Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTPHCM khẳng định không cấm giáo viên dạy thêm

TPHCM khẳng định không cấm giáo viên dạy thêm



Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, việc dạy thêm hoàn toàn không cấm nhưng phải đúng quy định, giáo viên chỉ được dạy thêm tại nơi có đăng ký kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14/2/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, giáo viên trường công lập không được phép tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.

Việc dạy thêm hoàn toàn không cấm nhưng giáo viên phải thực hiện đúng quy định, chỉ được dạy thêm tại nơi có đăng ký kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Đây là khẳng định của ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tại cuộc họp cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế-xã hội do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức vào chiều 13/2.

Theo ông Hồ Tấn Minh, Thông tư 29 hoàn toàn không cấm việc dạy thêm, học thêm mà đưa việc dạy thêm, học thêm vào khuôn khổ để quản lý chặt chẽ, nền nếp hơn. Việc học thêm để phát triển, học tập suốt đời là điều cần thiết, nhưng phải xác định học trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện.

Giáo viên được dạy thêm ngoài nhà trường nhưng chỉ được dạy thêm tại nơi có đăng ký kinh doanh (hộ kinh doanh hoặc trung tâm dạy thêm, học thêm) được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện cấp phép.

Trong trường hợp giáo viên có cơ sở vật chất là nhà riêng hoặc phòng đủ điều kiện cho các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm thuê thì giáo viên được phép dạy tại các cơ sở này như những trung tâm khác.

Riêng đối với giáo viên trường công, Luật Viên chức đã quy định rõ rằng họ không được tham gia quản lý, điều hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường và Thông tư 29 tiếp tục khẳng định lại quy định này.

Một điểm quan trọng khác của Thông tư 29, theo ông Minh là giáo viên không được dạy thêm có thu tiền với học sinh đã tham gia học lớp chính khóa. Nếu học sinh đã được dạy chính khóa thì thầy, cô giáo phải dạy hết tất cả nội dung ở tiết chính khóa để học sinh hình thành, phát triển năng lực tự học chứ không phải chừa nội dung để dạy thêm, hay tạo áp lực cho học sinh học thêm vì một bài kiểm tra, một kỳ thi.

Nhà trường chỉ tổ chức dạy thêm 3 đối tượng là học sinh yếu thế, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức ôn thi cho học sinh cuối cấp.

Ông Hồ Tấn Minh cho biết, quan điểm của Sở Giáo dục Thành phố là dù không được thu tiền nhưng nhà trường có trách nhiệm phải thực hiện ôn tập cho học sinh cuối cấp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên cả nước chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục địa phương trong việc tổ chức ôn tập và bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tùy theo điều kiện từng địa phương sẽ có lộ trình, kinh phí tổ chức ôn tập cho lớp cuối cấp cũng như bồi dưỡng học sinh yếu thế.

Đối với thắc mắc của một số phụ huynh về việc trước đây, có một số giáo viên tiểu học nhận giữ học sinh sau giờ học và có kèm cặp thêm cho các em trong khi chờ cha, mẹ đón, theo quy định của thông tư mới, những việc làm này không được phép, nhưng trên thực tế đây là nhu cầu của rất nhiều phụ huynh, ông Hồ Tấn Minh nhấn mạnh, Thông tư 29 quy định rõ, giáo viên không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm có thu tiền ngoài nhà trường với học sinh chính khóa. Sẽ không có ngoại lệ hay du di cho các trường hợp vi phạm Thông tư 29 dù bất cứ lý do gì.

Theo ông Minh, hiện nay hầu hết các trường đều có các câu lạc bộ sau giờ học để học sinh tham gia như thể thao, văn nghệ, rèn chữ đẹp, đồng thời cũng là để tạo điều kiện cho phụ huynh đón con muộn.

Ông Minh cho rằng với học sinh tiểu học, việc học văn hóa một ngày hai buổi ở trường là đủ. Các em cần phải có thời gian rèn kỹ năng, năng khiếu khác để phát triển toàn diện. Giáo viên tiểu học không được dạy thêm các môn văn hóa, còn nếu thầy, cô giáo có năng lực dạy những bộ môn khác thì vẫn có thể thực hiện theo quy định.

“Nhu cầu học thêm của học sinh để phát triển bản thân là chính đáng, do đó dạy thêm cũng là một công việc. Có nhu cầu học thêm thì có dạy thêm, nhưng học phải dựa trên sự tự nguyện, tất cả phải làm đúng quy định”, ông Minh nhấn mạnh.

Nguồn: TTXVN



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/tphcm-khang-dinh-khong-cam-giao-vien-day-them-20250214114005767.htm

Cùng chủ đề

Đưa dạy thêm vào khuôn khổ

Các trường học trên cả nước đã tạm ngừng việc dạy thêm, song vẫn chờ văn bản hướng dẫn "gỡ vướng" cho những vấn đề phát sinh ...

Giáo viên muốn dạy thêm phải đáp ứng những điều kiện gì?

Thông tÆ° 29/2024 có hiệu lá»±c từ ngày 14/2 siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm của giáo viên trong và ngoài nhà trường. Dạy thêm, học thêm không phải là vấn đề xa lạ với phụ huynh và học sinh, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều tiêu cực khiến dư luận bức xúc. Việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 29/2024 thay thế Thông tư 17/2012 được kỳ vọng sẽ giúp hoạt động dạy...

