Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiGiữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa...

Giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, đoàn kết và đồng hành trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

(Tổ Quốc) – Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự Ngày hội.

Tham dự Ngày hội còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải.

Cùng tham dự Ngày hội có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; các Thứ trưởng Bộ VHTTDL: Trịnh Thị Thủy; Tạ Quang Đông; Hồ An Phong và các lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, và đông đảo cộng đồng các dân tộc.

Chủ tịch nước Lương Cường: Giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, đoàn kết và đồng hành trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội

Mở ra không gian giao lưu đậm đà bản sắc

Phát biểu khai mạc Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, Ngày hội là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng, phong tục của các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước, góp phần thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời mở ra một không gian giao lưu đậm đà bản sắc, để các chủ thể tự giới thiệu về văn hóa của dân tộc mình, theo đúng quan điểm của Đảng ta: Nhân dân là chủ thể sáng tạo. Đội ngũ văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng trong việc chấn hưng và phát triển văn hoá.

Theo Thứ trưởng, trong khuôn khổ Ngày hội, công chúng và du khách sẽ được thưởng thức những chương trình đặc sắc mang đậm bản sắc các dân tộc, với sự tham gia của hơn 200 nghệ nhân từ 26 cộng đồng dân tộc, 29 lượt cộng đồng huy động của 14 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền trên cả nước. Thông qua các hoạt động của Ngày hội để giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng, miền đến với bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam tươi đẹp, năng động và giàu bản sắc.

“Đến với Ngày hội, người dân, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đậm đà bản sắc để cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết vui xuân đã có từ ngàn đời nay, với những hoạt động nổi bật như: Nghi thức mở cửa Tháp của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận, một nghi lễ mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh đặc sắc của cộng đồng dân tộc Chăm; Lễ hội khai hạ và giới thiệu, trình diễn lịch tre – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, với những phong tục tập quán độc đáo, gắn liền với mùa màng và sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên; Tái hiện lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận với những điệu múa, lời ca và những nghi lễ mang đậm tinh thần tôn vinh những giá trị cao đẹp, sự gắn kết cộng đồng. Từ những hoạt động cụ thể này, mỗi người dân, du khách sẽ cảm nhận được sức mạnh của truyền thống, sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân tộc, từ đó phát huy tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong quá trình phát triển đất nước cho du khách những trải nghiệm phong phú, sâu sắc về một nền văn hóa đa dạng, thống nhất của dân tộc Việt Nam”- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết.

Chủ tịch nước Lương Cường: Giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, đoàn kết và đồng hành trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước - Ảnh 2.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội

Chiêm ngưỡng những vẻ đẹp văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc

Phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội, Chủ tịch nước Lương Cường đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lời thăm hỏi thân tình và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất đến toàn thể đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tham dự Ngày hội.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa đặc sắc, phong phú, độc đáo, đã tạo nên bức tranh văn hóa vừa đa dạng, trong sự thống nhất cao, phản ánh sự sáng tạo và bản lĩnh của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Một trong những giá trị quan trọng nhất của nền văn hóa truyền thống 54 dân tộc anh em chính là tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái, đã tạo sức mạnh nội sinh, là nền tảng giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam ngày nay.

Chủ tịch nước đánh giá cao Bộ VHTTDL trong những năm qua đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức nhiều sự kiện văn hóa có ý nghĩa chính trị sâu sắc tại Làng Văn hoá- Du lịch các dân tộc Việt Nam, trong đó hội tụ về “Ngôi nhà chung” với những hoạt động văn hoá, nghệ thuật truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; các nghi thức, lễ hội độc đáo đậm sắc màu được hình thành sống động trong dòng chảy văn hóa các dân tộc, đã làm nổi bật những vẻ đẹp đa sắc của văn hóa Việt Nam, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm văn hoá, du lịch cộng đồng, qua đó tiếp tục khẳng định, lan tỏa sức sống giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong phát triển, giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

Chủ tịch nước Lương Cường: Giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, đoàn kết và đồng hành trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước - Ảnh 3.

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà đại diện đồng bào các dân tộc tham dự Ngày hội

Theo Chủ tịch nước, Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” không chỉ là một sự kiện mừng xuân, mà còn là một sự kiện văn hóa, chính trị mang nhiều ý nghĩa; là dịp để mỗi người dân Việt Nam ôn lại, giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, qua đó thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, tăng cường sự hiểu biết và đồng hành cùng nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. “Với những thông điệp và tinh thần ấy, sự kiện này thực sự đã trở thành nguồn động viên, khích lệ, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn để đất nước ta vươn tới những thành công mới, giàu mạnh và thịnh vượng”- Chủ tịch nước khẳng định.

