Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHướng tới nền giáo dục không dạy thêm

Hướng tới nền giáo dục không dạy thêm

TP – Việc siết dạy thêm, học thêm có đưa giáo dục về đúng giá trị thật, giữ gìn sự tôn nghiêm của nhà giáo? Các chuyên gia cho rằng cần có chính sách đồng bộ, tránh tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” như thời gian qua.

TP – Việc siết dạy thêm, học thêm có đưa giáo dục về đúng giá trị thật, giữ gìn sự tôn nghiêm của nhà giáo? Các chuyên gia cho rằng cần có chính sách đồng bộ, tránh tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” như thời gian qua.

3 đối tượng cùng thay đổi

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho biết, từng có nhiều văn bản về vấn đề học thêm trước Thông tư 29 do Bộ GD&ĐT ban hành, nhưng thực hiện chưa hiệu quả. Ông Tùng Lâm khẳng định, việc học thêm làm xói mòn khả năng tự học, làm giảm đi sự phát triển của con người. Việc học vì điểm số, học vì bằng cấp, học để đối phó chứ không phải xuất phát từ mong muốn của học sinh.

“Trước đây, học thêm dạy thêm xuất phát từ cách thi cử mẹo mực, đề thi đánh đố. Nhưng giờ đây, chương trình giáo dục phổ thông 2018 buộc học sinh phải tự rèn luyện, tự tìm ra kiến thức, từ đó biến kiến thức thành năng lực riêng. Cả ba đối tượng thầy cô, học sinh, phụ huynh cần nhìn lại Thông tư 29 vì lợi ích lâu dài của đất nước để thay đổi”, ông Tùng Lâm nói.

Hướng tới nền giáo dục không dạy thêm ảnh 1

Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Ảnh: HOÀNG MẠNH THẮNG

Ông Lâm nhấn mạnh, việc kiểm tra đánh giá cần cải tiến như thế nào cho phù hợp với yêu cầu mới. Đề thi không kiểm tra kiến thức học thuộc lòng, không đối phó với sách giáo khoa. Muốn thế, đầu tiên nhà trường phải dạy học sinh biết cách tự học. Thứ hai là phụ huynh, không phải cứ đẩy con đến lớp học thêm là yên tâm. Thứ ba, trách nhiệm của giáo viên phải dạy học sinh đến nơi đến chốn. Khi thầy cô giáo dạy vượt giờ chuẩn, lao động phải được trả công.

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) chia sẻ, ông hoàn toàn ủng hộ các quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm và quy định về các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm tại Thông tư 29. Riêng với quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang cho rằng, việc dạy thêm không thu tiền của học sinh là đúng, nhưng phải có tiền chi trả thù lao, bồi dưỡng cho giáo viên; địa phương phải cân đối, quy định cụ thể. Đây cũng là tâm tư của không ít nhà giáo vì có thể huy động, kêu gọi họ dạy miễn phí nhưng không thể bắt buộc hoặc thực hiện trong thời gian dài.

PGS. Nguyễn Xuân Thành khẳng định, Thông tư 29 không cấm, mà định nghĩa rõ thế nào là dạy thêm, học thêm. Việc sử dụng sự liên kết đó ở đâu, ngoài nhà trường hay trong nhà trường đều phải có sự quản lí của pháp luật. Lưu ý rằng, trong nhà trường là tài sản công, được đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

Học sinh cần có thời gian “tiêu hóa” kiến thức

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, giáo dục phổ thông là để phát triển toàn diện năng lực của học sinh nên ở THCS chưa có trường chuyên cũng vì lý do đó. Nhà trường phải là nơi để học sinh phát triển toàn diện năng lực, không phải là nơi chỉ trau dồi kiến thức để giải các bài tập, không có thì giờ để “tiêu hóa”, vận dụng vào cuộc sống.

PGS. Thành nhìn nhận, việc tập trung quá nhiều vào năng lực văn hóa cho học sinh đã khiến bản thân giáo viên không có thời gian tự học, trau dồi kiến thức cho bản thân. Chính vì vậy, chương trình giáo dục 2018 quy định 5 phẩm chất, 10 năng lực, trong đó năng lực đầu tiên là tự chủ và tự học. Không thể lấp đầy thời gian của học sinh bằng dạy thêm.