Thông tư về dạy thêm, học thêm có hiệu lực: Vai trò quan trọng của hiệu trưởng

Từ ngày mai, 14-2, thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Có thể thấy, để thông tư đi vào cuộc sống cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều bên, trong đó đặc biệt có vai trò quan trọng của hiệu trưởng. ...

‘Dừng dạy thêm tôi tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng, không sợ con bị trù dập’

Không ít phụ huynh thở phào vì từ nay con mình có thể chính thức chấm dứt chuỗi ngày học thêm tốn kém, lại chẳng lo bị thua thiệt bạn bè. Nhận thông báo dừng dạy thêm từ giáo viên chủ nhiệm và nhà trường, thay vì lo lắng, sốt ruột như nhiều phụ huynh khác, với chị Nguyễn Thị Hà Trang (35 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) đây là tin vui, giúp chị giảm bớt gánh nặng kinh tế...

Nếu có học sinh chính khóa học thêm, giáo viên dạy thêm phải làm gì?

Khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực, nếu tham gia dạy thêm ở các cơ sở ngoài nhà trường mà được phân vào lớp có học sinh chính khóa, thì giáo viên phải làm sao? Đây là điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dùng trí tuệ nhân tạo chuyển đổi giáo dục cho trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh

Trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh (não phát triển hoặc hoạt động khác biệt so với phần lớn mọi người) thường gặp khó khăn với các phương pháp giáo dục truyền thống. ...

Trường THPT Sơn Tây chính thức trở thành trường chuyên

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố và trao quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây, là trường THPT chuyên thứ 4 của Hà Nội. ...

SANOFI Việt Nam lập “cú đúp” chứng nhận quốc tế

Ngày 12/02/2025 - Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam (Sanofi Việt Nam) đánh dấu cột mốc quan trọng khi trở thành Công ty Dược đầu tiên tại Việt Nam có văn phòng đạt Chứng nhận WELL Gold (WELL...

Những vấn đề cần giải quyết để “triệt tiêu” được dạy thêm, học thêm

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, Thông tư 29 rất nhân văn khi hướng tới một nền giáo dục không dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, muốn giải quyết được “gốc” của dạy thêm, học thêm cần có...

Dự kiến chi 140 tỷ đồng để đổi mới chương trình giáo dục mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dư luận về dự thảo tờ trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Chương trình dự kiến triển...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cần Thơ: Điểm trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Thực hành Sư phạm cao nhất

Trong vòng 7 ngày sau khi công kết quả, thí sinh trúng tuyển đến các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học để làm thủ tục nhập học. Trường hợp thí sinh nếu có nhu cầu chấm phúc khảo, có thể tải mẫu đơn phúc khảo tại website tuyển sinh 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Những vấn đề cần giải quyết để “triệt tiêu” được dạy thêm, học thêm

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, Thông tư 29 rất nhân văn khi hướng tới một nền giáo dục không dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, muốn giải quyết được “gốc” của dạy thêm, học thêm cần có...

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm

Theo vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm. Điểm ưu tiên của mỗi thí sinh được quy định không vượt quá 10% mức điểm tối đa. ...

Dùng trí tuệ nhân tạo chuyển đổi giáo dục cho trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh

Trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh (não phát triển hoặc hoạt động khác biệt so với phần lớn mọi người) thường gặp khó khăn với các phương pháp giáo dục truyền thống. ...

Bộ GD-ĐT: Năm 2025, các đại học không còn xét tuyển sớm

Năm 2025, các đại học sẽ không còn đợt xét tuyển sớm. Tất cả các phương thức sẽ được xét chung trong một đợt. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT ngày 15/2 cho biết Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ được ban hành trong tháng 2. Quy chế chính thức có một số điều chỉnh so với dự thảo ban đầu. Cụ thể, thay vì giới hạn xét tuyển sớm không vượt...

Sinh viên ‘trái ngành’ múa cổ trang, nhảy hiện đại ‘hút mắt’ nghìn người

Dù không học chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật, sinh viên nhiều trường ĐH vẫn 'xông pha' cống hiến, đem đến nhiều tiết mục công phu trong ngày hội Tư vấn mùa thi lần thứ 27 của Báo Thanh Niên. ...

Phê bình Phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau vì sai sót trong điều chỉnh bằng cấp

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có công văn phê bình nghiêm túc và yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc đối với ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, vì có sai sót trong việc điều chỉnh...

Mới nhất

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Vị khách trong chuyến thăm cấp nhà nước gần đây nhất tới Nhật Bản là Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2019.

thực hiện quyết liệt, hiệu quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công văn số 479/UBND-TH về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, theo chức năng,...

Bộ GD-ĐT: Năm 2025, các đại học không còn xét tuyển sớm

Năm 2025, các đại học sẽ không còn đợt xét tuyển sớm. Tất cả các phương thức sẽ được xét chung trong một đợt. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT ngày 15/2 cho biết Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ được ban hành trong tháng 2. Quy chế chính thức có...

Làm đường sắt và đường sắt đô thị: Cần ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp nội

"Việc đặt hàng này giúp tăng trưởng trong nước, còn nếu mua nước ngoài sẽ chảy ra nước ngoài và không bao giờ chúng ta có ngành công nghiệp đường sắt" - đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nói. ...

Mới nhất