Trang chủNewsThời sựCơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm...

Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh giải trình, làm rõ thêm vấn đề đại biểu nêu, khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM.

Cần cơ chế mạnh để tập trung đầu tư trong thời gian ngắn

Tham gia góp ý khi thảo luận tại hội trường chiều 15/2, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đồng tình việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai các dự án đường sắt đô thị tại hai thành phố lớn.

Bởi với đường sắt đô thị, đã phát triển thì cần phải theo mạng lưới, nếu xây dựng từng tuyến một thì không bao giờ phát huy tác dụng. Do đó, cần cơ chế mạnh để đầu tư tập trung trong thời gian ngắn.

Bộ trưởng GTVT: Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị- Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội).

Góp ý thêm, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM diễn ra trong điều kiện khu vực đô thị đã có, nên khi phát triển phải song song với chỉnh trang đô thị.

Với phần lớn ga ngầm trong khu vực nội đô không thuộc khu vực phải bảo tồn, đại biểu cho rằng, mỗi điểm ga ngầm phải là một điểm TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) để vừa giải quyết nhu cầu vận tải hành khách, vừa cải tạo chỉnh trang đô thị, vừa tạo nguồn lực cho đường sắt.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), bản thân ông đã đi 3 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM và rất đồng tình với việc ban hành nghị quyết của Quốc hội để huy động mọi nguồn lực, rút ngắn tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Bộ trưởng GTVT: Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị- Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định).

Tham gia góp ý, đại biểu nhấn mạnh về việc kết nối các tuyến đường sắt để nâng cao hiệu quả của từng tuyến và cả hệ thống.

“Trong quy hoạch toàn tuyến thì đều có hệ thống kết nối, tuy nhiên khi mới hoàn thành vài tuyến, có tuyến chưa hoàn thành 100% đã đưa vào sử dụng thì việc kết nối tạm sẽ thực hiện như thế nào?”, đại biểu đặt vấn đề

Ông chỉ ra thực tế hiện nay, tuyến Cát Linh – Hà Đông và tuyến Nhổn – ga Hà Nội chưa kết nối nội bộ trong hệ thống mà thông qua hệ thống xe bus, dừng lại ở nhiều trạm giữa ga Cát Linh và ga Cầu Giấy, làm tăng thời gian và chi phí đi lại của người dân.

Theo kinh nghiệm quốc tế, đại biểu cho biết, thông thường để vận chuyển hành khách trong hệ thống thì họ dùng dạng xe bus con thoi, thường chỉ đi lại giữa 2 điểm, hành khách không phải thanh toán thêm hay bị kiểm soát gì khi lên xuống dạng xe bus này.

Vì vậy, đại biểu đoàn Bình Định đề nghị trước mắt cần bổ sung một số xe bus con thoi để đi lại giữa ga Cầu Giấy của tuyến Nhổn – ga Hà Nội và ga Cát Linh của tuyến Cát Linh – Hà Đông. Khi khách xuống tàu, có thể đi thẳng đến xe bus mà không cần ra khỏi ga để đón xe bus.

Xe bus cũng không dừng lại nhận khách hay trả khách ở các tuyến dọc đường như hiện nay.

“Chúng ta có thể tốn thêm chi phí để duy trì một vài xe bus này nhưng sẽ giúp nâng cao hiệu quả đi lại của 2 tuyến metro mà chúng ta đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng”, ông Cảnh nói.

Các chính sách đặc biệt sẽ giúp rút ngắn thời gian đáng kể

Giải trình tiếp thu về dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh cho biết hiện nay, TP.HCM và Hà Nội đã có 3 tuyến đường sắt đô thị nhưng chưa quan tâm đến phát triển mô hình TOD.

Đồng nghĩa, hiện nay ở các vị trí nhà ga này, quỹ đất và vấn đề ổn định cho đời sống người dân, cảnh quan môi trường đều chưa được quan tâm đúng mức.

Bộ trưởng GTVT: Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh tiếp thu, giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Rút kinh nghiệm trong giai đoạn vừa qua, dự thảo Nghị quyết đã đưa quy hoạch phát triển TOD để tạo quỹ đất ở trên và dưới nhằm tăng thêm nguồn thặng dư về đất, chỉnh trang đô thị cho phù hợp.

Làm rõ thêm về chính sách đặc biệt, Bộ trưởng cho biết, theo quy định của Luật Đầu tư công, các dự án thông thường phải lập báo cáo tiền khả thi nhằm xác định sơ bộ sự cần thiết, quy mô hướng tuyến, tính toán nguồn vốn, thời gian thực hiện, sau đó mới lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công, triển khai đấu thầu.