Theo PGS. Thành, khi Thông tư 29 được ban hành, Bộ GD&ĐT nhận được nhiều tâm tư, ý kiến. Có người nói, nhu cầu học thêm là một hằng số, chặn ở đây nó sẽ tràn ra chỗ khác, nhưng thực tế không phải như vậy. “Với nhu cầu học thêm dạy thêm, thầy cô làm tròn trách nhiệm với nhà trường, vấn đề học thêm dạy thêm sẽ tự giảm xuống. Thông tư 29 giúp cho việc dạy thêm học thêm giảm đi và dần dần nhà trường không cần dạy thêm học thêm, bên ngoài cũng không cần tăng lịch”, ông Thành nói.

Hoa Ban





Nguồn: https://tienphong.vn/huong-toi-nen-giao-duc-khong-day-them-post1717217.tpo

Cùng chủ đề

Không học thêm, học sinh có ‘sợ’ thi tốt nghiệp THPT?

'Ngày nào em cũng học từ sáng tới tối, một ngày ngủ có mấy tiếng, áp lực lắm. Có đi học thêm em còn áp lực, nếu không học thêm thì không biết như nào', Lam Phương, học sinh lớp 12, năm nay...

Giáo viên muốn dạy thêm phải đáp ứng những điều kiện gì?

Thông tÆ° 29/2024 có hiệu lá»±c từ ngày 14/2 siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm của giáo viên trong và ngoài nhà trường. Dạy thêm, học thêm không phải là vấn đề xa lạ với phụ huynh và học sinh, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều tiêu cực khiến dư luận bức xúc. Việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 29/2024 thay thế Thông tư 17/2012 được kỳ vọng sẽ giúp hoạt động dạy...

Ngôi trường ở Cần Thơ ‘nói không’ với ly nhựa, hộp xốp

Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) rộng khoảng 2 ha, với hơn 900 học sinh, dù không bố trí thùng rác công cộng nhưng cảnh quan vẫn sạch đẹp. ...

Không ‘bỏ lửng’ ôn thi vì quy định mới về dạy thêm

Hôm nay 14.2, Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Điều lo lắng nhất của các nhà trường và phụ huynh, học sinh là việc ôn tập, ôn thi cho học sinh cuối cấp đang thực hiện...

Đang hoàn thiện quy định về dạy thêm, học thêm

Sở GD-ĐT Cà Mau đang trong quá trình thẩm định và hoàn thiện dự thảo quy định mới về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khóa học miễn phí bảo vệ trẻ trên môi trường mạng

TPO - Cục An toàn thông tin phối hợp với một số đơn vị mở lớp dạy kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh cấp hai và cấp ba. Lớp học online và miễn phí, dành cho cả trẻ khiếm thính. TPO - Cục An toàn thông tin phối hợp với một số đơn vị mở lớp dạy kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh cấp hai và cấp...

Đổ xô đi đổi giấy phép lái xe; Khuyến khích cán bộ năng lực hạn chế xin từ chức

TPO - Lập đường dây nóng để trả lại tiền cho trái chủ Vạn Thịnh Phát; Người dân đổ xô đi đổi giấy phép lái xe, các nơi tăng ca xử lý; Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế tự xin từ chức; Lý do hầm chui Nguyễn Văn Linh ngập nặng sau 2 tháng thông xe,...là những tin đáng chú ý ở TPHCM trong tuần. TPO - Lập đường dây nóng để trả...

TPHCM mây mù giăng kín, mưa lất phất

TPO - Sáng ngày 15/2, nhiều nơi tại TPHCM có sương mù kèm mưa rào lất phất. Nồng độ bụi mịn trong không khí vượt mức cho phép nhiều lần. TPO - Sáng ngày 15/2, nhiều nơi tại TPHCM có sương mù kèm mưa rào lất phất. Nồng độ bụi mịn trong không khí vượt mức cho phép nhiều lần. Theo ghi nhận của PV, sáng 15/2, bầu trời TPHCM nhiều mây, nắng yếu, sương mù...

