Trang chủNewsThời sựThủ tướng nêu 5 cơ chế đặc biệt để khoa học công...

Thủ tướng nêu 5 cơ chế đặc biệt để khoa học công nghệ bứt phá

Trong số 5 cơ chế đặc biệt để phát triển khoa học công nghệ, Thủ tướng nhấn mạnh phải có cơ chế đặc biệt để thu hút nhân lực, nhất là nhân lực từ bên ngoài bằng chính sách thuế, chỗ ở, visa…

Sáng 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và họp thảo luận tổ về nội dung này.

Phát biểu tại tổ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra quyết liệt.

Thủ tướng nêu 5 cơ chế đặc biệt để khoa học công nghệ bứt phá - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tổ.

Theo Thủ tướng, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Đây là yêu cầu khách quan, không thể thay đổi. Vì vậy, việc tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế là việc phải tập trung làm.

Chính phủ đang chủ trương sửa một loạt các luật như Luật Ngân sách nhà nước, các luật về thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học công nghệ và một số luật khác có liên quan. 

Và tại kỳ họp này, Quốc hội đang tiến hành thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Theo Thủ tướng, Nghị quyết đã đề cập đến một số vấn đề giúp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tuy nhiên còn một số vấn đề cần bổ sung.

Cụ thể, phải nghiên cứu bổ sung cơ chế đặc biệt để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số với 5 nhóm cơ chế đặc biệt.

Trước hết là phải có cơ chế đặc biệt phát triển kết cấu hạ tầng cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Theo Thủ tướng, hạ tầng hiện nay còn yếu trong khi nguồn lực cho hạ tầng còn hạn chế, vì vậy phải có cơ chế để huy động nguồn lực từ xã hội và người dân.

Thứ hai, phải cơ chế đặc biệt cho quản lý như “lãnh đạo công, quản trị tư”; “đầu tư công nhưng quản lý tư”; “đầu tư tư nhưng quản lý công” trong các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

“Ví dụ nhà nước có thể đầu tư một hạ tầng khoa học công nghệ nhưng giao cho tư nhân quản lý. Hoặc lãnh đạo công là việc chúng ta thiết kế chính sách, pháp luật, những công cụ giám sát kiểm tra, còn lại quản trị sẽ giao cho doanh nghiệp”, Thủ tướng nói.

Thứ ba, phải có cơ chế đặc biệt cho các nhà khoa học, các công trình khoa học có thể thương mại hóa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin – cho, giảm thủ tục hành chính và quản lý hiệu quả tổng thể.

Thủ tướng nêu 5 cơ chế đặc biệt để khoa học công nghệ bứt phá - Ảnh 2.

Toàn cảnh phiên họp tại tổ.

Thứ tư, theo Thủ tướng, cần thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cả với người thực hiện chứ không phải chỉ người thiết kế chính sách. 

Cho rằng khâu thực hiện là khâu khó, Thủ tướng nhấn mạnh nếu không có cơ chế đặc biệt để bảo vệ người thực hiện dễ dẫn đến tình trạng sợ trách nhiệm hoặc không muốn làm.

Thứ năm, phải có cơ chế đặc biệt để thu hút nhân lực, bao gồm cơ chế để phát triển doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ; thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài vào Việt Nam bằng chính sách thuế, phí, lệ phí, chỗ ở, visa, chính sách lao động… Nếu không thì một nhà khoa học, nhà tư vấn muốn vào mà cứ phải chờ visa mãi!

Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, khi có cơ chế đặc biệt thì phải thiết kế công cụ đặc biệt để quản lý.

“Ta phải ứng xử với tình hình nào bằng chính sách đó để nâng cao hiệu quả, không để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí”, Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng cũng cho rằng, làm khoa học phải chấp nhận rủi ro, chấp nhận độ trễ. Quá trình thực hiện có thể thành công nhưng cũng phải chấp nhận có thể thất bại và trả giá cho thất bại đó.

“Nếu không vì động cơ cá nhân mà do yếu tố khách quan, người thực hiện vô tư trong sáng vì sự phát triển của khoa học công nghệ, của đất nước thì ta phải chấp nhận”, Thủ tướng nói.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/thu-tuong-neu-5-co-che-dac-biet-de-khoa-hoc-cong-nghe-but-pha-192250215135717033.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm

(NLĐO)- Thủ tướng đề nghị các các thành viên Chính phủ luôn phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, xây dựng Chính phủ liêm chính ...

Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường chiều 18/2 đã trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026, sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm. Chiều 18/2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026.Tại buổi lễ, ông Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm...

Thủ tướng giao nhiệm vụ các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm

Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, giao nhiệm vụ cho một số thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng hoa, chúc mừng các tân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng vừa được bổ nhiệm. ...

