Trang chủNewsThời sựCần giải pháp đột phá để dự án metro không còn "nằm...

Cần giải pháp đột phá để dự án metro không còn “nằm trên giấy”

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lệ, nếu không có những giải pháp đột phá, hệ thống metro sẽ tiếp tục là những dự án “nằm trên giấy”, không thể sớm đầu tư để phát huy vai trò hiện đại hóa hệ thống giao thông đô thị.

Nhiều tuyến metro dừng ở mức quy hoạch do thiếu nguồn lực và cơ chế

Chiều 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM.

Cần giải pháp đột phá để dự án metro không còn

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ – Chủ tịch HĐND TP.HCM.

Tham gia phát biểu tại tổ TP.HCM, đại biểu Nguyễn Thị Lệ – Chủ tịch HĐND TP.HCM chia sẻ, TP.HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, với dân số hơn 10 triệu người và tốc độ đô thị hóa nhanh.

Thực tế cho thấy, nếu không có hệ thống vận tải công cộng hiện đại, sức chở lớn, đặc biệt là đường sắt đô thị, thành phố sẽ khó giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và quá tải hạ tầng.

Theo bà Lệ, sau thời gian dài chờ đợi, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 22/12/2024 và nhanh chóng phát huy hiệu quả, được đón nhận rất tích cực, góp phần giảm đáng kể áp lực giao thông khu vực phía Đông thành phố.

“Điều này cho thấy, người dân sẵn sàng chuyển đổi sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng nếu hệ thống metro được đầu tư bài bản, thuận tiện, đồng bộ và đúng tiến độ”, bà Lệ cho hay.

Tuy nhiên, bà Lệ cũng cho biết sự mong mỏi của người dân chưa dừng lại ở metro số 1. Tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, nhưng hiện vẫn chưa có cơ chế đủ mạnh để triển khai đầu tư xây dựng nhanh chóng.

Đây là tuyến metro đi qua nhiều khu dân cư có mật độ cao, là tuyến “xương sống” giúp giảm áp lực giao thông khu vực phía Bắc – Tây TP.HCM. Vì vậy, việc sớm khởi công xây dựng tuyến metro này là yêu cầu cấp thiết và mong mỏi rất lớn của người dân thành phố và khu vực lân cận.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng chỉ ra các tuyến metro còn lại vẫn chỉ dừng ở mức quy hoạch, chưa thể triển khai do thiếu nguồn lực và cơ chế thực hiện.

Nếu không có những giải pháp đột phá, hệ thống metro sẽ tiếp tục là những dự án trên giấy, không thể sớm đầu tư để phát huy vai trò thực sự trong việc hiện đại hóa hệ thống giao thông đô thị TP.HCM.

Do đó, sau khi Bộ Chính trị có Kết luận số 49 vào tháng 2/2023, TP. HCM, Hà Nội đã thống nhất xây dựng cơ chế đặc thù, đặc biệt và trình Bộ Giao thông vận tải chủ trì, tổng hợp và trình Chính phủ, Quốc hội.

Nội dung các các cơ chế này mang tính đột phá mạnh, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, khai thác quỹ đất dọc tuyến.

Vì vậy, đại biểu thống nhất các nội dung của Đề án thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.

Đồng thời, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua các cơ chế đặc thù, đặc biệt này để đẩy nhanh tiến độ xây dựng metro, đặc biệt là tuyến metro số 2 và các tuyến tiếp theo.

Cần giải pháp đột phá để dự án metro không còn

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội).

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) thống nhất với sự cần thiết phải khẩn trương ban hành Nghị quyết của Quốc hội nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc về thể chế đã được nhận diện trong thực tiễn tại TP.Hà Nội và TP.HCM khi phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.

Theo định hướng quy hoạch, TP Hà Nội có 14 tuyến tương ứng 619,1Km, TP.HCM có 10 tuyến tương ứng 510km, là khối lượng công việc rất lớn phải triển khai trong thời gian tới, đòi hỏi nguồn lực rất lớn.

“Nếu vẫn theo cách làm, cơ chế chính sách cũ đã thực hiện đối với lĩnh vực này thì không thể hoàn thành được mục tiêu quy hoạch”, ông Thường nói.

Đại biểu đánh giá cao nội dung tờ trình của Chính phủ và cơ bản nhất trí với 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt đề xuất trong dự thảo Nghị quyết.

Tham góp thêm ý kiến, ông Thường đề nghị xem xét cập nhật bổ sung chính sách khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, phát huy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức triển khai thực hiện.

Chính sách này tương tự như chính sách đã được nêu đề xuất trong triển khai dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và vấn đề này cũng đã được UBND TP Hà Nội đề xuất cập nhật bổ sung trong quá trình hoàn thiện tiếp thu các ý kiến góp ý.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/can-giai-phap-dot-pha-de-du-an-metro-khong-con-nam-tren-giay-192250214181747238.htm

Cùng chủ đề

Làm đường sắt và đường sắt đô thị: Cần ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp nội

"Việc đặt hàng này giúp tăng trưởng trong nước, còn nếu mua nước ngoài sẽ chảy ra nước ngoài và không bao giờ chúng ta có ngành công nghiệp đường sắt" - đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nói. Cần đặt hàng...

Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh giải trình, làm rõ thêm vấn đề đại biểu nêu, khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM. ...