Từ thực tiễn triển khai ở 2 thành phố, có thể thấy thường mất từ 3-5 năm cho công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, thậm chí có dự án mất hơn 5 năm. Để khởi công một dự án theo trình tự này thì sẽ mất 6-7 năm.

Trong khi theo nghị quyết của Bộ Chính trị, từ nay đến năm 2035, Hà Nội và TP.HCM phải xây dựng mạng lưới tuyến đường sắt đô thị, nếu làm theo trình tự đó thì không kịp và đặt ra thách thức lớn.

“Nếu không có cơ chế, chính sách đặc thù để rút ngắn thời gian thì không thể thực hiện được”, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết.

Thực tế, nội dung quy hoạch của thành phố đã có đủ điều kiện xác định sơ bộ về quy mô, hướng tuyến, thông số cơ bản của dự án về nguồn vốn và đặc biệt đã có quy định đầy đủ khả năng cân đối vốn cho các dự án.

Như vậy, nội dung cần thiết của chủ trương đầu tư dự án đã được xác định nên có đủ điều kiện để triển khai ngay công tác lập dự án, kết hợp với thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công.

Bên cạnh đề xuất chính sách về không thực hiện lập chủ trương đầu tư, dự thảo Nghị quyết còn đề xuất cho phép thiết kế kỹ thuật tổng thể thay cho thiết kế cơ sở. Đây là giải pháp đột phá.

Bộ trưởng GTVT: Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị- Ảnh 4.

Quang cảnh nghị trường chiều 15/2.

Về cơ chế chính sách đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, theo tính toán có thể giảm từ 3 đến 5 năm khi phân cấp cho địa phương để quyết định tính chủ động và rút ngắn trình tự phê duyệt theo đúng nguyên tắc “các địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Về chính sách chỉ định thầu, theo Bộ trưởng GTVT, việc này sẽ giúp rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư từ 18-25 tháng.

“Theo quy trình thông thường, chỉ định thầu sẽ rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khoảng 4-6 tháng cho một công đoạn so với hình thức đấu thầu. Nếu qua các giai đoạn, từ lập dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến khả thi, thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu thi công… và công tác nào cũng đấu thầu thì sẽ kéo dài thời gian. Nếu thực hiện quy định này có thể rút ngắn được từ 18-25 tháng”, ông Minh cho hay.

Thực tế đã có một số công trình giao thông được triển khai trong thời gian vừa qua được Quốc hội cho phép thực hiện theo phương thức chỉ định thầu với yêu cầu tiết kiệm 5% so với dự toán và đã phát huy hiệu quả.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/bo-truong-gtvt-co-che-dac-thu-dac-biet-giup-rut-ngan-thoi-gian-lam-duong-sat-do-thi-192250215190727125.htm

Cùng chủ đề

Khi nào kết thúc mưa trái mùa?

(NLĐO) - Theo dự báo, mưa trái mùa sẽ gia tăng ở TP HCM và Nam Bộ từ đêm nay 19-2 ...

Hà Nội chỉ đạo xử lý vi phạm, tranh chấp tại khu đô thị Goldmark City

(Dân trí) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà thuộc khu đô thị Goldmark City. UBND TP Hà Nội vừa có Văn bản 528 gửi Công an thành phố, Sở Xây dựng và UBND quận Bắc Từ Liêm về việc kiểm tra, giải quyết đơn thư...

Hà Nội, TPHCM được trao nhiều chính sách đặc biệt để phát triển đường sắt đô thị

Quốc hội sáng nay vừa thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM. Theo nghị quyết, hai TP lớn nhất nước được quyết định phân chia dự án thành các dự án thành phần, tiểu dự án khi phê duyệt; quyết định không phải thi tuyển phương án kiến trúc. Hà Nội và TPHCM được ứng trước...

Cho phép thí điểm 6 cơ chế đặc thù, đặc biệt làm đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM

Sáng 19/2, Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM với 100% đại biểu có mặt tán thành. ...

Vietjet sắp mở thêm hai đường bay kết nối TP Hồ Chí Minh với Ấn Độ

DNVN - Từ tháng 3/2025, Vietjet dự kiến đưa vào khai thác thêm 2 tuyến bay mới kết nối TP Hồ Chí Minh với Bangalore và Hyderabad nhằm tăng cường hơn nữa trao đổi kinh doanh, du lịch giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

21 lãnh đạo Công an tỉnh Sơn La xin nghỉ hưu trước tuổi

21 người là trưởng phòng, phó trưởng phòng, phó trưởng công an huyện, thị xã thuộc Công an tỉnh Sơn La đã tình nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn. ...

