫn dầu quốc tế lớn ở Nga

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công một trạm bơm chính thuộc một đường ống dẫn dầu quốc tế lớn ở miền nam nước Nga, làm gián đoạn nguồn cung từ Kazakhstan, theo công ty điều hành CPC hôm nay...

Quân đội Trung Quốc làm gì khi tàu chiến Canada đi qua eo biển Đài Loan?

Quân đội Trung Quốc hôm nay 17.2 tuyên bố lực lượng không quân và hải quân của họ đã theo dõi và cảnh báo chiếc tàu chiến Canada đi qua eo biển Đài Loan hôm 16.2, theo Reuters. ...

Kyiv phản công sau ngày ác liệt nhất từ đầu năm

Quân đội Nga tiến hành loạt không kích vào nhiều khu vực tại Ukraine trong ngày 16.2. Trong khi đó, Kyiv tuyên bố giành quyền kiểm soát một thị trấn ở tỉnh Donetsk. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vatican thông báo Giáo hoàng Francis nguy kịch

Vatican thông báo Giáo hoàng Francis đang trong tình trạng nguy kịch và phải truyền máu lẫn thở ô xy. ...

Chương trình Tư vấn mùa thi giúp học sinh tự tin, an tâm hơn

Trước ngày chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 tại TP.Đà Nẵng diễn ra, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng đã có công văn thông báo đến các trường THPT trên địa bàn để phối hợp với Báo Thanh Niên thực hiện chương trình...

Bài đọc nhiều

Chưa hóa giải xong khúc mắc với Nam Phi, Mỹ tẩy chay Hội nghị Ngoại trưởng G20

Ngày 5/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố không tham dự Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nam Phi.

Binh sĩ Thái Lan – Campuchia đụng độ căng thẳng tại biên giới

Một nhóm binh sĩ Campuchia đã sang ngôi đền ở biên giới Thái Lan để hát quốc ca, gây phản ứng từ lực lượng nước láng giềng. ...

Xác suất tiểu hành tinh va chạm trái đất cao nhất lịch sử NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chính thức cập nhật xác xuất tiểu hành tinh 2024 YR4 có thể tấn công trái đất vào năm 2032, lên mức cao nhất đối với bất kỳ tiểu hành tinh nào trong lịch sử...

Triển vọng sau cuộc gặp Nga

Sau cuộc gặp cấp ngoại trưởng đầu tiên ngày 18/2, thế giới lại tiếp tục mong chờ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ với kỳ vọng sẽ mở ra bước đột phá thực sự cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Cùng chuyên mục

Vatican thông báo Giáo hoàng Francis nguy kịch

Vatican thông báo Giáo hoàng Francis đang trong tình trạng nguy kịch và phải truyền máu lẫn thở ô xy. ...

Một quốc gia EU nói Ukraine là ‘vùng đệm’ giữa NATO và Nga; F-16 và Su-35S lần đầu không chiến

Theo THX, Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 22/2 đã lên tiếng phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cam kết sẽ ngăn chặn Kiev gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nếu bước đi này đi ngược lại lợi ích của Budapest.

diễn biến mới trước thềm tròn 3 năm

Ngày 22.2, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov đã đến Donetsk thị sát tình hình, trong khi EU chuẩn bị gói viện trợ quân sự lớn cho Kyiv vào dịp tròn 3...

Tổng thống Zelensky chưa sẵn sàng ký, Kiev không có lý do để trả 500 tỷ USD?

Theo một nguồn tin Ukraine, Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky chưa sẵn sàng ký thỏa thuận cho phép Mỹ tiếp cận một cách ưu đãi các nguồn khoáng sản đất hiếm của quốc gia Đông Âu.

Nga tuyên bố thời điểm quyết định đối đầu phương Tây, đẩy lùi ba cuộc phản công của Ukraine ở tỉnh Kursk

Hiện nay là thời khắc quyết định đối với Nga trong cuộc đối đầu với phương Tây. Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố trong buổi lễ nhân ngày Bảo vệ Tổ quốc tại Moscow ngày 22/2.

Mới nhất

Một quốc gia EU nói Ukraine là ‘vùng đệm’ giữa NATO và Nga; F-16 và Su-35S lần đầu không chiến

Theo THX, Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 22/2 đã lên tiếng phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cam kết sẽ ngăn chặn Kiev gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nếu bước đi này đi ngược lại lợi ích của Budapest.

Dự báo thời tiết ngày 23/2/2025: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc mưa, rét

Dự báo thời tiết ngày 23/2/2025, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có mưa phùn dày hạt và dai dẳng. Hà Nội rét đậm với nhiệt độ 12-14 độ. Kính chào quý vị khán giả của báo Vietnamnet! Bản tin dự báo thời tiết ngày 23/2/2025 sẽ mang đến những thông tin quan trọng về...

Hoa mận Mộc Châu “khoác lên tấm áo trắng tinh khôi” hút hồn du khách

Mùa Xuân, những khu vực nhiều cây mận trên vùng cao nguyên Mộc Châu lại khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi như muốn níu kéo bước chân du khách.

Sáng nay học sinh Hà Nội đến với Ngày hội tự tin vào lớp 10

Sáng nay 23-2, Ngày hội tự tin vào lớp 10 do Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT Hà Nội lần đầu tổ chức tại Trường THPT chuyên Chu Văn An. ...

Xuất khẩu xanh – Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn

Như một xu thế tất yếu, khi các đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội,...

Mới nhất