Trang chủDu lịchKhám pháDu lịch Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Du lịch Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới


Tái định hình vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế

Sau hơn 7 năm triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW và Luật Du lịch 2017, ngành Du lịch đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Lượng khách du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, tạo đà phát triển không chỉ cho ngành mà còn lan tỏa tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2019, thời kỳ hoàng kim trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa, đóng góp 9,2% GDP. Du lịch không chỉ là ngành dịch vụ tổng hợp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân. Các khu du lịch cộng đồng tại vùng sâu, vùng xa đã tạo sinh kế bền vững, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời, ngành Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, từ đó xây dựng hình ảnh Việt Nam là một điểm đến giàu bản sắc.

Kỷ nguyên mới của dân tộc không chỉ là sự phát triển về kinh tế mà còn là sự tái định hình vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Du lịch đã được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là chủ trương lớn mà còn là động lực giúp Việt Nam xây dựng vị thế vững chắc trên bản đồ du lịch toàn cầu. Theo Kế hoạch 2025, Việt Nam dự kiến đón 22 – 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 – 130 triệu lượt khách nội địa, tổng nguồn thu đạt khoảng 980 – 1.050 nghìn tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, ngành cần có những kế hoạch táo bạo và hành động quyết liệt. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ tiêu khách nội địa nên đặt cao hơn để phấn đấu, chỉ tiêu đóng góp GDP phải rõ ràng và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Nhìn lại thực tiễn của giai đoạn 2004 – 2019 ngành Du lịch đã có 10 năm tăng trưởng khách quốc tế 2 con số, thấp là 10,5% năm (2013) và cao nhất là 34% năm 2010.

Du lịch không chỉ là “cỗ máy kiếm tiền” với nguồn thu ngoại tệ ròng vượt xa kiều hối hay vốn FDI mà còn là động lực tạo việc làm và thúc đẩy thịnh vượng chung. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi USD kiếm được từ du lịch, Việt Nam giữ lại 0,73 USD – một tỷ lệ ấn tượng cho ngành xuất khẩu tại chỗ. Năm 2024, du lịch dự kiến mang lại thu nhập ròng trên 25,2 tỷ USD, vượt xa con số 21,6 tỷ USD từ vốn FDI thực giải ngân. Đặc biệt, du lịch còn có khả năng lan tỏa đến 40 ngành kinh tế, tạo việc làm trên khắp mọi miền đất nước, kể cả những vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, ngành Du lịch là cầu nối hiệu quả để quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước ra thế giới. Các sản phẩm du lịch như di sản thiên nhiên, lễ hội văn hóa và trải nghiệm ẩm thực đều là những “đại sứ” góp phần khẳng định thương hiệu quốc gia.

Cần xây dựng những biểu tượng kiến trúc mới như cầu Vàng. (Ảnh: Traveloka)

Cần xây dựng những biểu tượng kiến trúc mới như cầu Vàng. (Ảnh: Traveloka)

Tuy đạt được nhiều thành tựu, du lịch Việt Nam vẫn đang “đứng giữa hàng quân” khi xếp hạng 59 trong Chỉ số Phát triển Du lịch & Lữ hành (Travel & Tourism Development Index) năm 2024, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (47) và Indonesia (22). Nguyên nhân chính là sự thiếu hụt trong hạ tầng, nguồn nhân lực và môi trường kinh doanh. Nhận thức về vai trò của du lịch ở các cấp, các ngành còn chưa đồng đều, dẫn đến tình trạng phối hợp liên ngành và liên vùng thiếu chặt chẽ. Nhiều địa phương có tiềm năng du lịch nhưng lại thiếu định hướng rõ ràng hoặc đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực. Hạ tầng du lịch, từ sân bay đến cơ sở lưu trú, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng. Những vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải cải thiện để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Xác định chiến lược hành động toàn diện

Năm 2025 và 2030 được xác định là các cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo các mục tiêu đề ra, đến năm 2025, du lịch cần phục hồi hoàn toàn sau đại dịch, đón 18 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa, đóng góp từ 6 – 8% GDP. Đến năm 2030, ngành cần đạt tốc độ tăng trưởng khách quốc tế từ 13 – 15% mỗi năm, phấn đấu đón 35 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa, với đóng góp GDP từ 10 – 13%. Để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong ba nhóm chiến lược: cải thiện thể chế, đầu tư hạ tầng và công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm cùng quảng bá thương hiệu quốc gia.

