Trang chủNewsThời sựQuốc hội thảo luận một số vấn đề liên quan đến sắp...

Quốc hội thảo luận một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

(TN&MT) – Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, ngày 14/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

202502140853057809_z6315759947847_a571be0f4a79a887dcca8648921e0cc4.jpg
Toàn cảnh phiên họp

Thống nhất cao sự cần thiết và quan điểm sửa đổi “Luật Tổ chức Chính phủ

Trước khi thảo luận tại hội trường, sáng 13/2, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), với 104 đại biểu cho ý kiến. Các ý kiến cơ bản nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi toàn diện cũng như nhiều nội dung trọng tâm của dự thảo luật; đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn các nội dung liên quan tới quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền; rà soát, đảm bảo tính thống nhất với các dự án luật có liên quan đang được trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

202502140853057964_z6315765515461_f3c1a1e4a40a1666f958e9010cad0c45.jpg
Đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và Cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc khẩn trương chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật công phu, nghiêm túc, chất lượng. Tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật hiện hành, các đại biểu cho rằng, nội dung của dự thảo Luật lần này đã thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, phân định thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương; đồng thời tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tập trung góp ý vào một trong những nội dung trọng tâm của dự thảo Luật liên quan tới quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền; về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, các đại biểu nhấn mạnh, đây là điểm mới, tiến bộ và cần thiết so với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, cần rà soát, xác định rõ hơn về nội hàm các khái niệm; yêu cầu và cơ chế thực hiện phân quyền, quy định cụ thể về chủ thể phân cấp, ủy quyền, chủ thể được phân cấp, ủy quyền, các điều kiện để phân cấp, ủy quyền và cơ chế chịu trách nhiệm,… nhằm tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.

Sửa đổi quy định về số lượng cấp phó

Về hiệu lực thi hành của Nghị quyết, ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An) tán thành với đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật là đề nghị quy định Nghị quyết này có hiệu lực thi hành ngay từ khi được Quốc hội thông qua để tạo cơ sở pháp lý càng sớm càng tốt cho các cơ quan từ trung ương đến địa phương thực hiện việc sắp xếp và chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sẵn sàng đi vào hoạt động ngay từ thời điểm có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước bởi hiện tại cũng đã có một số cơ quan công bố và chính thức thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo các phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

dbqh-tran-nhat-minh-nghe-an.jpg
ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An) phát biểu.

Đại biểu Trần Nhật Minh nêu thực tế, hiện nay để thực hiện nhiệm vụ quyết định thành lập các bộ, cơ quan trung ương thuộc UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện phải ban hành các nghị quyết. Nhưng xét về căn cứ pháp lý, các nghị định của Chính phủ về tổ chức các cơ quan trung ương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vẫn còn hiệu lực pháp luật, chưa được sửa đổi, bổ sung theo mô hình tổ chức bộ máy mới.

Để áp dụng các văn bản của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ về bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tổ chức các cơ quan trung ương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thì phải chờ Nghị quyết của Quốc hội ban hành. Do đó, nếu thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết là từ ngày 1.3.2025, theo đại biểu Trần Nhật Minh là muộn, chưa đáp ứng được mục đích khi xây dựng Nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật trong điều kiện chưa thể sửa đổi, bổ sung số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật.

Về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền tại Điều 4 dự thảo Nghị quyết, một số đại biểu nhận thấy, khoản 1 và khoản 2 chưa làm rõ việc cơ quan mới được tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có thể sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ mới như thế nào trong phạm vi pháp luật cho phép. Điều này có thể gây ra tình trạng chồng chéo hoặc thiếu nhất quán giữa các cơ quan sau sắp xếp. Khoản 3 quy định “chậm nhất sau 5 năm phải giảm số lượng cấp phó theo đúng quy định” nhưng chưa đề cập đến các biện pháp cụ thể để thực hiện, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng dư thừa nhân sự. Khoản 5 chỉ nêu trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận nhưng chưa quy định cơ chế hợp tác giữa cơ quan đã bị giải thể/sáp nhập và cơ quan tiếp nhận để xử lý các vấn đề tồn đọng.

