Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDành hơn 20 tỉ USD/năm cho khoa học công nghệ, nhà khoa...

Dành hơn 20 tỉ USD/năm cho khoa học công nghệ, nhà khoa học sẽ không lo thiếu tiền

Nhà nước đã quyết định chi cho khoa học công nghệ 5% GDP, khoảng hơn 20 tỉ USD/năm, với nhiều chính sách đặc biệt để đột phá phát triển khoa học.

Dành hơn 20 tỉ USD/năm cho khoa học công nghệ, nhà khoa học sẽ không lo thiếu tiền - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đức Kiên – phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Văn phòng Trung ương Đảng – cho rằng với nghị quyết 57 và sự đầu tư đặc biệt của Nhà nước, các nhà khoa học sẽ không lo thiếu tiền – Ảnh: TRẦN HUỲNH

Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào ngày 22-12-2024.

Các nhà khoa học sẽ không lo thiếu tiền

Chia sẻ tại tọa đàm về nghị quyết 57 do Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức ngày 14-2, ông Nguyễn Đức Kiên – phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Văn phòng Trung ương Đảng – cho biết Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số do Tổng Bí thư làm trưởng ban đã được thành lập.

Ban chỉ đạo đã triển khai rất quyết liệt, nhanh, gọn rất nhiều nội dung quan trọng, loại bỏ tư duy không quản được thì cấm. Đặc biệt, phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo đã quyết định chi cho khoa học công nghệ 5% GDP, khoảng hơn 20 tỉ USD/năm.

“Nghị quyết 57 đặt ra 11 mục tiêu, trong đó phần kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP, trong đó kinh phí từ xã hội chiếm 60%. Nếu GDP Việt Nam năm 2024 là 470 tỉ USD x 2% bằng 9,4 tỉ USD/năm, mà kinh phí từ xã hội trên 60% thì ngân sách nhà nước dành hơn 3 tỉ USD/năm cho R&D, là nguồn lực rất lớn trong khi ngân sách còn hạn chế.

Đồng thời bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm (khoảng 60.000 tỉ đồng) cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Như vậy, các nhà khoa học sẽ không thiếu tiền. Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng”, ông Kiên nhấn mạnh.

Dành hơn 20 tỉ USD/năm cho khoa học công nghệ, nhà khoa học sẽ không lo thiếu tiền - Ảnh 2.

GS Mai Thanh Phong trao đổi tại tọa đàm về nghị quyết 57 do Trường đại học Bách khoa TP.HCM tổ chức – Ảnh: TRẦN HUỲNH

Giúp cho các nhà khoa học cảm thấy yên tâm hơn

Nhận định về nghị quyết 57, GS.TS Mai Thanh Phong – hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) – cho rằng bước đột phá quan trọng nhất trong nghị quyết 57 là về đổi mới, cải cách thể chế và cơ chế.

Trong thời gian dài, việc nghiên cứu khoa học đổi mới sáng tạo thường gặp khó khăn về mặt thể chế, theo ý kiến chung của nhiều nhà khoa học. Lần đầu tiên, có một nghị quyết riêng do Bộ Chính trị ban hành với các quy định đầy đủ và toàn diện hơn, được tin tưởng sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong lĩnh vực này.

“Thể chế mới trong nghị quyết chấp nhận tính rủi ro đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan.

Điều này giúp các nhà khoa học cảm thấy yên tâm hơn khi tiến hành nghiên cứu, từ đó có thể khơi dậy sự mạnh dạn và tinh thần sáng tạo của nhà khoa học”, ông Phong nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nghị quyết cho thấy mức độ đầu tư về kinh phí, hạ tầng,… mạnh mẽ hơn cho khoa học công nghệ, trong khi trước đây nguồn kinh phí này hạn chế. 

Đây cũng có thể là bước đột phá, mang tính khơi thông mở đường cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước.

Khơi thông thể chế, chính sách

Ông Phong còn cho rằng nghị quyết 57 với những điểm khơi thông trong thể chế, chính sách về nghiên cứu khoa học đổi mới sáng tạo đối với các cơ sở đào tạo sẽ tạo ra động lực để Trường đại học Bách khoa – vốn đã có kinh nghiệm và lợi thế trong lĩnh vực này – tiếp tục thực thi các kế hoạch chiến lược đang ấp ủ.

“Trường hướng đến xây dựng chiến lược phát triển thành trung tâm khoa học công nghệ – đổi mới sáng tạo khu vực miền Nam, quy tụ các nhà khoa học, các tập đoàn công nghệ hợp tác với trường”, ông Phong chia sẻ.