Phát triển du lịch đòi hỏi sự thay đổi về chính sách và nhận thức ở cả cấp quốc gia và địa phương. Một trong những yếu tố then chốt là rà soát, sửa đổi Luật Du lịch để thích ứng với thực tiễn và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. Các chính sách miễn thị thực cho thị trường chi tiêu cao như châu Âu, Mỹ, và Trung Đông cần được ưu tiên. Đồng thời, cơ chế thị thực đặc biệt có thể áp dụng cho nhà đầu tư, khách du lịch dài hạn và những du khách giàu có. Ngoài ra, xu hướng phát triển du lịch bền vững cần được thúc đẩy thông qua việc khai thác kinh tế đêm, tận dụng giá trị di sản và xây dựng các trung tâm du lịch, giúp tạo động lực phát triển kinh tế vùng.

Hạ tầng là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoàn thành các dự án lớn như sân bay quốc tế Long Thành, mở rộng sân bay Nội Bài và xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ mở ra cơ hội kết nối vùng miền và quốc tế. Đồng thời, các sân bay hiện đại cần được thiết kế như những trung tâm thương mại tích hợp với đầy đủ tiện ích để đáp ứng xu hướng “du lịch sân bay” đang phổ biến trên thế giới. Công nghệ số cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quản lý và vận hành du lịch. Phát triển các nền tảng di động cung cấp thông tin toàn diện về điểm đến, ứng dụng AI vào trải nghiệm du lịch và hệ thống thanh toán không tiền mặt là những bước đi thiết yếu để nâng cao trải nghiệm của du khách.

Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh Việt Nam là một điểm đến giàu bản sắc. (Ảnh: Du lịch Sài Gòn)

Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh Việt Nam là một điểm đến giàu bản sắc. (Ảnh: Du lịch Sài Gòn)

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, ngành Du lịch Việt Nam cần khai thác các giá trị văn hóa bản địa và thiên nhiên độc đáo. Những biểu tượng như Cầu Vàng ở Đà Nẵng hay các khu nghỉ dưỡng biệt thự trên biển tại Phú Quốc cần được nhân rộng. Đồng thời, phát triển các loại hình du lịch tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ như du lịch MICE (hội nghị, sự kiện), du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch xanh sẽ giúp Việt Nam tiếp cận nhiều phân khúc thị trường hơn. Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định để ngành Du lịch đạt được các mục tiêu lớn. Việt Nam cần tăng cường đào tạo tiếng Anh và các ngôn ngữ khác cho nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên và quản lý khách sạn. Đồng thời, việc thu hút các chuyên gia quốc tế và tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý và vận hành. Ngoài ra, đào tạo thế hệ trẻ với các kỹ năng mềm và chuyên môn phù hợp sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của ngành Du lịch trong tương lai.

Xây dựng hình ảnh quốc gia là nhiệm vụ chiến lược để thu hút sự chú ý từ du khách toàn cầu. Các sự kiện lớn như APEC, Olympic, hoặc World Cup nếu được tổ chức tại Việt Nam sẽ không chỉ mang lại cơ hội quảng bá mà còn thúc đẩy phát triển hạ tầng và dịch vụ. Các chương trình như “Ngày Phở Việt Nam” hay “Lễ hội Văn hóa Việt” tại các nước cũng có thể tạo cầu nối văn hóa, đưa hình ảnh đất nước đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Đồng thời, tận dụng các nền tảng mạng xã hội và các kênh truyền thông quốc tế như CNN, BBC để quảng bá là một bước đi cần thiết trong thời đại số hóa.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030. Với vị trí địa lý thuận lợi, văn hóa đa dạng và chính trị ổn định, Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác lợi thế này để trở thành điểm đến hàng đầu. Kỷ nguyên vươn mình không chỉ là thời điểm đánh dấu sự thay đổi, mà còn là lời mời gọi hành động cho tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch. Với chiến lược đúng đắn và sự quyết tâm từ mọi cấp, ngành Du lịch Việt Nam có thể vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội và vươn lên vị thế xứng đáng trên bản đồ thế giới. Đây không chỉ là cơ hội để phát triển kinh tế mà còn là bước tiến quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu quốc gia và góp phần thực hiện khát vọng lớn lao của dân tộc.