Tháng 3 hoàn thành cắm mốc GPMB cao tốc Dầu Giây

Theo Ban QLDA Thăng Long, sau khi hoàn thành cắm mốc sẽ giao cho địa phương để sớm thu hồi đất phục vụ dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú. ...

Chốt quy trình xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại một kỳ họp

Một trong nhưng nội dung đáng chú ý của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) là quy định Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại một kỳ họp. ...

Sở GTVT Bạc Liêu dừng sát hạch, cấp đổi GPLX

Kể từ ngày 19/2, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu dừng sát hạch cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe. ...

Cho phép thí điểm 6 cơ chế đặc thù, đặc biệt làm đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM

Sáng 19/2, Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM với 100% đại biểu có mặt tán thành. ...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Những tác động trên toàn cầu khi Mỹ đóng băng viện trợ nhân đạo

(CLO) Việc phân phối thực phẩm, các dịch vụ y tế và nhiều hoạt động nhân đạo khác đã bị đình chệ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đóng băng viện trợ nước ngoài và cắt giảm ngân sách của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). ...

6 tháng vận hành, Metro Nhổn – ga Hà Nội phục vụ gần 3,4 triệu khách

Sau 6 tháng vận hành thương mại, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy đã vận chuyển gần 3,4 triệu lượt hành khách. Theo số liệu thống kê từ Công ty TNHH MTV Công ty đường sắt Hà Nội, sau 6 tháng vào vận hành khai thác thương mại, đã có gần 3,4 triệu hành khách di chuyển trên tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy....

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc mưa rét

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025, miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, mưa phùn kéo dài do ảnh hưởng của không khí lạnh. Hà Nội cũng không ngoại lệ khi thời tiết mưa rét, nhiệt độ dao động 15-17 độ C. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng hầu hết khu vực phía Đông Bắc Bộ. Đêm 16/2, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến một số...

Cùng chuyên mục

Khi nào kết thúc mưa trái mùa?

(NLĐO) - Theo dự báo, mưa trái mùa sẽ gia tăng ở TP HCM và Nam Bộ từ đêm nay 19-2 ...

Bộ Công Thương làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án sản xuất vải công nghệ cao

Chiều 19/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre (Thụy Điển). Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. Về phía UBND tỉnh...

21 lãnh đạo Công an tỉnh Sơn La xin nghỉ hưu trước tuổi

21 người là trưởng phòng, phó trưởng phòng, phó trưởng công an huyện, thị xã thuộc Công an tỉnh Sơn La đã tình nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn. ...

Vụ cô gái ở Hà Nội bị đánh hội đồng có mâu thuẫn từ chuyện yêu đương

Cô gái 17 tuổi ở Hà Nội bị đánh hội đồng cho biết: “Trước đây, tôi quen và chơi với H. nhưng không hề có mâu thuẫn. Đến khi bạn nam mà H. thích có bày tỏ trên mạng xã hội là thích tôi, nên bạn ấy tỏ ra bực tức”. Liên quan đến vụ cô gái bị nhóm người đánh hội đồng ở Hà Nội, ngày 19/2, trao đổi với phóng viên, nạn nhân N.T.L. (17 tuổi) cho biết,...

Hỗ trợ tài chính tới 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất chip bán dẫn

(TN&MT) - Một trong những cơ chế của Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa mới được Quốc hội thông qua là doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên sản xuất chip bán dẫn có thể nhận được hỗ trợ lên tới 30% tổng mức đầu tư từ ngân...

Mới nhất

Khi nào kết thúc mưa trái mùa?

(NLĐO) - Theo dự báo, mưa trái mùa sẽ gia tăng ở TP HCM và Nam Bộ từ đêm nay 19-2 ...

Bộ Công Thương làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án sản xuất vải công nghệ cao

Chiều 19/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre (Thụy Điển). Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc còn...

Dòng chảy mạnh mẽ hợp tác thương mại, du lịch Việt

Thương mại và du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Quảng Tây đang trên đà khởi sắc, đưa khu vực này trở thành một trung tâm giao thương sôi động, tiềm năng. “Từ những con tàu khổng lồ qua lại không ngừng ở vịnh Bắc Bộ, đến các phương tiện vận tải xuyên biên...

21 lãnh đạo Công an tỉnh Sơn La xin nghỉ hưu trước tuổi

21 người là trưởng phòng, phó trưởng phòng, phó trưởng công an huyện, thị xã thuộc Công an tỉnh Sơn La đã tình nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn. ...

Mới nhất