Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrả lại môi trường giáo dục lành mạnh

Trả lại môi trường giáo dục lành mạnh

Lâu nay, tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra tràn lan và ngày càng tiêu cực, khó kiểm soát. Môi trường học đường bị tác động méo mó, làm ảnh hưởng bản chất nhân văn cao cả của giáo dục. Thông tư 29/2024 của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) siết dạy thêm, học thêm như một luồng gió mới, với kỳ vọng lấy lại môi trường học tập lành mạnh.

Điểm mới, tích cực của Thông tư 29 là dạy thêm, học thêm sẽ không còn tràn lan. Đối tượng được phép học thêm được thu hẹp và chỉ còn 3 nhóm là: Phụ đạo cho học sinh không đạt chuẩn của chương trình chính khóa; bồi dưỡng học sinh giỏi; những học sinh tự nguyện tham gia ôn tập thi cuối cấp; dạy thêm, học thêm sẽ hạn chế tiêu cực: Tổ chức dạy thêm, học thêm nhưng không thu tiền người học là quy định quan trọng, khiến quan hệ thầy trò sẽ trở lại trong sáng hơn, thân thiện hơn. Đồng tiền là điều kiện dễ làm thay đổi nhà trường thành “thương trường”, khi ấy quan hệ giáo viên và học sinh trở thành “người mua kẻ bán”. Kéo theo, xã hội sẽ nhìn vào nhà trường với góc khác, góc của những tiêu cực, mặt trái trong dạy thêm, học thêm.

Những giáo viên dạy giỏi và tài năng được phụ huynh, học sinh mến mộ vẫn được phép dạy thêm ở các cơ sở dạy thêm, học thêm, nơi có nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”. Dạy học chính khóa được tổ chức, cống hiến ngay tại trường, dạy thêm là dạy học ngoài chính khóa sẽ được người dạy hành nghề, nhằm tăng thu nhập cho bản thân, tại các cơ sở dạy thêm, học thêm. Rõ ràng Thông tư 29 không cấm dạy thêm, học thêm, chỉ cấm hoạt động dạy thêm không đúng quy định. Nghĩa là Thông tư 29 vẫn tạo điều kiện cho người dạy, người học và trong đó đã quy định rõ ràng hơn, công bằng hơn cho mỗi giáo viên, mỗi học sinh và cho tất cả các nhà trường khi triển khai dạy thêm, học thêm.

Dẫu thế, vẫn còn những băn khoăn khi thực hiện Thông tư 29. Đây là một quy định mang tính pháp quy “thay cũ đổi mới”, tất sẽ nhiều người chưa quen, nên người không đồng tình và có cả người phản đối, đó là việc bình thường. Chúng ta cần bình tĩnh, lắng nghe và điều chỉnh kịp thời để Thông tư sớm hòa nhập và thân thiện trong đời sống thường nhật học đường.

Có thể nói, những năm gần đây sức “nóng” của dạy thêm, học thêm gây bất bình trong dư luận. Dạy thêm, học thêm là nguyện vọng chính đáng của người dạy và người học, nhưng dạy thêm, học thêm là phải hỗ trợ cho dạy học chính khóa, tức là nâng chất lượng cho dạy học phát triển năng lực học sinh, mà không phải theo kiểu cũ là tăng cường kiến thức sách vở cho người học. Đạo đức nhà giáo không cho phép người thày ép học sinh đi học thêm, bằng nhiều cách tế nhị, nhằm tăng nguồn thu cho bản thân. Dẫn đến có giáo viên thu nhập dạy thêm hàng tháng cao hơn lương của nhà nước chi trả. Cá biệt có trường học dạy thêm, học thêm đồng loạt, Ban giám hiệu nhà trường đứng ra tổ chức quy củ, không khác dạy học theo chương trình chính khóa. Sự biến tướng và dựa vào sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh để hợp lý hóa thu tiền người học, phí thu về hàng năm chắc chắn không nhỏ.

Yêu cầu đặt ra lúc này là thực hiện Thông tư 29 cần đồng bộ, tránh làm khó cho các cơ sở giáo dục. Trước hết cần giải thích kỹ lưỡng, rõ ràng trong cộng đồng trường học, trong học sinh và cha mẹ các em: Giáo viên và học sinh có quyền được đăng ký dạy và học tại cơ sở ngoài nhà trường. Nội dung dạy thêm, học thêm đã được cơ quan giáo dục có thẩm quyền phê duyệt.