Sắp có vé liên thông metro – xe buýt, đi lại dễ dàng chỉ cần quẹt thẻ

(NLĐO) - TP HCM sẽ triển khai vé điện tử liên thông giữa Metro số 1 và xe buýt, giúp hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, thuận tiện hơn khi di chuyển. ...

xương sống quan trọng về vận tải hành khách công cộng

Kinhtedothi- Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường, đường sắt đô thị được xác định là xương sống quan trọng về vận tải hành khách công cộng, giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn... Giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường Tham gia thảo luận tại tổ 1 (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) trong nội dung chương trình Kỳ họp...

Bà Nguyễn Thị Lệ: 7 tuyến metro của TP.HCM sẽ nằm trên giấy nếu không có các giải pháp đột phá

Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho hay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết, TP sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình, có cam kết tiến độ rõ ràng từ nay đến năm 2035 cho 7 tuyến metro dài 355km. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tường minh nhiều vấn đề liên quan tuyến đường sắt 8,3 tỷ USD

Thảo luận tại nghị trường, các đại biểu đều thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là cần thiết, đúng đắn, hợp lòng dân. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh sau đó đã giải trình, làm rõ thêm các vấn đề đại biểu nêu. ...

Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh giải trình, làm rõ thêm vấn đề đại biểu nêu, khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM. ...

Hơn 300 trường hợp nhường đất làm cao tốc qua Đồng Nai được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Do không đủ điều kiện được cấp đất tái định cư nên nhiều trường hợp nhường đất làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua TP Biên Hòa được địa phương ưu tiên mua nhà ở xã hội để an cư lạc nghiệp. ...

Thủ tướng nêu 5 cơ chế đặc biệt để khoa học công nghệ bứt phá

Trong số 5 cơ chế đặc biệt để phát triển khoa học công nghệ, Thủ tướng nhấn mạnh phải có cơ chế đặc biệt để thu hút nhân lực, nhất là nhân lực từ bên ngoài bằng chính sách thuế, chỗ ở, visa… ...

Người dân rồng rắn đi cấp đổi giấy phép lái xe

Hàng trăm người xếp hàng từ sáng sớm, có người đi hai, ba ngày mới lấy được số thứ tự làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe. Trong khi đó, nhân viên tại các điểm tiếp nhận phải làm việc hết công suất giải quyết hồ sơ tồn đọng. ...

Bài đọc nhiều

Liên tiếp các vụ nam sinh tự làm pháo nổ dịp cận Tết Nguyên đán

Hôm nay (8/1), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát và phát hiện nhiều người học trên mạng và tự mua đồ về để làm pháo nổ, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt, đa số những người này có tuổi đời còn rất trẻ và am hiểu mạng xã hội. Đơn cử, ngày 3/1, Công an xã Quảng Long, huyện Hải Hà phát hiện 5 học sinh cấp...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Việt Nam rất quan tâm đến quyết định của Hoa Kỳ đối với USAID

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, nhất là dự án rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người và môi trường tại các khu vực dự án. ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên xin thôi việc

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường cho biết, Tỉnh ủy vừa tiếp nhận đơn xin thôi việc của ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh với lý do để chữa bệnh. Sáng 12/2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên tổ chức kỳ họp thứ 23, cho chủ trương về nội dung Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế theo Nghị quyết 18. Tại cuộc họp, ông Trần Quốc Cường, Ủy viên...

Tranh cãi khi Nhà Trắng cấm AP tác nghiệp tại Phòng Bầu dục

(CLO) Hãng thông tấn Associated Press (AP) đưa tin rằng họ đã bị Nhà Trắng cấm tham dự một sự kiện ký sắc lệnh hành pháp tại Phòng Bầu dục vào thứ Ba. Nguyên nhân là do AP đã sử dụng cụm từ "Vịnh Mexico" thay vì "Vịnh Mỹ" trong các...

Cùng chuyên mục

Văn hóa của 54 dân tộc là tài sản vô giá

Ngày 15-2, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025 ...

Thông tin “có thể tự ý điều chỉnh tín hiệu giao thông’ là tin giả

(CLO) Vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin về một người đàn ông mặc áo đen có thể can thiệp vào hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại khu vực Khuất Duy Tiến – Đại lộ Thăng Long, gây hoang mang dư luận.  ...

Báo Công thương ký kết hợp tác, nâng cao chất lượng tuyên truyền

(CLO) Chiều 15/2, tại Bắc Giang, Báo Công Thương và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thông tin truyền thông. ...

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Tạp chí Văn hóa-Văn nghệ Bạc Liêu chính thức kết thúc hoạt động

(CLO) Tỉnh ủy Bạc Liêu vừa công bố một số Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của tỉnh. Theo đó, Tạp chí Văn hoá - Văn Nghệ Bạc Liêu thuộc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh kết thúc hoạt động....

Mới nhất

Tái hiện lễ Kin Chiêng Boọc Mạy đặc sắc của đồng bào Thái xứ Thanh

(Tổ Quốc) - Chiều 15/2, trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du...

Báo Công thương ký kết hợp tác, nâng cao chất lượng tuyên truyền

(CLO) Chiều 15/2, tại Bắc Giang, Báo Công Thương và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thông tin truyền...

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Tạp chí Văn hóa-Văn nghệ Bạc Liêu chính thức kết thúc hoạt động

(CLO) Tỉnh ủy Bạc Liêu vừa công bố một số Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của tỉnh. Theo đó, Tạp chí Văn hoá...

Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Vị khách trong chuyến thăm cấp nhà nước gần đây nhất tới Nhật Bản là Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2019.

Mới nhất