Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững vấn đề cần giải quyết để “triệt tiêu" được dạy thêm,...

Những vấn đề cần giải quyết để “triệt tiêu” được dạy thêm, học thêm


TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, Thông tư 29 rất nhân văn khi hướng tới một nền giáo dục không dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, muốn giải quyết được “gốc” của dạy thêm, học thêm cần có nhiều giải pháp đồng bộ.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, cho rằng, Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ Giáo dục-Đào tạo (Bộ GD-ĐT) ban hành, ngay từ nguyên tắc đã thể hiện quan điểm đúng đắn đó là dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu, tự nguyện; việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực và phù hợp với khả năng của mỗi học sinh chứ không phải nhồi nhét thêm kiến thức…

Bên cạnh đó, dạy thêm phải có thời lượng phù hợp tâm lí lứa tuổi, đảm bảo sức khỏe học sinh. Dạy thêm học thêm để học sinh thích học, biết cách học, có thời gian tự học và học có hiệu quả, tiến bộ so với bản thân.

Ngoài ra, việc quy định ba đối tượng được dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền được Bộ GD-ĐT đưa ra khá nhân văn. Bao gồm: học sinh có kết quả học tập chưa đạt yêu cầu ở môn học nào đó; học sinh được chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh hoặc thi tốt nghiệp theo kế hoạch của nhà trường.

Giáo dục vẫn nặng về thi cử, chạy đua theo điểm số

Đồng tình với những quan điểm được Bộ GD-ĐT đưa ra nhưng theo ông Lâm, các quy định có trong thông tư mới chưa thể giải quyết triệt để vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay.

Lý giải cho quan điểm này, vị chuyên gia cho rằng, nền giáo dục của nước ta lâu nay chưa hướng tới thực chất nhằm phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng sáng tạo cho từng học sinh mà vẫn còn nặng về thi cử, điểm số.

Mặc dù chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai với mục tiêu giảm truyền thụ kiến thức một chiều và thay đổi phương pháp giảng dạy, nhưng thực tế cho thấy nhiều trường học, phụ huynh và học sinh vẫn chạy đua theo điểm số, thi cử và các chứng chỉ.

“Theo tôi, để giải quyết tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan thì điều đầu tiên là phải làm rõ vai trò của nhà trường trong việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ra sao, đã đem lại hiệu quả thật sự chưa”, ông Lâm nói.

Vấn đề thứ hai là chất lượng giữa các trường học hiện nay không đồng đều, từ cơ sở vật chất đến chất lượng giảng dạy. Điều này dẫn đến việc phụ huynh có tâm lý sẽ lựa chọn trường tốt cho con, tạo ra áp lực cho học sinh trong việc đạt điểm cao để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh. Từ đó, dẫn đến việc học sinh phải chạy đua đi học thêm.

Ngoài ra, nhiều trường học hiện nay xuất hiện tình trạng “sính” thành tích từ các cuộc thi do các đơn vị bên ngoài tổ chức mang danh quốc gia, quốc tế, kêu gọi học sinh tham gia. Từ đó, phụ huynh phải chạy đua, phải cho con học, đi thi.

Những vấn đề cần giải quyết để "triệt tiêu" dạy thêm, học thêm- Ảnh 1.

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, Thông tư 29 dù nhân văn chưa thể giải quyết được “gốc” của dạy thêm, học thêm. Ảnh: Nguyên Phương.

Cùng với đó, việc Bộ GD-ĐT vừa “cấm” thi tuyển để tuyển sinh lớp 6 các trường THCS chất lượng cao, trường tư nhưng tiêu chí xét tuyển đối với học sinh tiểu học không có gì khác ngoài điểm số trong học bạ, các kỳ thi, giải thưởng, chứng chỉ. Điều này cũng khiến phụ huynh và học sinh muốn đi học thêm để tăng thành tích, có thêm cơ hội vào trường điểm, trường tốp đầu.

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là Bộ GD-ĐT cùng các tỉnh, thành phố cần có phương án để đảm bảo chất lượng giáo dục các trường học đồng đều, trong đó có cả điều kiện cơ sở vật chất. Các trường học được tự chủ, được quyền tuyển giáo viên, tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, khi đó họ phải sáng tạo, hướng đến giáo dục hội nhập.

Ông Lâm cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc dạy thêm học thêm đã có những biến tướng, gây không ít bức xúc cho xã hội. Nguyên nhân một phần đến từ việc giáo viên chưa thể sống được bằng đồng lương nên mới xuất hiện tình trạng “chân trong, chân ngoài”.

Khi thu nhập giáo viên đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, dạy thêm sẽ không còn là nhu cầu bức thiết nữa. Cùng với đó, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đánh giá việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đảm bảo thực sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

“Theo tôi, cần giải quyết được tận gốc những vấn đề trên, chứ không phải cấm giáo viên dạy thêm học sinh của chính mình, nhưng lại vẫn cho phép học thêm, dạy thêm ở ngoài nhà trường. Chất lượng dạy học ở các trung tâm không có ai chịu trách nhiệm cũng là vấn đề đáng lo ngại. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi hay học sinh yếu kém, theo tôi, nhà trường cũng cần có quỹ trả cho giáo viên, chứ không thể dạy miễn phí”, ông Lâm nêu.

