Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhBà Nguyễn Thị Lệ: 7 tuyến metro của TP.HCM sẽ nằm trên...

Bà Nguyễn Thị Lệ: 7 tuyến metro của TP.HCM sẽ nằm trên giấy nếu không có các giải pháp đột phá

Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho hay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết, TP sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình, có cam kết tiến độ rõ ràng từ nay đến năm 2035 cho 7 tuyến metro dài 355km.

Bà Nguyễn Thị Lệ: Sẽ có kế hoạch, cam kết tiến độ rõ ràng với 7 tuyến metro của TP.HCM dài 335 km - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ – Ảnh: QUANG PHÚC

Chiều 14-2, Quốc hội thảo luận tổ một số nội dung, trong đó về dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TP.HCM.

Mong mỏi của người dân chưa dừng lại ở metro số 1

Nêu ý kiến thảo luận tại tổ, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho hay thành phố là đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, với dân số hơn 10 triệu người và tốc độ đô thị hóa nhanh.

Bà Lệ nêu rõ: Thực tế cho thấy nếu không có hệ thống vận tải công cộng hiện đại, sức chở lớn, đặc biệt là đường sắt đô thị, thành phố sẽ khó giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và quá tải hạ tầng.

Bà chỉ rõ sau thời gian dài chờ đợi, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 22-12-2024 và nhanh chóng phát huy hiệu quả, được đón nhận rất tích cực.

Việc này thể hiện ở số lượng hành khách sử dụng cao hơn dự kiến, góp phần giảm đáng kể áp lực giao thông khu vực phía đông thành phố.

Điều này cho thấy người dân sẵn sàng chuyển đổi sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng nếu hệ thống metro được đầu tư bài bản, thuận tiện, đồng bộ và đúng tiến độ.

Tuy nhiên, bà Lệ chỉ rõ sự mong mỏi của người dân chưa dừng lại ở metro số 1. Tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, nhưng hiện vẫn chưa có cơ chế đủ mạnh để triển khai đầu tư xây dựng nhanh chóng.

Đây là tuyến metro đi qua nhiều khu dân cư có mật độ cao, là tuyến xương sống giúp giảm áp lực giao thông khu vực phía bắc – tây TP.HCM.

“Vì vậy, việc sớm khởi công xây dựng tuyến metro này là yêu cầu cấp thiết của TP và mong mỏi rất lớn của đồng bào thành phố, khu vực lân cận”, bà Lệ nhấn mạnh.

Nghiên cứu thành lập quỹ phát triển metro TP.HCM

Về các tuyến metro còn lại, theo bà Lệ vẫn chỉ dừng ở mức quy hoạch, chưa thể triển khai do thiếu nguồn lực và cơ chế thực hiện.

Nếu không có những giải pháp đột phá, hệ thống metro sẽ tiếp tục là những dự án trên giấy, không thể sớm đầu tư để phát huy vai trò thực sự trong việc hiện đại hóa hệ thống giao thông đô thị TP.HCM.

Do đó sau khi Bộ Chính trị có kết luận 49 vào tháng 2-2023, TP.HCM, Hà Nội đã thống nhất xây dựng cơ chế đặc thù, đặc biệt và trình Bộ Giao thông vận tải chủ trì, tổng hợp, trình Chính phủ, Quốc hội.

Nội dung các cơ chế này mang tính đột phá mạnh, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, khai thác quỹ đất dọc tuyến.

Trong đó cho phép TP.HCM huy động vốn linh hoạt, bao gồm phát hành trái phiếu đô thị, khai thác quỹ đất dọc các tuyến metro (mô hình TOD – phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng). Bố trí vốn từ ngân sách trung ương cho các tuyến metro.

Cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu để rút ngắn thời gian triển khai. Đơn giản hóa thủ tục phê duyệt đầu tư, giúp thành phố chủ động hơn trong triển khai dự án.

Đồng thời đã phân cấp cho TP.HCM và Hà Nội trong quyết định đầu tư, triển khai các dự án metro. Trao quyền quyết định phương thức lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư cho thành phố để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Thí điểm cơ chế đặc thù về thủ tục đầu tư, giúp TP.HCM chủ động hơn trong việc kêu gọi và triển khai các dự án đường sắt đô thị.

Vì vậy bà Lệ thống nhất các nội dung của đề án và đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua các cơ chế đặc thù, đặc biệt này để đẩy nhanh tiến độ xây dựng metro, khai thác, đặc biệt tuyến metro số 2 và các tuyến tiếp theo.

Sau khi đề án được Quốc hội thông qua, bà Lệ cho hay lãnh đạo thành phố sẽ triển khai ngay các nhiệm vụ.

Cụ thể xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, có cam kết tiến độ rõ ràng từ nay đến năm 2035 cho 7 tuyến metro với chiều dài 355km.

Nghiên cứu thành lập quỹ phát triển metro TP.HCM, có sự tham gia của ngân sách trung ương, địa phương và khu vực tư nhân.

Tiếp tục phối hợp với các địa phương lân cận đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai các tuyến metro kết nối liên vùng, tạo nền tảng cho hệ thống giao thông hiện đại của toàn khu vực Đông Nam Bộ.