Chủ tịch nước biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực cố gắng tích cực của Bộ VHTTDL, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, cùng cộng đồng các dân tộc đã có nhiều sáng kiến, duy trì và phát triển các hoạt động tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam giữa lòng Thủ đô Hà Nội để nhân dân, du khách được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, trong đại gia đình cộng đồng các dân tộc Việt Nam thân yêu. Đồng thời Chủ tịch nước khẳng định, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một nhiệm vụ chiến lược, nhất quán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, trong suốt quá trình cách mạng và trong thời kỳ mới, nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Chủ tịch nước Lương Cường: Giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, đoàn kết và đồng hành trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước - Ảnh 4.

Chủ tịch nước và các đại biểu tham gia Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ của đồng bào các dân tộc

Chủ tịch nước nêu rõ: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là tài sản vô giá, là nguồn lực vô cùng quý báu để chúng ta xây dựng một Việt Nam hùng mạnh. Nhờ vào sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa, cùng với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chúng ta đã, đang và sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức vươn tới những thành tựu vĩ đại trong công cuộc phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Chủ tịch nước đề nghị: Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện tốt chính sách dân tộc, đảm bảo quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; đồng thời có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc, gìn giữ vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc, trong đó cần đặc biệt chú trọng tôn vinh và trân trọng sự đóng góp quan trọng của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc – đó là những người tiêu biểu, gương mẫu, cốt cán trong các phong trào của địa phương, và đang là “điểm tựa cho mọi điểm tựa khác” của bản làng.

Chủ tịch nước Lương Cường: Giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, đoàn kết và đồng hành trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước - Ảnh 5.

Chủ tịch nước đánh trống khai mạc lễ hội Khai hạ

Các địa phương cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức chặt chẽ, hiệu quả việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào, có những giải pháp, việc làm cụ thể, thiết thực để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc; đồng thời cần chăm lo giáo dục, văn hóa, y tế, phúc lợi xã hội, quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề đào tạo cán bộ, việc làm cho thanh niên, chủ động tích cực trong góp phần tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đồng bào tham gia ngày càng sâu và có hiệu quả vào quá trình phát triển chung của đất nước.

Chủ tịch nước mong muốn toàn thể đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang hãy đem hết sức lực, nhiệt huyết, bằng hành động cụ thể, thiết thực đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước, tạo dựng sự gắn kết, hun đúc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vun đắp nền văn hóa Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, giá trị Việt Nam – nguồn lực nội sinh mạnh mẽ để phát triển đất nước.

Đồng thời Chủ tịch nước tin tưởng, với công cuộc đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự chung sức đồng lòng, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.

Chủ tịch nước Lương Cường: Giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, đoàn kết và đồng hành trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước - Ảnh 6.

Chủ tịch nước tham gia hoạt động tại lễ hội Khai hạ

Sau lễ khai mạc, Chủ tịch nước và các đại biểu đã tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội như Nghi thức mở cửa tháp của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận; Lễ hội Khai hạ và giới thiệu trình diễn Lịch Tre- Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường, Hòa Bình và trồng cây lưu niệm.

Trong chiều cùng ngày, Ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động như Chương trình giao lưu Bản Mường vui xuân; tái hiện trích đoạn hát múa dưới cây bông của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa; Chương trình giao lưu Hoa xuân Tây Bắc; giao lưu Raglai mùa xuân về; giao lưu Xuân về trên đền tháp…

Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc diễn ra từ ngày 14-16/02/2025 (ngày 17,18,19 tháng Giêng) (thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật) với các hoạt động như hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng với chủ đề “mỗi người trồng một cây xanh” tại không gian các làng dân tộc; Giới thiệu ẩm thực, các món ăn ngày Tết: bánh chưng, bánh tét, xôi nếp nương, gà quay, lợn quay, lạp sườn, rượu cần… (tại không gian các nhà dân tộc Thái, Mường, Lào, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Khmer); Giới thiệu chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc về mùa xuân, các ca khúc hát về mùa xuân, ca ngợi quê hương đất nước, về Đảng, về Bác tại các làng dân tộc; hoạt động trò chơi dân gian “Hội xuân”: nhảy sạp, đi cà kheo, đánh đu… giao lưu tại không gian các nhà dân tộc phía Bắc: Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú cùng các dân tộc Tây Nguyên, Nam Bộ cộng hưởng tạo không khí vui tươi, phấn khởi; Giới thiệu sắc phớt hồng hoa Tam giác mạch, sắc trắng của hoa mơ hoa mận, sắc đào Tây Bắc…/.



