Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổHồi sinh nơi địa đầu Tổ quốc

Hồi sinh nơi địa đầu Tổ quốc


46 năm sau cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, những vùng đất từng thấm máu cha ông nay khoác lên mình diện mạo mới. Sự hồi sinh mạnh mẽ không chỉ thể hiện qua những tuyến đường bê tông kiên cố, những khu đô thị sầm uất, mà còn là tinh thần vươn lên của người dân biên giới để xây dựng cuộc sống ấm no, hòa bình.

Là tuyến đầu trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, Lạng Sơn từng hứng chịu tổn thất nặng nề. Hàng chục năm sau cuộc chiến, những vết tích khốc liệt vẫn hiện diện ở nhiều nơi, đặc biệt là tại Pháo đài Đồng Đăng, một trong những địa điểm mở màn cuộc chiến ngày 17/2/1979.

Giờ đây, từ điểm cao 339 nhìn xuống, thị trấn Đồng Đăng như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Những ngôi nhà cao tầng trong các khu phố, trên những triền đồi xen lẫn những cây đào đang bung nở trong tiết Xuân. Đường phố rực đỏ cờ hoa. Nhà hàng, quán ăn, các điểm vui chơi, mua sắm mọc lên ngày càng nhiều. Các khu chợ, trung tâm thương mại mua bán cả ngày lẫn đêm, tạo không khí nhộn nhịp, hối hả, thu hút khách du lịch gần xa…

Hình ảnh người chiến sỹ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, rạng sáng 17/2/1979 mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Hình ảnh người chiến sỹ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, rạng sáng 17/2/1979 mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

TTXVN dẫn lời Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Đồng Đăng Sái Vĩnh Chung cho biết, với ví trí thuận lợi là thị trấn biên giới cửa khẩu, có các tuyến giao thông huyết mạch như: Đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, Quốc lộ 1A, 1B, Quốc lộ 4A chạy qua, hiện nay, trên địa bàn có 3 dự án trọng điểm quan trọng đi qua là: Dự án cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng, dự kiến sẽ thông tuyến trong năm 2025; dự án mở rộng đường vận chuyển hàng hóa chuyên dụng mốc 1119-1120 Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Dự án cải tạo Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng. Các dự án này hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ mở ra cơ hội phát triển, bứt phá cho địa phương, nhất là trong hoạt động giao thương hàng hóa, phát triển dịch vụ, thương mại. Cùng với đó, thị trấn Đồng Đăng còn có tiềm năng phát triển du lịch biên giới, tham quan cửa khẩu; du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử với đền Mẫu Đồng Đăng, Pháo đài Đồng Đăng… nổi tiếng khắp cả nước và nằm trong hành trình, điểm đến của tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn…

Nhờ tranh thủ được các nguồn lực của Trung ương, của tỉnh; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, thị trấn Đồng Đăng đã tăng tốc phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa xã hội, vững về quốc phòng, an ninh. Hoạt động thương mại dịch vụ, du lịch có bước phát triển. Năm 2024, thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 1 tỷ đồng, bằng 130% kế hoạch. Ước tính có hơn 70.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến du lịch, tham quan tại Đồng Đăng. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 50-55 triệu đồng/người/năm.

Cuộc sống của người dân xóm Sỹ Điêng, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ngày càng khấm khá
Cuộc sống của người dân xóm Sỹ Điêng, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ngày càng khấm khá. (Ảnh: Thành Luân)

Cao Bằng sau chiến tranh đã nỗ lực tái thiết và vươn lên mạnh mẽ. Tỉnh xác định kinh tế cửa khẩu và kinh tế du lịch là hai mũi nhọn phát triển. Ba cửa khẩu trọng điểm của tỉnh gồm Tà Lùng, Trà Lĩnh và Sóc Giang ngày càng nhộn nhịp với hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Cao Bằng đạt 952,18 triệu USD, với các mặt hàng chủ lực như thủy sản, rau quả, gỗ, khoáng sản, máy móc thiết bị…

Không chỉ phát triển kinh tế, Cao Bằng còn tận dụng tiềm năng du lịch, đặc biệt là các tour khám phá biên giới và di tích lịch sử. Những tuyến đường mới mở giúp kết nối các danh thắng nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, cùng với các di tích lịch sử gắn liền với cuộc chiến bảo vệ biên giới.

Hồi sinh nơi địa đầu Tổ quốc
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, “địa chỉ đỏ” trong bản đồ du lịch của tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Thành Luân)

Hà Giang là nơi chịu nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Trong giai đoạn 1979 – 1989, hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống tại chiến trường khốc liệt này. Vị Xuyên, điểm nóng ác liệt năm xưa, nay đang vươn mình mạnh mẽ.

Từ năm 2011, Hà Giang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, biến các xã vùng biên từ những vùng đất nghèo khó thành những miền quê trù phú. Thành công lớn nhất từ Chương trình này là hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa đồng bộ và mở rộng. Các xã, thị trấn đều có đường ô tô đến trung tâm; 100% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia… Huyện Vị Xuyên còn tổ chức thi xây dựng tuyến đường kiểu mẫu, nhà văn hóa kiểu mẫu tới 24 xã, thị trấn, trao giải thưởng, biểu dương những địa phương đạt thành tích cao.