Không tạo bất công trong việc tiếp cận giáo dục

Ủng hộ quan điểm trường học hướng tới không dạy thêm, học thêm, ông Lâm cho rằng, ba yếu tố để phát triển ở một đứa trẻ đó là: Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sống thoải mái, học tập kiến thức – kỹ năng để phát huy hết năng lực của bản thân.

“Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều trường hiện nay đã dạy học 2 buổi/ngày là đủ. Ngoài giờ học, các em cần được tham gia các hoạt động giáo dục khác để rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống. Nếu học sinh có nhu cầu có thể tự học, tự đọc sách vở, nghiên cứu kiến thức mà không cần phải học thêm, trừ các trường hợp học sinh giỏi, học sinh cần bổ túc vì yếu kém. Ngay cả việc dạy thêm cho học sinh yếu và học sinh giỏi trong mỗi nhà trường cũng không nên kéo dài mà chủ yếu giúp các em biết cách tự học”, ông Lâm nêu quan điểm.

Không đồng tình với ý kiến cho rằng việc Thông tư 29 được áp dụng vào thực tế cuộc sống sẽ tạo nên những bất công trong tiếp cận giáo dục khi mà học sinh nghèo không thể thuê gia sư, không có cơ hội học thêm ngoài như học sinh có điều kiện, ông Lâm cho rằng, cả phụ huynh và học sinh không nhận thức được việc mình phải tự học, biết cách tự học.

“Ví dụ như Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, yêu cầu tiên quyết được đưa ra đó là học sinh phải biết tự học, sáng tạo, càng kém thì càng phải biết tự học. Theo tôi, Thông tư 29 nhân văn nhưng để áp dụng vào thực tiễn thì cần phải có lộ trình chứ không phải nhanh như hiện tại. Trong giai đoạn trước mắt, phải buộc các nhà trường dạy học sinh được cách tự học”- ông Lâm phân tích.

Những vấn đề cần giải quyết để "triệt tiêu" dạy thêm, học thêm- Ảnh 2.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, Thông tư 29 không tạo bất công trong việc tiếp cận giáo dục.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng, việc tiếp cận giáo dục đối với mỗi học sinh đều công bằng thông qua việc tự học. Chính sự tự học sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu cũng như có hứng thú và nắm vững được những kiến thức mà mình cần. “Có không ít trường hợp học sinh gia đình rất nghèo, không có điều kiện để học thêm nhưng nhờ tự học nên họ đều đạt được những thành công trong học tập và cuộc sống”. Do đó, không thể cho rằng Thông tư 29 sẽ tạo nên những bất công trong tiếp cận giáo dục.

“Quản lý dạy thêm và học thêm không chỉ là thách thức của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề chung tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi nước đều áp dụng các biện pháp quản lý (chứ không cấm hoàn toàn) nhằm giảm áp lực học tập cho học sinh và cải thiện chất lượng giáo dục công lập.

Đơn cử như ở Phần Lan, giáo dục tập trung vào chất lượng giờ học chính khóa, giáo viên có quyền tự chủ trong việc thiết kế bài giảng. Hệ thống giáo dục của đất nước này chú trọng vào sự phát triển toàn diện thay vì chỉ tập trung vào điểm số. Chính phủ Phần Lan không khuyến khích dạy thêm và đầu tư mạnh vào các dịch vụ hỗ trợ học sinh ngay trong trường học, giúp đảm bảo chất lượng giáo dục mà không cần đến các lớp học thêm ngoài giờ.

Với Việt Nam, việc học hỏi từ các mô hình quốc tế có thể mang lại giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý dạy thêm, góp phần xây dựng nền giáo dục bền vững”.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ , nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/nhung-van-de-can-giai-quyet-de-triet-tieu-day-them-hoc-them-20250212191417196.htm

Cùng chủ đề

Không học thêm, học sinh có ‘sợ’ thi tốt nghiệp THPT?

'Ngày nào em cũng học từ sáng tới tối, một ngày ngủ có mấy tiếng, áp lực lắm. Có đi học thêm em còn áp lực, nếu không học thêm thì không biết như nào', Lam Phương, học sinh lớp 12, năm nay...

Hướng tới nền giáo dục không dạy thêm

TP - Việc siết dạy thêm, học thêm có đưa giáo dục về đúng giá trị thật, giữ gìn sự tôn nghiêm của nhà giáo? Các chuyên gia cho rằng cần có chính sách đồng bộ, tránh tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” như thời gian qua. TP - Việc siết dạy thêm, học thêm có đưa giáo dục về đúng giá trị thật, giữ gìn sự tôn nghiêm của nhà giáo? Các chuyên gia...

Giáo viên muốn dạy thêm phải đáp ứng những điều kiện gì?