Nguồn: https://baophapluat.vn/du-lich-viet-nam-vuon-minh-trong-ky-nguyen-moi-post539293.html

Cùng chủ đề

Giao thông thuận lợi, du lịch Cát Bà được “đánh thức”

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi. ...

Sống chậm ở Bảo Lộc

Nhiều du khách vẫn nghĩ thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là nơi dừng chân hơn là một điểm đến. Nhưng tới đây, du khách sẽ bất ngờ bởi những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, Bảo Lộc còn được dân phượt mệnh danh là nơi săn mây đẹp quanh năm. ...

Cẩn trọng với lừa đảo dịch vụ du lịch trên không gian mạng

Sau Tết, nhu cầu du lịch, du xuân tăng cao nên tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch cũng “nở rộ” gây thiệt hại về tài sản cho nhân dân và làm mất uy tín cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. ...

triển khai nhiều hoạt động thực hiện mục tiêu phát triển du lịch 2025

Kinhtedothi – Để thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch năm 2025 và những năm tiếp theo, Hòa Bình dành nguồn lực ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chú trọng phát triển du lịch văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của địa phương… Trong những ngày đầu năm, nhiều người dân lựa chọn huyện Cao Phong (Hòa Bình) là điểm đến cho hành trình du Xuân. Thống...

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên trong tháng 2

(PLVN) - Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu. 22/02/2025 17:29 (PLVN) - Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ là một...

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế – Bài 3: Những khuyến nghị nâng tầm doanh nghiệp Việt

(PLVN) -  Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu tăng trưởng rất cao và để hiện thực hóa mục tiêu này, cần tạo dựng một khát vọng xuyên suốt. Từ đó sẽ có những cải cách đột biến để tạo không gian rộng mở cho doanh nghiệp Việt có động lực phát triển. Một khát vọng xuyên suốt... Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, hiện...

Chuyên gia góp ý về Trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(PLVN) - Trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đi vào hoạt động, kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều lợi ích và cơ hội to lớn cho TP HCM nói riêng, cả nước nói chung. 21/02/2025 06:53 GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (ĐH Kinh tế TP HCM). (Ảnh trong bài: Phương Thảo) (PLVN) - Trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025. 20/02/2025 16:18 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng...

Được chỉ định thầu với gói thầu “chìa khóa trao tay” xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

(PLVN) - Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với gói thầu "chìa khóa trao tay" xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong điều ước quốc tế nhằm triển khai xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. 19/02/2025 12:57 Các lãnh đạo Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết (PLVN) - Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu theo...

Bài đọc nhiều

XTransfer ra mắt giải pháp thanh toán xuyên biên giới, hỗ trợ doanh nghiệp | Số hóa | Tài Chính

XTransfer đã phát triển một giải pháp thanh toán nhanh chóng, an toàn và tuân thủ, được thiết kế riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam. Với vai trò là nhà cung cấp giải pháp thanh toán thương mại B2B xuyên biên giới...

Masterise Homes ra mắt SOLA – Đảo Ánh Dương | Dự án | Tài Chính

Masterise Homes chính thức ra mắt dự án SOLA - Đảo Ánh Dương - phân khu bán đảo villa vườn duy nhất tại trung tâm mới The Global City. Đây là khu đô thị biểu tượng đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế bởi Foster+Partners.Tại lễ ra...