Nhiều chuyên gia cùng có chung ý kiến rằng, cần thay đổi hệ thống thi cử, xác định lại mục đích thi học sinh giỏi và chuyển đổi hệ thống trường chuyên sẽ làm hạn chế dạy thêm, học thêm và dần dẫn đến dạy thêm, học thêm sẽ tự mất đi. Các nước có nền giáo dục phát triển xác định dạy thêm, học thêm không nhằm tăng cường kiến thức học thuật chuyên sâu, nếu có dạy thêm chỉ là phụ đạo không thu tiền cho học sinh chưa đạt yêu cần tối thiểu của chương trình chính khóa.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tra-lai-moi-truong-giao-duc-lanh-manh-10299890.html

Cùng chủ đề

Hướng tới nền giáo dục không dạy thêm

TP - Việc siết dạy thêm, học thêm có đưa giáo dục về đúng giá trị thật, giữ gìn sự tôn nghiêm của nhà giáo? Các chuyên gia cho rằng cần có chính sách đồng bộ, tránh tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” như thời gian qua. TP - Việc siết dạy thêm, học thêm có đưa giáo dục về đúng giá trị thật, giữ gìn sự tôn nghiêm của nhà giáo? Các chuyên gia...

Giáo viên muốn dạy thêm phải đáp ứng những điều kiện gì?

Thông tÆ° 29/2024 có hiệu lá»±c từ ngày 14/2 siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm của giáo viên trong và ngoài nhà trường. Dạy thêm, học thêm không phải là vấn đề xa lạ với phụ huynh và học sinh, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều tiêu cực khiến dư luận bức xúc. Việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 29/2024 thay thế Thông tư 17/2012 được kỳ vọng sẽ giúp hoạt động dạy...

Không ‘bỏ lửng’ ôn thi vì quy định mới về dạy thêm

Hôm nay 14.2, Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Điều lo lắng nhất của các nhà trường và phụ huynh, học sinh là việc ôn tập, ôn thi cho học sinh cuối cấp đang thực hiện...

Đang hoàn thiện quy định về dạy thêm, học thêm

Sở GD-ĐT Cà Mau đang trong quá trình thẩm định và hoàn thiện dự thảo quy định mới về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. ...

Thông tư 29 có hiệu lực, phụ huynh ‘cuống cuồng’ lo đón con sớm?

TPO - Thông tư 29 có hiệu lực kể từ hôm nay (14/2), trong đó có nhiều điểm mới tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục và phụ huynh, học sinh. Buộc phải cắt giảm các giờ học tăng cường, học sinh tiểu học có thể sẽ phải tan học từ 15 giờ 30 phút. Nếu không tham gia câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, phụ huynh sẽ phải bố trí công việc để có thời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Ngày 15/2, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. ...

Người cán bộ nhiệt huyết với công tác công đoàn

Công ty TNHH đồ chơi Chee Wah Việt Nam có hàng nghìn lao động. Tham gia hoạt động công đoàn trong một doanh nghiệp lớn đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, công sức. Mặc dù vậy, với sự năng động, giàu nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Hà Thị Ngân đã làm tròn hai vai, vừa là Bí thư Chi bộ, vừa là Phó Chủ tịch Công đoàn công ty. ...

Quốc hội bàn giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên

Phiên thảo luận tại tổ về kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, việc đạt mức tăng trưởng 8% sẽ kéo theo tăng trưởng ở nhiều chỉ số, từ thu nhập bình quân đầu người đến năng suất lao động. ...

Bản tin Mặt trận sáng 15/2

Bản tin Mặt trận sáng 15/2 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc; Hải Phòng: Phản biện xã hội về quản lý, vận hành, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ; Người cán bộ có nhiều sáng kiến trong công việc; TP Hồ Chí Minh: Họp mặt đồng bào tiêu biểu các dân...