Tuyệt tác kiến trúc của ngôi đình cổ vừa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

TPO - Sáng 15/2, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với đình Đại Phùng, xã Đan Phượng. Ngôi đình được xây dựng cuối thế kỷ 17, thờ Đức Thánh Tích Lịch Hỏa Quang Thượng đẳng thần và tướng quân Vũ Hùng - người có công dẹp giặc dưới thời nhà Trần. 15/02/2025 | 13:52 ...

ĐH Kinh tế TPHCM tăng chỉ tiêu, giảm phương thức xét tuyển năm 2025

TPO - Năm 2025, Đại học Kinh tế TPHCM dự kiến tuyển sinh 7.980 chỉ tiêu, tăng 80 chỉ tiêu so với 2024 bằng 5 phương thức xét tuyển. TPO - Năm 2025, Đại học Kinh tế TPHCM dự kiến tuyển sinh 7.980 chỉ tiêu, tăng 80 chỉ tiêu so với 2024 bằng 5 phương thức xét tuyển. Chiều tối 14/2, Đại học Kinh tế TPHCM công bố thông tin tuyển sinh đại học năm 2025. Theo đó,...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cần Thơ: Điểm trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Thực hành Sư phạm cao nhất

Trong vòng 7 ngày sau khi công kết quả, thí sinh trúng tuyển đến các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học để làm thủ tục nhập học. Trường hợp thí sinh nếu có nhu cầu chấm phúc khảo, có thể tải mẫu đơn phúc khảo tại website tuyển sinh 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Những vấn đề cần giải quyết để “triệt tiêu” được dạy thêm, học thêm

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, Thông tư 29 rất nhân văn khi hướng tới một nền giáo dục không dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, muốn giải quyết được “gốc” của dạy thêm, học thêm cần có...

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm

Theo vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm. Điểm ưu tiên của mỗi thí sinh được quy định không vượt quá 10% mức điểm tối đa. ...

Dùng trí tuệ nhân tạo chuyển đổi giáo dục cho trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh

Trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh (não phát triển hoặc hoạt động khác biệt so với phần lớn mọi người) thường gặp khó khăn với các phương pháp giáo dục truyền thống. ...

Bộ GD-ĐT: Năm 2025, các đại học không còn xét tuyển sớm

Năm 2025, các đại học sẽ không còn đợt xét tuyển sớm. Tất cả các phương thức sẽ được xét chung trong một đợt. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT ngày 15/2 cho biết Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ được ban hành trong tháng 2. Quy chế chính thức có một số điều chỉnh so với dự thảo ban đầu. Cụ thể, thay vì giới hạn xét tuyển sớm không vượt...

Sinh viên ‘trái ngành’ múa cổ trang, nhảy hiện đại ‘hút mắt’ nghìn người

Dù không học chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật, sinh viên nhiều trường ĐH vẫn 'xông pha' cống hiến, đem đến nhiều tiết mục công phu trong ngày hội Tư vấn mùa thi lần thứ 27 của Báo Thanh Niên. ...

Phê bình Phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau vì sai sót trong điều chỉnh bằng cấp

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có công văn phê bình nghiêm túc và yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc đối với ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, vì có sai sót trong việc điều chỉnh...

Mới nhất

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhận nhiệm vụ mới

NDO - Chiều 15/2, tại thành phố Lào Cai, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhiệm kỳ 2020-2025 cho đồng chí Trịnh Xuân Trường. ...

Thông tin “có thể tự ý điều chỉnh tín hiệu giao thông’ là tin giả

(CLO) Vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin về một người đàn ông mặc áo đen có thể can thiệp vào hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại...

Tái hiện lễ Kin Chiêng Boọc Mạy đặc sắc của đồng bào Thái xứ Thanh

(Tổ Quốc) - Chiều 15/2, trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du...

Báo Công thương ký kết hợp tác, nâng cao chất lượng tuyên truyền

(CLO) Chiều 15/2, tại Bắc Giang, Báo Công Thương và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thông tin truyền...

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Mới nhất