Nguồn: https://toquoc.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-giu-gin-va-lam-sau-sac-hon-nhung-gia-tri-van-hoa-dan-toc-doan-ket-va-dong-hanh-trong-cong-cuoc-xay-dung-va-phat-trien-dat-nuoc-20250215123511078.htm

Cùng chủ đề

Sắc xuân ở Làng Văn hóa

Trong những ngày này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ngập tràn sắc màu với Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025. Đến với...

Hào hứng với hát bội trên sông Sài Gòn

Chương trình du lịch "Saigon Art Cruise" đang thu hút du khách bởi có thêm phần biểu diễn của nghệ sĩ hát bội. ...

Đồng bào các dân tộc vui hội Xuân tại Làng Văn hóa

(CLO) Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2025 có sự tham gia của khoảng 200 đồng bào các dân tộc, với phương châm "chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình". ...

Tổ chức nhiều hoạt động dịp đón nhận di sản văn hóa Nghề làm bún Vân Cù

(Tổ Quốc) - Ngày 5/2, UBND TX Hương Trà (TP Huế) thông tin, đơn vị sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc nhân sự kiện đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm bún Vân Cù. ...

Đưa bản sắc văn hóa dân tộc đến với công chúng

(CLO) Hội Báo Xuân từ lâu đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người làm báo, cơ hội để mỗi phóng viên nhà báo gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tạo ra không gian văn hóa đặc biệt dịp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lạc lối về với hoa mận trắng muốt trên cao nguyên Bắc Hà

(Tổ Quốc) - Lập xuân, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) lại bừng lên sắc trắng tinh khôi của hoa mận. Khắp các triền đồi, thung lũng, những cành mận khẳng khiu bỗng chốc phủ kín hoa, tạo nên khung cảnh thơ mộng như tranh vẽ. ...

Ban hành quy định mới về kiểm định chương trình đào tạo trình độ đại học

(Tổ Quốc) - Áp dụng quy trình kiểm định với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm. Điều chỉnh các mức đánh giá tiêu chí từ 1-7 điểm sang mức đánh giá đạt và...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 18/02/2025

(Tổ Quốc) - Khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến 2025; Nam kỳ thủ số 1 của cờ vua Việt Nam Lê Quang Liêm sẽ có mặt tại CH Séc tranh tài giải Prague International Chess Festival 2025; Mười khách sạn Việt Nam nhận giải Ngôi sao năm...

Đà Nẵng giới thiệu, quảng bá du lịch tại Ấn Độ

(Tổ Quốc) - Ngày 17/2, Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết đã phối hợp cùng Hãng hàng không Vietjet Air tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Đà Nẵng tại thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ. ...

Du lịch Khánh Hòa hứa hẹn bứt phá năm 2025

(Tổ Quốc) - Khánh Hòa tung loạt chương trình, sản phẩm mới nhằm kích cầu du lịch, hoàn thành mục tiêu đón 11,8 triệu lượt du khách năm 2025. Mục tiêu tăng trưởng ngành du lịch...

Bài đọc nhiều

Những ngày đầu năm 2025, thời tiết Hà Nội thế nào?

TPO - Diễn biến thời tiết tại khu vực Thủ đô trong 24 giờ qua duy trì ngày nắng, rét về đêm. Dự kiến trong những ngày đầu năm 2025 mức chênh nhiệt giữa ngày và đêm ở Hà Nội sẽ có biên độ lớn hơn. Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội TPO - Còn 1 ngày nữa...

Quy định mới xác định hành vi bạo lực gia đình từ năm 2024

Ngày 1/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2023.Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định rõ các hành vi bạo lực gia đình cho từng trường hợp cụ thể; quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình; đơn vị có trách nhiệm giải quyết...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025 được tổ chức tại Ninh Bình

(CLO) Sáng 6/2/2025, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi họp báo thông tin về Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025. Theo đó, sự kiện khai mạc sẽ chính thức diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 12/02/2025) tại...