Nguồn: https://tuoitre.vn/ba-nguyen-thi-le-7-tuyen-metro-cua-tp-hcm-se-nam-tren-giay-neu-khong-co-cac-giai-phap-dot-pha-20250214160850685.htm

Cùng chủ đề

Rõ việc, rõ trách nhiệm làm nhanh các dự án đường sắt

Quốc hội vừa thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM. ...

Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội nói về việc phụ gia đào hầm phun trào lên mặt đất

Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa thông tin về công tác khắc phục hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong ngõ 7 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, Hà Nội. ...

“Suối” bùn đất bất ngờ phun trào giữa khu dân cư nội đô Hà Nội

(NLĐO)- Nhà chức trách nhận định bùn đất trào lên từ các miệng cống thoát nước ở Hà Nội là do thi công đoạn ngầm đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội ...

Làm rõ phương án đầu tư tuyến đường sắt trị giá 8,369 tỷ USD

Các nội dung liên quan đến Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vừa được Chính phủ làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Làm rõ phương án đầu tư tuyến đường sắt trị giá 8,369 tỷ USDCác nội dung liên quan đến Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường...

Đường sắt đô thị Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng cơ chế đặc biệt

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Tổ chức nhiều sự kiện du lịch nhưng ‘không thấy du khách, chỉ thấy đại diện cơ quan nhà nước’

Các sản phẩm du lịch gắn với sự kiện, lễ hội đang được nhiều địa phương triển khai như một cách để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng nhiều sự kiện vắng bóng du khách. Tại tọa đàm "Nâng...

Mỗi người Việt xài gần 90kg nhựa một năm

Năm 1990, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 3,8kg/năm. Sau gần ba thập kỷ, con số này đã tăng hơn 21 lần, đạt 81kg/người vào năm 2019. Cùng với đó nhiều tập đoàn lớn, bao gồm cả các...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). Biểu dương những nỗ lực và thành tích...

Bài đọc nhiều

Giá vàng tăng 1,03% trong tháng 1-2025

ANTD.VN -  Chỉ riêng tháng 1-2025, chỉ số giá vàng đã tăng 1,03% so với tháng 12-2024. Theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới và nhu cầu mua của người dân vẫn cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh trong các tháng đầu năm Giá vàng...

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng, tăng hiệu quả chi tiêu công, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước trong năm 2025 và những năm tiếp theo. ...

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 tăng không ngừng nghỉ, nhẫn trơn lên kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng không ngừng nghỉ, liên tiếp lập các đỉnh cao lịch sử mới. Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng thêm 3 triệu đồng trong 3 ngày, vọt lên 91 triệu đồng/lượng - mức kỷ lục lịch sử với nhẫn trơn. Tới 20h ngày 5/2 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.871 USD/ounce. Đây là đỉnh cao lịch sử mới. Vàng giao...

500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận?

Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp là yếu tố then chốt để tối ưu lợi nhuận đầu tư. Với số vốn 500 triệu đồng, làm thế nào để nhà đầu tư cá nhân phân bổ hiệu quả và phù hợp với mục tiêu tài chính năm 2025? Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp là yếu tố then chốt để tối ưu lợi nhuận đầu tư. Với số vốn 500 triệu đồng, làm thế nào để nhà đầu tư...

Năm 2024, Việt Nam xuất siêu 3 tỷ USD với Nhật Bản

Năm 2024, xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 24,59 tỷ USD; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 21,59 tỷ USD; cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam, xuất siêu 3 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2024 đạt 48,18 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 24,59 tỷ USD,...

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 21/2/2025 tiếp tục phá đỉnh, nhẫn trơn và miếng SJC ‘hoà nhịp’?

Giá vàng hôm nay 21/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng vọt, tiếp tục lập đỉnh mới. Vàng nhẫn và miếng SJC cũng tăng mạnh trong phiên hôm qua, liệu nhẫn trơn có tiếp tục có thêm kỷ lục? Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 ngày 20/2 (theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.942,1 USD/ounce, tăng 0,9% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức...

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Tổ chức nhiều sự kiện du lịch nhưng ‘không thấy du khách, chỉ thấy đại diện cơ quan nhà nước’

Các sản phẩm du lịch gắn với sự kiện, lễ hội đang được nhiều địa phương triển khai như một cách để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng nhiều sự kiện vắng bóng du khách. Tại tọa đàm "Nâng...

Mỗi người Việt xài gần 90kg nhựa một năm

Năm 1990, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 3,8kg/năm. Sau gần ba thập kỷ, con số này đã tăng hơn 21 lần, đạt 81kg/người vào năm 2019. Cùng với đó nhiều tập đoàn lớn, bao gồm cả các...

Một cổ phiếu từng tăng 700% sắp bị đình chỉ giao dịch, thị giá không đủ cốc trà đá

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa có quyết định chuyển cổ phiếu KPF của Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch. Cụ thể, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE)...

Mới nhất

Nhiều diễn biến về an ninh ở Nam Thái Bình Dương

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles ngày 20.2 cho hay nước này và Papua New Guinea sẽ đối thoại về hiệp ước...

Ông Đoàn Văn Phương làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường gồm ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức giám...

Có nên “quay xe” trước cánh cửa ngành Sư phạm?

Thông tư 29 được áp dụng, việc dạy thêm, học thêm bị siết chặt. Với nhiều học sinh và phụ huynh có con đang học cuối cấp, câu hỏi đặt ra...

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Mới nhất