Trong khi đó, ông Đàm Bạch Dương – vụ trưởng Vụ Công nghệ cao (Bộ Khoa học và Công nghệ) – kỳ vọng với vai trò đầu tàu về khoa học kỹ thuật ở phía Nam, Trường đại học Bách khoa TP.HCM sẽ nghiên cứu, chuẩn bị luận cứ và các đề xuất để nâng cấp các phòng thí nghiệm trọng điểm hiện có hoặc xây dựng thêm các phòng thí nghiệm trọng điểm mới (AI, đường sắt cao tốc…).

Dành hơn 20 tỉ USD/năm cho khoa học công nghệ, nhà khoa học sẽ không lo thiếu tiền - Ảnh 5.

Ông Đàm Bạch Dương kỳ vọng các nhà khoa học Trường đại học Bách khoa TP.HCM sẽ có nhiều thuận lợi đóng góp cho hoạt động khoa công nghệ sau khi nghị quyết 57 được ban hành – Ảnh: TRẦN HUỲNH

Đại học Quốc gia TP.HCM đào tạo tài năng tất cả các bậc học, hỗ trợ học bổng, học phí

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai – phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM – cho hay Ban Chấp hành Đảng bộ Đại học Quốc gia TP.HCM đã xây dựng xong dự thảo về chương trình hành động thực hiện nghị quyết 57.

Đồng thời đại học này cũng đã gửi công văn cho UBND các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận… để phối hợp tổ chức thực hiện nghị quyết 57.

“Chúng tôi muốn phối hợp với các tỉnh thành xây dựng cơ chế cho hoạt động khoa học công nghệ tốt nhất. Từ đó các nhà khoa học có thể dễ dàng hơn khi thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ của mình.

Ngoài ra, Ban khoa học công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM cũng đang xây dựng một số chương trình nghiên cứu trọng điểm, thế mạnh của Đại học Quốc gia TP.HCM và đầu tư xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại.

Hiện tại Ban đào tạo cũng đang xây dựng chương trình đào tạo tài năng ở tất cả các bậc đào tạo (cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ) với đề xuất ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí, cấp học bổng để người học yên tâm học tập, đặc biệt là đối tượng sau đại học.

Sắp tới, nếu có cơ chế phối hợp với địa phương, chúng tôi sẽ sử dụng nguồn ngân sách đó”, bà Mai cho biết thêm.



Nguồn: https://tuoitre.vn/danh-hon-20-ti-usd-nam-cho-khoa-hoc-cong-nghe-nha-khoa-hoc-se-khong-lo-thieu-tien-20250214155000494.htm

Cùng chủ đề

Phải chấp nhận rủi ro, thất bại trong phát triển khoa học công nghệ

(NLĐO)- Lãnh đạo Chính phủ cho rằng khi đầu tư, phát triển khoa học công nghệ cần chấp chận rủi rõ, thất bại, thậm chí phải trả giá ...

Cơ chế đặc biệt sẽ tháo gỡ vướng mắc trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Kinhtedothi - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cần bổ sung một số cơ chế đặc biệt thì mới làm được và thật sự đổi mới. Sáng 15/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khoá XV đã thảo luận tổ về Dự thảo Nghị quyết của...

Thủ tướng nêu 5 cơ chế đặc biệt để khoa học công nghệ bứt phá

Trong số 5 cơ chế đặc biệt để phát triển khoa học công nghệ, Thủ tướng nhấn mạnh phải có cơ chế đặc biệt để thu hút nhân lực, nhất là nhân lực từ bên ngoài bằng chính sách thuế, chỗ ở, visa… ...

Đề xuất miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Ngày 15/2, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. ...

Đại học Quốc gia TP.HCM tuyển chọn giáo sư thỉnh giảng từ tháng 3-2025

Ngày 14-2, Đại học Quốc gia TP.HCM đã ký quyết định ban hành Chương trình giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM, trong đó sẽ ưu tiên 12 lĩnh vực. Giáo sư thỉnh giảng là chức danh do giám đốc Đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gặp bộ đội hành quân, chị bán hoa quả tại Thái Nguyên đưa cả rổ cam mời

Tay đưa một quả, hai quả… các chú bộ đội đi nhanh quá, chị Tư bê cả rổ cam ra chia. Khoảnh khắc đẹp đó đã thu hút 2,5 triệu lượt xem cùng hàng trăm ngàn lượt thích và bình luận. "Đoàn hôm qua...

Ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc đồng loạt đổi tên

Ba trong số bốn ngân hàng vừa chuyển giao bắt buộc đã đổi sang tên gọi mới, đồng thời thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Chỉ còn GPBank chưa đổi tên Trước DongA Bank, sau khi được chuyển giao bắt buộc về Vietcombank, Ngân...

Sử dụng lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp được gì?

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động là người khuyết tật trở lên, hoặc sử dụng trên 30% lao động là người khuyết tật sẽ được ưu tiên, hỗ trợ về chính sách. Theo luật sư, hiện chưa có quy định về việc...

Bất ngờ với đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên mầm non

Đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên mầm non trưng bày tại Ngày hội giáo dục STEAM (do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận, TP.HCM tổ chức) khiến nhiều người bất ngờ. Ngày hội giáo dục STEAM ở quận...

Vượt qua cảm giác đổ vỡ sau khi chia tay

Chia tay có thể rất đau đớn. Dù lý do hay cách thức kết thúc thế nào, mất đi người yêu thương có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy của những cảm xúc lo âu và rối bời. Chu kỳ cảm xúc sau...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cần Thơ: Điểm trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Thực hành Sư phạm cao nhất

Trong vòng 7 ngày sau khi công kết quả, thí sinh trúng tuyển đến các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học để làm thủ tục nhập học. Trường hợp thí sinh nếu có nhu cầu chấm phúc khảo, có thể tải mẫu đơn phúc khảo tại website tuyển sinh 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Cùng chuyên mục

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2: Nỗ lực từ các trường đại học

Nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên tại các trường đại học có vai trò quan trọng trong mục tiêu “đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”, như nội dung trong Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra. PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô đã chia sẻ về những giải pháp nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên, đáp ứng nhu...

Nữ sinh mang dòng họ danh giá nhận học bổng 8 tỷ đồng, lập kỷ lục thời gian xin học bổng nhanh nhất

Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 2 tuần đã có 6 giáo sư từ 6 trường đại học top đầu đồng ý, Tôn Nữ Triệu Mẫn là người xin được học bổng nhanh nhất từ trước tới nay tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM). ...

Bất ngờ với đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên mầm non

Đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên mầm non trưng bày tại Ngày hội giáo dục STEAM (do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận, TP.HCM tổ chức) khiến nhiều người bất ngờ. Ngày hội giáo dục STEAM ở quận...

Không học thêm, học sinh có ‘sợ’ thi tốt nghiệp THPT?

'Ngày nào em cũng học từ sáng tới tối, một ngày ngủ có mấy tiếng, áp lực lắm. Có đi học thêm em còn áp lực, nếu không học thêm thì không biết như nào', Lam Phương, học sinh lớp 12, năm nay...

Học sinh diễn kịch, múa rối để học ngữ văn

Ngày 15-2, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình, TP.HCM) đã có buổi học ngữ văn theo định hướng STEM với chủ đề ‘Văn học và di sản văn hóa’. ...

Mới nhất

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2: Nỗ lực từ các trường đại học

Nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên tại các trường đại học có vai trò quan trọng trong mục tiêu “đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”, như nội dung trong Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra. PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành...

Ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc đồng loạt đổi tên

Ba trong số bốn ngân hàng vừa chuyển giao bắt buộc đã đổi sang tên gọi mới, đồng thời thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. ...

Ông nội bệnh nặng tôi không kịp về chăm sóc, nhận được túi vải cũ ông để lại trước lúc mất tôi bật khóc...

Về thăm ông nội lần cuối, tôi bật khóc khi nhận được món quà mà ông để lại cho mình. ...

DongA Bank đổi tên, dời trụ sở, loạt ngân hàng có ‘danh phận’ mới

Sau khi được chuyển giao bắt buộc về HDBank, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đông Á (DongA Bank) chính thức có tên mới là Vikki Bank. Một loạt nhà băng trước đó cũng đã đổi tên. DongA Bank vừa công bố thông tin về việc đổi tên thương mại mới. Theo đó, kể từ ngày 14/2, ngân hàng này...

Dự báo thời tiết ngày mai 16/2/2025: Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có mưa

Dự báo thời tiết ngày mai 16/2/2025, không khí lạnh ảnh hưởng đến Bắc Bộ gây mưa, mưa nhỏ rải rác. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội là 17-19 độ C. Không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam và sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ...

Mới nhất