Tiết mục “Trống cơm” gây ấn tượng với bạn bè quốc tế tại Lễ hội khiêu vũ và Nhịp điệu trống Kuala Lumpur

Đoàn sân khấu Lệ Ngọc (Hà Nội) đã gây ấn tượng với bạn bè quốc tế với tiết mục "Trống cơm" mở màn Lễ hội khiêu vũ và Nhịp điệu trống Kuala Lumpur.

NashTech và hành trình ‘25 năm đồng nhịp’

Tháng 1/2025, NashTech đã tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 25 năm thành lập với chủ đề "NashTech - 25 năm đồng nhịp" tại 3 văn phòng Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Đây cũng là dịp NashTech tri ân đến nhân viên (gọi là Nasher) đã luôn tận tâm cống hiến, xây dựng niềm tin vững chắc với khách hàng trên toàn cầu, góp phần đưa NashTech trở thành một trong những doanh nghiệp nâng cao vị thế...

Cùng chuyên mục

Phát huy giá trị truyền thống Đạo Mẫu, Thiền Trúc Lâm trong tín ngưỡng

(CLO) Chiều 19/02/2025, Thành phố Tuyên Quang tổ chức toạ đàm với chủ đề “Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng của người dân Tuyên Quang”, nhằm góp phần định hình đời sống tín ngưỡng, hướng con người xứ Tuyên...

Hai cảnh sát trật tự Quảng Bình đã làm gì khiến cộng đồng mạng ‘thả tim’?

Phát hiện cụ ông chở đứa bé có dấu hiệu ngủ gật phía sau, hai cảnh sát đã đưa cháu bé qua xe tuần tra rồi chở về tận nhà. Ngày 19-2, đại tá Hoàng Khắc Lương, phó giám đốc Công an tỉnh Quảng...

Người dân Bình Phước được Chatbot AI hỗ trợ khi làm dịch vụ công

Chatbot AI hỗ trợ người dân Bình Phước tra cứu thủ tục hành chính, hướng dẫn nộp hồ sơ, giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến nhanh chóng, hạn chế sai sót. Ngày 18/2, UBND tỉnh đã tổ chức công bố và triển khai chính thức chức năng Chatbot AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước. Theo đó, Chatbot AI sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo...

VGIC 2025: Kết nối nhân tài Việt toàn cầu, khai phá tương lai công nghệ

100 nhân tài người Việt và gốc Việt sẽ quy tụ cùng thảo luận những vấn đề chiến lược của Việt Nam tại Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Việt Nam Toàn cầu diễn ra từ ngày 20 - 22/2 tại Trụ sở Google châu Á – Thái Bình Dương (Singapore). Đây là sự kiện do AVSE – Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu phối hợp Ban Liên lạc Cộng đồng người Việt Nam tại...

5 anh em họ góp 7 tỷ đồng xây nhà cho đại gia đình 30 người, tự tin “sẽ chung sống hoà thuận”

5 anh em họ người Trung Quốc cùng góp công, góp của để xây ngôi nhà cho đại gia đình 4 thế hệ. ...

Mới nhất

Phát huy giá trị truyền thống Đạo Mẫu, Thiền Trúc Lâm trong tín ngưỡng

(CLO) Chiều 19/02/2025, Thành phố Tuyên Quang tổ chức toạ đàm với chủ đề “Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín...

Hai cảnh sát trật tự Quảng Bình đã làm gì khiến cộng đồng mạng ‘thả tim’?

Phát hiện cụ ông chở đứa bé có dấu hiệu ngủ gật phía sau, hai cảnh sát đã đưa cháu bé qua xe tuần tra rồi chở về tận nhà. ...

13 trường quân đội tuyển 3.200 sinh viên hệ dân sự

Năm nay 13 trường quân đội thuộc Bộ Quốc phòng được giao tuyển khoảng 3.200 chỉ tiêu hệ dân sự. Trước đó việc tuyển sinh hệ dân sự vào khối trường quân đội đã dừng từ năm 2019. ...

Tại sao cần bỏ quy định kỷ luật trường hợp sinh con thứ 3 trở lên?

Bộ Chính trị vừa có ý kiến nhất trí với nội dung kiến nghị của Bộ Y tế về quy định của Đảng liên quan đến xử lý vi phạm chính sách dân số, không xử lý kỷ luật đối với trường hợp sinh con thứ 3...

Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng

(MPI) - Chiều ngày 18/02/2025, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với các đồng chí: Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Mới nhất

Giá trứng gà giảm mạnh