Vì vậy, một số ý kiến đề nghị, cần làm rõ phạm vi điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận. Theo đó, cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có quyền tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu cần điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ mới, phải có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, sửa đổi quy định về số lượng cấp phó. Theo đó, trong thời gian không quá 5 năm, các cơ quan có số lượng cấp phó vượt quá quy định phải thực hiện lộ trình giảm cấp phó bằng các hình thức như tinh giản biên chế, điều chuyển công tác hoặc không bổ nhiệm mới khi có vị trí trống. Bổ sung cơ chế phối hợp giữa cơ quan cũ và cơ quan tiếp nhận, trong thời gian 12 tháng sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ quan cũ có trách nhiệm phối hợp, chuyển giao hồ sơ, tài liệu và hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ quan tiếp nhận để bảo đảm tính liên tục trong hoạt động quản lý nhà nước.

Rà soát, hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền

202502140908447864_z6315871518067_1b6988f3d9b22ce8a5a6848288eb1491.jpg
Đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Tham gia thảo luận, liên quan tới phân quyền, đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc “phân quyền có điều kiện”. Theo đó, chỉ phân quyền khi địa phương đủ năng lực tài chính, nhân lực, quản trị; Xây dựng chỉ số đánh giá năng lực quản trị của từng địa phương trước khi phân quyền. Đồng thời, tăng cường giám sát của Trung ương: Thành lập Hội đồng kiểm soát phân quyền để giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

Bên cạnh đó, về phân cấp, đại biểu tỉnh Hà Nam đề xuất, bổ sung cơ chế “thẩm định hiệu quả phân cấp”. Trong đó, quy định rõ nhiệm vụ nào bắt buộc phải có báo cáo đánh giá hằng năm; các quyết định phân cấp phải được Quốc hội giám sát định kỳ. Đồng thời, cần áp dụng nguyên tắc “phân cấp linh hoạt”, đối với các địa phương chưa đủ năng lực, cần có chế tài kiểm soát chặt chẽ thay vì giao toàn bộ quyền hạn.

Về ủy quyền, đại biểu đề nghị cần giới hạn phạm vi ủy quyền và bổ sung trách nhiệm giải trình. “Phân quyền, phân cấp, ủy quyền là xu hướng tất yếu nhưng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Bổ sung quy định giám sát, đánh giá năng lực địa phương và trách nhiệm giải trình là yếu tố quan trọng để tránh chồng chéo…”, đại biểu Trần Văn Khải nhấn mạnh.

202502140853057964_z6315778615862_ca7214ce67aa9165de2a0e3d883d220e.jpg
Đại biểu Thạch Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Quan tâm đến nội dung phân quyền, đại biểu Thạch Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho biết, Khoản 6 quy định chính quyền địa phương có thể đề xuất phân quyền khi có đủ điều kiện, năng lực nhưng không xác định rõ tiêu chí đánh giá năng lực và điều kiện cần thiết. Khoản 5 quy định chính quyền địa phương có thể chủ động phối hợp liên kết nội vùng, liên vùng nhưng không làm rõ cơ chế phối hợp, dẫn đến nguy cơ thiếu thống nhất giữa các địa phương. Khoản 2 yêu cầu công khai, minh bạch, nhưng chưa có cơ chế giám sát độc lập để bảo đảm việc thực hiện phân quyền không bị lạm dụng hoặc gây bất bình đẳng giữa các địa phương.

Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung tiêu chí đánh giá điều kiện phân quyền theo hướng sửa khoản 6 thành: “Chính quyền địa phương được đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm quản lý và đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ.” Đồng thời, bổ sung cơ chế phối hợp liên vùng theo hướng sửa khoản 5 thành: “Chính quyền địa phương chủ động phối hợp liên kết nội vùng và liên vùng trong phát triển kinh tế – xã hội thuộc phạm vi được phân quyền trên cơ sở quy hoạch vùng, có sự giám sát và điều phối của Chính phủ.”.