Thủ tướng được quyết định biện pháp cấp bách khác quy định của luật khi thật cần thiết

Theo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) vừa được thông qua, trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh... Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sở GTVT Bạc Liêu dừng sát hạch, cấp đổi GPLX

Kể từ ngày 19/2, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu dừng sát hạch cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe. ...

Cho phép thí điểm 6 cơ chế đặc thù, đặc biệt làm đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM

Sáng 19/2, Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM với 100% đại biểu có mặt tán thành. ...

Rõ cơ chế khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Nghị định 15 về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quy định rõ cơ chế cho thuê, chuyển nhượng, đầu tư mở rộng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. ...

Vì sao Việt Nam chưa nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ?

Thời gian qua, Việt Nam vẫn chưa có cơ sở phá dỡ tàu cũ nào làm thủ tục để nhập khẩu tàu biển cũ để phá dỡ do chưa đủ cơ sở pháp lý. ...

Nhà thầu cao tốc vẫn gặp khó vì thiếu đá

Trong bối cảnh nhiều dự án cao tốc phải hoàn thành trong năm 2025, nguy cơ thiếu nguồn vật liệu đá vẫn thường trực. Ở nhiều địa phương, dù giá đá tăng cao hơn nhiều so với dự toán, nhà thầu cũng không có để mua. ...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

6 tháng vận hành, Metro Nhổn – ga Hà Nội phục vụ gần 3,4 triệu khách

Sau 6 tháng vận hành thương mại, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy đã vận chuyển gần 3,4 triệu lượt hành khách. Theo số liệu thống kê từ Công ty TNHH MTV Công ty đường sắt Hà Nội, sau 6 tháng vào vận hành khai thác thương mại, đã có gần 3,4 triệu hành khách di chuyển trên tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy....

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc mưa rét

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025, miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, mưa phùn kéo dài do ảnh hưởng của không khí lạnh. Hà Nội cũng không ngoại lệ khi thời tiết mưa rét, nhiệt độ dao động 15-17 độ C. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng hầu hết khu vực phía Đông Bắc Bộ. Đêm 16/2, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến một số...

Ít nhất 15 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp ở nhà ga Ấn Độ

(CLO) Ít nhất 15 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong một vụ giẫm đạp tại nhà ga chính ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào tối thứ Bảy. ...

Cùng chuyên mục

Lời khai ban đầu của người phụ nữ trông giữ

(NLĐO)- Trước khi bé gái 5 tuổi tử vong, người trông trẻ khai thấy nạn nhân nằm úp mặt vào gối, phía trên có con gấu bông chèn lên người và đầu ...

Điều tra 3 hành vi vụ tung tin 2 thiếu nữ bị bắt cóc ở Cà Mau

Công an huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) mời làm việc nhiều người liên quan để làm rõ 3 dấu hiệu vi phạm trong vụ đập kính ô tô, tung tin bắt cóc 2 em gái trên địa bàn. Ngày 19/2, liên quan đến vụ tung tin bắt cóc xảy ra trên địa bàn, Công an huyện Cái Nước cho biết đang tập trung điều tra 3 hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản”, “Đăng tải thông tin...

Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Lãi từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Việc đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không ‘bõ’ và không đáng. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. - Thưa ông, câu chuyện về việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm với các cá nhân tại...

Vì sao 80 người sống sót trong tai nạn máy bay ở Canada?

Tai nạn trong chuyến bay ở Canada khiến cánh máy bay bị rụng, máy bay lật ngửa. Các chuyên gia đã đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân 80 người đều sống sót. Điều gì tạo nên sự kỳ diệu trong vụ tai nạn máy bay ở Canada? Khi chuyến bay Delta 4819 từ Minneapolis đến Toronto hạ cánh trong một vụ tai nạn nghiêm trọng khiến cánh máy bay bị...

Quốc hội thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế

(TN&MT) - Sáng ngày 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu đặt ra là đạt mức tăng trưởng GDP 8% trở lên. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy có 463/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu...

Mới nhất

Chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa tư nhân

Theo Sở Y tế Bình Thuận, hiện trên địa bàn tỉnh có 14 phòng khám đa khoa tư nhân đang hoạt động. Thời gian qua, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn tỉnh đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân,...

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. ...

Cuộc gặp Nga – Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov kéo dài hơn bốn giờ tại Cung điện Diriyah ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia hôm 18/2 đã đạt được một số kết quả then chốt bước đầu...

Điều tra 3 hành vi vụ tung tin 2 thiếu nữ bị bắt cóc ở Cà Mau

Công an huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) mời làm việc nhiều người liên quan để làm rõ 3 dấu hiệu vi phạm trong vụ đập kính ô tô, tung tin bắt cóc 2 em gái trên địa bàn. Ngày 19/2, liên quan đến vụ tung tin bắt cóc xảy ra trên địa bàn, Công an huyện Cái Nước cho...

Mới nhất