Thủ tướng phê bình 15 bộ ngành và 30 địa phương chậm gửi báo cáo các dự án tồn đọng, kéo dài

Theo các chuyên gia, cần thanh tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể để xảy ra tình trạng chậm chễ trong báo cáo các dự án tồn đọng kéo dài. Đồng thời cần xây dựng phương án giải quyết các dự án tồn đọng một cách triệt để. ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cần Thơ: Điểm trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Thực hành Sư phạm cao nhất

Trong vòng 7 ngày sau khi công kết quả, thí sinh trúng tuyển đến các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học để làm thủ tục nhập học. Trường hợp thí sinh nếu có nhu cầu chấm phúc khảo, có thể tải mẫu đơn phúc khảo tại website tuyển sinh 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần...

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Cùng chuyên mục

Cấp phép cho trung tâm dạy thêm: Liệu có phát sinh giấy phép con?

Cần làm gì để tránh tình trạng cấp phép ồ ạt mà không kiểm soát chất lượng trung tâm dạy thêm, và chuyện phát sinh giấy phép con? Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào...

ĐH Kinh tế TPHCM tăng chỉ tiêu, giảm phương thức xét tuyển năm 2025

TPO - Năm 2025, Đại học Kinh tế TPHCM dự kiến tuyển sinh 7.980 chỉ tiêu, tăng 80 chỉ tiêu so với 2024 bằng 5 phương thức xét tuyển. TPO - Năm 2025, Đại học Kinh tế TPHCM dự kiến tuyển sinh 7.980 chỉ tiêu, tăng 80 chỉ tiêu so với 2024 bằng 5 phương thức xét tuyển. Chiều tối 14/2, Đại học Kinh tế TPHCM công bố thông tin tuyển sinh đại học năm 2025. Theo đó,...

Học viện Ngân hàng dự kiến giảm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Học viện Ngân hàng dự kiến năm 2025 chỉ dành 45% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, giảm 5% so với năm ngoái. Năm 2025, Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển sinh hơn 3.600 chỉ tiêu dựa trên 5 phương thức xét tuyển, gồm: Xét tuyển thẳng, Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (20%), Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (15%), Xét tuyển dựa trên kết quả các...

Dạy thêm, học thêm ở Mỹ ra sao?

Khác với hình thức học thêm thường gắn liền với áp lực thi cử ở Việt Nam, tại Mỹ, các chương trình học bổ sung mang tính tự nguyện, tập trung vào việc mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng và hỗ trợ học sinh có nhu cầu đặc biệt. ...

Đăng ký thi đánh giá năng lực chuyên biệt 2025 Trường đại học Sư phạm TP.HCM từ 24-2

Năm 2025, Trường đại học Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực chuyên biệt tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác. Trường đại đại học Sư phạm TP.HCM...

Mới nhất

Zalo thu phí người dùng tạo tài khoản mới

Nhiều người dùng cho biết họ phải trả tiền mới được tạo tài khoản Zalo mới, dù ứng dụng này vẫn tuyên bố là ‘ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí trên di động và máy tính’. ...

Cổ phiếu xe đạp Thống Nhất tăng trần liên tục, hơn 219%

Cổ phiếu TNV của Công ty cổ phần Thống Nhất Hà Nội, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xe đạp Thống Nhất, tăng trần 7 phiên liên tiếp, lên 28.400 đồng/cổ phiếu chốt phiên ngày 14-2. ...

Đề xuất miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Ngày 15/2, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. ...

ĐH Kinh tế TPHCM tăng chỉ tiêu, giảm phương thức xét tuyển năm 2025

TPO - Năm 2025, Đại học Kinh tế TPHCM dự kiến tuyển sinh 7.980 chỉ tiêu, tăng 80 chỉ tiêu so với 2024 bằng 5 phương thức xét tuyển. TPO - Năm 2025, Đại học Kinh tế TPHCM dự kiến tuyển sinh 7.980 chỉ tiêu, tăng 80 chỉ tiêu so với 2024 bằng 5 phương thức xét tuyển. ...

Bắc Kinh sẵn sàng “chơi” đến cùng với Mỹ; coi châu Âu là đối tác không phải đối thủ

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh, thế giới không thể chịu đựng một cuộc xung đột giữa Washington và Bắc Kinh, cách tiếp cận đúng đắn là "tôn trọng lẫn nhau". Ông cho rằng, mọi nỗ lực lật đổ hệ thống chính trị của Trung Quốc đều là "không thực tế".

Mới nhất