Phát huy giá trị di sản Thành cổ Ô Diên và danh nhân Tô Hiến Thành

Ngày 19/2, UBND huyện Đan Phượng phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa quê hương Đan Phượng và danh nhân Tô Hiến Thành.

Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng

Với hang động kỳ bí, dòng suối mát lành và hệ sinh thái phong phú, khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn. ...

Báo nước ngoài hết lời khen ‘vịnh Hạ Long trên cạn’ của Việt Nam

Mới đây, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tờ báo lâu đời và nổi tiếng của Hong Kong (Trung Quốc), đã đăng tải bài viết ca ngợi Ninh Bình, vùng đất được ví như "vịnh Hạ Long trên cạn" của Việt Nam. Nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100km về phía Nam, Ninh Bình được SCMP ca ngợi là có nhiều "danh thắng ấn tượng không kém gì Vịnh Hà Long". Tại Tràng An, nơi được ví như trung...

Cùng chuyên mục

Trần Thịnh: Câu chuyện kinh doanh từ: “Điện thoại giá rẻ đến thương hiệu Bông Store” | Doanh nhân | Tài Chính

Cửa hàng đầu tiên của tôi khai sinh vào năm 2015 với tên Điện thoại giá rẻ, vì khi đó tôi tập trung vào những dòng điện thoại bình dân dễ tiếp cận. Theo Trần Thịnh: "Năm 2009, khi còn là học sinh cấp 3, tôi đã...

Ngân hàng số Cake lập “cú đúp” giải thưởng ngân hàng toàn cầu | Số hóa | Tài Chính

Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) Việt Nam được The Asian Banker Toàn cầu (TAB Global) công nhận nằm trong "Top 100 ngân hàng số hàng đầu thế giới năm 2025". Đồng thời cũng được vinh danh "Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam" tại sự kiện...

Năm 2025: Khởi đầu chu kỳ mới của thị trường bất động sản | Thị trường | Tài Chính

Thị trường BĐS Việt Nam năm 2025 dự báo sẽ vào chu kỳ phát triển mới, đầy hứa hẹn và bền vững hơn nhờ trợ lực vững chắc từ việc hoàn thiện khung pháp lý. Niềm tin của nhà đầu tư được củng cố và các yếu...

Độc đáo lễ cúng Thần rừng của người Mông ở Yên Bái

Lễ cúng Thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm. ...

Người Việt chia sẻ kinh nghiệm tránh mất vali, nhận diện móc túi ở Italia

Độc giả Lý Dật Thụ đã sống ở Italia được 7 năm. Theo kinh nghiệm của anh, hãy cẩn trọng với những phụ nữ giả mang bầu hay đeo những chiếc túi đen bao bố thật to để che tay và tiện hành sự móc túi. Anh Lý Dật Thụ (31 tuổi) đang học thạc sĩ ngành Bác sĩ Y khoa, trường Đại học Rome, Italia. Anh đã sống tại Rome được 7 năm. Anh từng là Chi hội trưởng...

Mới nhất

Nhà cung cấp nguyên liệu cho Masan, Vinamilk thay sếp, chủ tịch rời ghế với tài sản 2.500 tỉ

Ông Bernhard Hackl vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch Công ty cổ phần nguyên liệu Á Châu AIG thay ông Nguyễn Thiên Trúc. Ông Trúc đang nắm gần 52 triệu cổ phiếu AIG, tương đương 2.500 tỉ đồng. ...

Bộ Y tế yêu cầu rà soát sự cố y khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

NDO - Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Bệnh viện Phụ sản Trung ương trước thông tin phản ánh của báo chí về sự cố y khoa với sản phụ Q.A. Theo nội dung công văn, Vụ nhận được thông tin trên báo chí phản ánh về...

Cần 4.000 tỷ đồng để mở rộng đường Bùi Văn Hòa

Đường Bùi Văn Hòa kết nối QL1 và QL51 cũng như sẽ có vai trò quan trọng khi cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi vào khai thác. Tuy nhiên, hiện tuyến đường này đã quá tải, xuống cấp. ...

Mới nhất