Thông tÆ° 29/2024 có hiệu lá»±c từ ngày 14/2 siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm của giáo viên trong và ngoài nhà trường. Dạy thêm, học thêm không phải là vấn đề xa lạ với phụ huynh và học sinh, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều tiêu cực khiến dư luận bức xúc. Việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 29/2024 thay thế Thông tư 17/2012 được kỳ vọng sẽ giúp hoạt động dạy...

Không ‘bỏ lửng’ ôn thi vì quy định mới về dạy thêm

Hôm nay 14.2, Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Điều lo lắng nhất của các nhà trường và phụ huynh, học sinh là việc ôn tập, ôn thi cho học sinh cuối cấp đang thực hiện...

Đang hoàn thiện quy định về dạy thêm, học thêm

Sở GD-ĐT Cà Mau đang trong quá trình thẩm định và hoàn thiện dự thảo quy định mới về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường THPT Sơn Tây chính thức trở thành trường chuyên

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố và trao quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây, là trường THPT chuyên thứ 4 của Hà Nội. ...

SANOFI Việt Nam lập “cú đúp” chứng nhận quốc tế

Ngày 12/02/2025 - Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam (Sanofi Việt Nam) đánh dấu cột mốc quan trọng khi trở thành Công ty Dược đầu tiên tại Việt Nam có văn phòng đạt Chứng nhận WELL Gold (WELL...

TPHCM khẳng định không cấm giáo viên dạy thêm

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, việc dạy thêm hoàn toàn không cấm nhưng phải đúng quy định, giáo viên chỉ được dạy thêm tại nơi có đăng ký kinh doanh đúng...

Dự kiến chi 140 tỷ đồng để đổi mới chương trình giáo dục mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dư luận về dự thảo tờ trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Chương trình dự kiến triển...

Tuổi thơ của tỷ phú Bill Gates qua những trang sách

Cuốn hồi ký "Mã nguồn - Khởi đầu của tôi" của tỷ phú người Mỹ Bill Gates gồm 14 chương và những hình ảnh có ý nghĩa trong cuộc đời ông. ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cần Thơ: Điểm trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Thực hành Sư phạm cao nhất

Trong vòng 7 ngày sau khi công kết quả, thí sinh trúng tuyển đến các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học để làm thủ tục nhập học. Trường hợp thí sinh nếu có nhu cầu chấm phúc khảo, có thể tải mẫu đơn phúc khảo tại website tuyển sinh 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Cùng chuyên mục

Sinh viên ‘trái ngành’ múa cổ trang, nhảy hiện đại ‘hút mắt’ nghìn người

Dù không học chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật, sinh viên nhiều trường ĐH vẫn 'xông pha' cống hiến, đem đến nhiều tiết mục công phu trong ngày hội Tư vấn mùa thi lần thứ 27 của Báo Thanh Niên. ...

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2: Nỗ lực từ các trường đại học

Nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên tại các trường đại học có vai trò quan trọng trong mục tiêu “đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”, như nội dung trong Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra. PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô đã chia sẻ về những giải pháp nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên, đáp ứng nhu...

Nữ sinh mang dòng họ danh giá nhận học bổng 8 tỷ đồng, lập kỷ lục thời gian xin học bổng nhanh nhất

Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 2 tuần đã có 6 giáo sư từ 6 trường đại học top đầu đồng ý, Tôn Nữ Triệu Mẫn là người xin được học bổng nhanh nhất từ trước tới nay tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM). ...

Bất ngờ với đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên mầm non

Đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên mầm non trưng bày tại Ngày hội giáo dục STEAM (do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận, TP.HCM tổ chức) khiến nhiều người bất ngờ. Ngày hội giáo dục STEAM ở quận...

Không học thêm, học sinh có ‘sợ’ thi tốt nghiệp THPT?

'Ngày nào em cũng học từ sáng tới tối, một ngày ngủ có mấy tiếng, áp lực lắm. Có đi học thêm em còn áp lực, nếu không học thêm thì không biết như nào', Lam Phương, học sinh lớp 12, năm nay...

Mới nhất

4 thực phẩm là khắc tinh của bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường cần biết rõ tình trạng sức khỏe và áp dụng chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm hợp lý, tránh tăng đường huyết đột ngột. ...

Nhật Bản lo ngại lỗ hổng trong bảo vệ dữ liệu cá nhân trước sự xuất hiện của DeepSeek

Các chuyên gia Nhật Bản lo ngại, các dữ liệu do mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek thu thập có thể được sử dụng sai mục đích.

Tường minh nhiều vấn đề liên quan tuyến đường sắt 8,3 tỷ USD

Thảo luận tại nghị trường, các đại biểu đều thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là cần thiết, đúng đắn, hợp lòng dân. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh sau đó đã giải trình, làm rõ thêm các vấn đề đại biểu nêu. ...

Phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa có Công văn gửi tới các Sở VHTT&DL, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch.   Thời gian qua, tình trạng lừa đảo, chiếm...

cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Kinhtedothi - Chiều 15/2, tham gia thảo luận tại hội trường về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh các đại biểu Quốc hội cho rằng cần áp dụng ngay chứ không nên thí điểm. Đề...

Mới nhất