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu còn cho ý kiến về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Trong đó, liên quan tới nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, có ý kiến đề xuất bổ sung quy định về cơ chế trách nhiệm giải trình là bổ sung khoản 7 vào Điều 6 nội dung “Chính phủ có trách nhiệm giải trình công khai trước Nhân dân và Quốc hội về các chính sách lớn, thông qua các báo cáo định kỳ, phiên chất vấn công khai, và cơ chế phản biện xã hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.”

Ngoài ra, có ý kiến đại biểu đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương sớm ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành các Luật được thông qua tại kỳ họp này. Đặc biệt là rất cần ban hành một Nghị định quy định về “Phân cấp, phân quyền” theo hướng rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ để các chủ thể phân cấp, phân quyền và chủ thể được phân cấp, phân quyền dễ dàng triển khai thực hiện một cách thông suốt, hiệu quả.

202502141019325775_z6316161280420_b045e067fffc8a52d3a5f656db0a610f.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan tới quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền; về phân quyền, phân cấp, ủy quyền; về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;..

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết sẽ nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân tích về sự cần thiết, ý nghĩa, quan điểm sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, tập trung làm rõ và nhấn mạnh vấn đề mang tính cốt lõi, căn cơ trong lần sửa đổi này là hoàn thiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo Hiến định và chủ trương của Đảng nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo của các cơ quan hành chính nhà nước nhất là chính quyền địa phương; tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực…

202502141047146204_z6316224858945_94710f059e30882f6737b4edf11cd2af.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận nội dung thảo luận

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, qua thảo luận, các đại biểu tán thành sự cần thiết và nhiều nội dung cơ bản của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, toàn diện, trên tinh thần xây dựng, góp ý nhiều nội dung, đề xuất nhiều phương án cụ thể nhằm hoàn thiện dự thảo luật. Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc, giải trình đầy đủ, thấu đáo các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại tổ và hội trường để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật đảm bảo chất lượng cao nhất, trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thao-luan-mot-so-van-de-lien-quan-den-sap-xep-to-chuc-bo-may-nha-nuoc-386633.html

Cùng chủ đề

Hamas trao trả thi thể 4 con tin Israel

Tờ The Times of Israel đưa tin Hamas trao trả thi thể 4 con tin người Israel vào ngày 20.2 và các binh sĩ Israel tại Dải Gaza đã tiếp nhận. ...

Chuyện dùng ‘luật đời’- mạnh được, yếu thua trên đường phố

Theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Như Trang, về tâm lý cá nhân, người nghĩ bản thân nhiều tiền hoặc mạnh hơn người khác thường tự cho mình quyền giải quyết việc va chạm theo kiểu luật “luật đời” mạnh được, yếu thua... Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện những clip ghi lại hình ảnh ‘luật đời’- mạnh được yếu thua trên đường phố. Hình ảnh người yếu thế hơn bị hành hung xuất phát từ những...

Vì sao ngân hàng đổ tiền vào ‘Anh trai chông gai’ đứng đầu về hút vốn giá rẻ?

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của 27 ngân hàng niêm yết tính đến 31/12/2024 chiếm khoảng 20% tổng tiền gửi của khách hàng. Techcombank tiếp tục chiếm vị trí dẫn đầu về huy động nguồn vốn được coi là giá rẻ nhờ loạt giải pháp mới được triển khai. Top 3 bỏ xa phần còn lại Theo báo cáo tài chính quý IV/2024 của 27 ngân hàng niêm yết, có tới 16 nhà băng ghi nhận tỷ lệ CASA tăng...

Giá vàng hôm nay 21/2/2025 tiếp tục phá đỉnh, nhẫn trơn và miếng SJC ‘hoà nhịp’?

Giá vàng hôm nay 21/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng vọt, tiếp tục lập đỉnh mới. Vàng nhẫn và miếng SJC cũng tăng mạnh trong phiên hôm qua, liệu nhẫn trơn có tiếp tục có thêm kỷ lục? Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 ngày 20/2 (theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.942,1 USD/ounce, tăng 0,9% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức...