Ngoài ra, Hà Giang cũng phát triển du lịch về nguồn, thu hút du khách đến thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên, các di tích như hang Dơi, hang Làng Lò, khu vực trạm quân y tại thôn Thanh Sơn…

Dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ an ninh biên giới

Ngày 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).

Tại đây, Tổng Bí thư Tô Lâm xúc động ghi vào sổ truyền thống: “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đời đời ghi nhớ công ơn các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc trường tồn. Nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về Hà Giang và đến tri ân các bậc tiền bối, các Anh hùng liệt sĩ và nhân dân tại Nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên. Chúng tôi tiếp tục con đường mà Đảng và Bác Hồ đã vạch ra, tiếp tục bảo vệ và phát triển đất nước hùng cường, vững mạnh và thịnh vượng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc và giàu có. Tỉnh Hà Giang tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh và thịnh vượng”.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/hoi-sinh-noi-dia-dau-to-quoc-210227.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng New Zealand: Việt Nam là ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần thứ hai từ ngày 25 đến 28/2. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Christopher Luxon đến Việt Nam kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 11/2023. Chính sách đối ngoại của New Zealand dưới...

Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Nga

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng khẳng định chính sách của Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia nỗ lực trung gian hòa giải của cộng đồng quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Nga-Ukraine. Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam, triển khai Kế hoạch hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga A....

Tiếp tục gìn giữ, vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển bền chặt

Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đồng chủ trì. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ láng giềng...

Gần 90.000 cây xanh được trồng trên quần đảo Trường Sa

Ngày 21/2/2025, tại Thành phố Cam Ranh, Quân chủng Hải quân tổ chức hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình “Xanh hóa Trường Sa” giai đoạn 2021-2024 và triển khai thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2025-2027. Chương trình "Xanh hóa Trường Sa" được Bộ Tư lệnh Quân chủng triển khai từ năm 2021 với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến...

Thúc đẩy triển khai Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Trong hai ngày 20 - 21/2, Bộ Công an phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh (NAP WPS) 2024 - 2030 của Việt Nam. Hội thảo có sự tham gia của 40 lãnh đạo cấp cao của Bộ Công...

Bài đọc nhiều

Thảo luận hàng loạt vấn đề khu vực, thúc đẩy sớm hoàn thiện COC về Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông, khủng hoảng Myanmar và thương mại nội khối ASEAN là những chủ đề được Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah đề cập trong cuộc gặp tại Istana Nurul Iman (Brunei), ngày 18/2.

Philippines-Nhật Bản đồng lòng khẳng định cam kết tự do hàng hải, Bắc Kinh-Manila tố nhau

Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Eduardo Año đã điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Okano Masataka để thảo luận về việc hợp tác an ninh.

Tuần đầu trong quân ngũ của chiến sĩ mới Tiểu đoàn 563

Tuần đầu trong quân ngũ của chiến sĩ mới Tiểu đoàn 563 Năm 2025, Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới (CSM) đến từ các tỉnh: Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang. Những ngày qua, ngoài được đơn vị quán triệt, phổ biến các quy định,...

Hải quân Vùng 5: làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện

Đây là kết quả được ghi nhận tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2025 tại Lữ đoàn 127 và Trung đoàn 551 của đoàn công tác số 1 (Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân) diễn ra sáng ngày 18/2 tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tại buổi làm việc, Đoàn đã tiến hành kiểm tra các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Trong...

46 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam

46 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam 46 năm đã qua (17/2/1979 – 17/2/2026), cuộc chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của của dân tộc Việt Nam; tuyên truyền, giáo dục...

Cùng chuyên mục

Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21/2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Gần 90.000 cây xanh được trồng trên quần đảo Trường Sa

Ngày 21/2/2025, tại Thành phố Cam Ranh, Quân chủng Hải quân tổ chức hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình “Xanh hóa Trường Sa” giai đoạn 2021-2024 và triển khai thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2025-2027. Chương trình "Xanh hóa Trường Sa" được Bộ Tư lệnh Quân chủng triển khai từ năm 2021 với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến...

Việt Nam chính thức hoàn thiện toàn bộ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ Bắc xuống Nam

Ngày 21/2/2025, Chính phủ đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ, đánh dấu việc từ nay, đường cơ sở của Việt Nam chính thức được hoàn thiện toàn bộ từ Bắc xuống Nam.

Tuần đầu trong quân ngũ của chiến sĩ mới Tiểu đoàn 563

Tuần đầu trong quân ngũ của chiến sĩ mới Tiểu đoàn 563 Năm 2025, Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới (CSM) đến từ các tỉnh: Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang. Những ngày qua, ngoài được đơn vị quán triệt, phổ biến các quy định,...

Thảo luận hàng loạt vấn đề khu vực, thúc đẩy sớm hoàn thiện COC về Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông, khủng hoảng Myanmar và thương mại nội khối ASEAN là những chủ đề được Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah đề cập trong cuộc gặp tại Istana Nurul Iman (Brunei), ngày 18/2.

Mới nhất

Khen thưởng 12 học sinh đoạt giải Nhất kỳ thi chọn HSG Quốc gia

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 – 2025. Sáng 11/2, tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh có thành...

Vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam

Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới 90,7 triệu USD mỗi năm. Một ca điều trị thông thường mất khoảng 400 USD, còn ca nặng có thể lên đến 1.400 USD. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới...

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo trường hợp sự cố y khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Chiều 22/2, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với trường hợp bệnh nhân Q.A.

Mới nhất