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025, trong nước đi ngang, thế giới giảm

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 21/2. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 21/2/2025 như sau, giá tiêu trong nước có xu hướng đi ngang, ổn định và neo ở mức cao, giá tiêu cao nhất đạt mức 162.500 đồng/kg....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở NN&PTNT được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương

UBND tỉnh Hải Dương vừa công bố các Quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ sau kiện toàn, sắp xếp bộ máy. Theo đó, ông Bùi Văn Thăng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương. Tỉnh Hải Dương...

TP.HCM giữ nguyên tên Sở Tài nguyên và Môi trường sau hợp nhất

UBND TP. HCM vừa trao quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo cho 7 sở mới thành lập, qua đó kiện toàn chức danh lãnh đạo 16 sở thuộc UBND TP. HCM. Chiều 20/2, UBND TP. HCM tổ chức lễ trao Quyết định cán bộ. Dự lễ trao quyết định có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên.Theo đó, UBND TP. HCM đã trao 7 quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh...

Giám đốc Sở TN&MT Thái Minh Hiển giữ chức Bí thư Huyện uỷ Thoại Sơn

Ngày 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức và công tác cán bộ. Ông Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi lễ. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy: kết thúc...

Khánh Hòa công bố Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường

Chiều 20/02, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ. Theo đó, ông Nguyễn Duy Quang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã công bố các quyết định về công tác cán bộ thuộc...

Ông Nguyễn Đình Xuân làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tây Ninh

Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng 6 Phó Giám đốc. "Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh công tác tư tưởng của cán...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam sau 40 năm đổi mới

Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.   Ảnh minh họa: Cảng Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Những kết quả đạt được...

Trải nghiệm Internet của Starlink tại Việt Nam

Internet vệ tinh Starlink của SpaceX, công ty do Elon Musk sáng lập, cho tốc độ tải về 200 Mbps, nhưng chưa thể sử dụng chính thức tại Việt Nam. Hồi tháng 9, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện SpaceX cho biết muốn mở rộng đầu tư và cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam, giúp triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng tại những "vùng lõm" về sóng trong nước. Một số bộ thiết bị cũng...

Bộ Chính trị điều động, phân công ông Mai Văn Chính làm trưởng Ban Dân vận Trung ương

Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính đã được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm làm trưởng Ban Dân vận Trung ương. Đồng chí Mai Văn Chính, Tân Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu - Ảnh: TTXVN Ngày 21-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công bố các quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công cán bộ. Theo quyết định điều động, phân công của Bộ...

Cùng chuyên mục

Chuyện dùng ‘luật đời’- mạnh được, yếu thua trên đường phố

Theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Như Trang, về tâm lý cá nhân, người nghĩ bản thân nhiều tiền hoặc mạnh hơn người khác thường tự cho mình quyền giải quyết việc va chạm theo kiểu luật “luật đời” mạnh được, yếu thua... Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện những clip ghi lại hình ảnh ‘luật đời’- mạnh được yếu thua trên đường phố. Hình ảnh người yếu thế hơn bị hành hung xuất phát từ những...

Ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở NN&PTNT được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương

UBND tỉnh Hải Dương vừa công bố các Quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ sau kiện toàn, sắp xếp bộ máy. Theo đó, ông Bùi Văn Thăng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương. Tỉnh Hải Dương...

Ban hành các Nghị quyết về nhân sự cấp cao của Quốc hội

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự của Quốc hội ...

Bộ GTVT ra công điện khẩn dẹp ‘loạn’ biển báo giao thông

Bộ GTVT vừa có công điện yêu cầu các cục, sở GTVT các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh và bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Như VietNamNet đã phản ánh trên một số tuyến quốc lộ, hay tại Thủ đô Hà Nội có tình trạng "loạn" biển báo giao thông. Không ít biển báo treo sau những lùm cây, cột điện; nội...

Kịp thời động viên, hỗ trợ đoàn viên lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn

Kinhtedothi-Dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tặng quà, hỗ trợ 1.000 nữ đoàn viên, người lao động thuộc các cấp Công đoàn TP có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo... Tặng quà, hỗ trợ 1.000 lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động...

Mới nhất

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong...

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề...

Mới nhất